Xét Nghiệm CRP | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2

  • Bản đồ bệnh viện
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM - Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724. CSKH:19001215
  • Trang chủ
  • |
  • Giới thiệu
    • Logo và ý nghĩa của logo bệnh viện
    • Lịch sử bệnh viện
  • |
  • Dịch Vụ Khám Bệnh
    • Phòng khám Theo yêu cầu chất lượng cao
  • |
  • Tin Tức - Sự Kiện
    • Tin Chuyên Môn
    • Tình hình BN nhập viện nội trú
    • Công tác xã hội
    • Hoạt Động Phong Trào
    • Bản Tin Công Đoàn
    • Đoàn Thanh Niên
    • Đảng Ủy Bệnh Viện
    • Điều Dưỡng
    • Hội nghị hội thảo
    • Quản lý chất lượng
    • Hội Ngoại nhi
    • CLB Quản lý trẻ BV Nhi Đồng 2
    • Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật
    • Bảo hiểm y tế
  • |
  • Chỉ Đạo Tuyến
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp lý
    • Đề Án 1816
    • Công tác tuyến
    • Lớp nội bộ
    • Lớp đào tạo mở rộng
    • Đào tạo thực hành 18 tháng
    • Nghiên cứu khoa học
    • Sách, phác đồ, tài liệu tham khảo
  • |
  • Văn Bản
    • Tuyển dụng
    • Luật
    • Thông Báo
    • Thông tư
    • Quyết Định
    • Nghị định
    • Công Văn
    • Kế hoạch
    • Cải cách hành chính
  • |
  • Giáo Dục Sức Khỏe
    • An toàn cho trẻ
    • Hướng dẫn chăm sóc gia đình
    • Dinh dưỡng
    • Tiêu hóa
    • Hô hấp
    • Thần Kinh
    • TMH - Mắt - RHM
    • Ngoại Khoa
    • Sơ Sinh
    • Thận Máu - Nội Tiết
    • Tim Mạch
    • Tâm Lý
    • Bệnh Truyền Nhiễm
    • Da Liễu
  • |
  • Giải Đáp Thắc mắc
    • Dinh Dưỡng
    • Tiêu hóa
    • Hô hấp
    • Thần Kinh
    • TMH-Mắt - RHM
    • Ngoại khoa
    • Sơ sinh
    • Thận Máu - Nội Tiết
    • Tim Mạch
    • Bệnh Truyền Nhiễm
    • Tâm Lý
    • Tư Vấn Chích Ngừa
    • Da Liễu
  • |
  • Tài Liệu
    • Phác đồ điều trị
    • Y học chứng cứ
    • Thông tin nhanh
    • NCKH Bác Sĩ
    • NCKH Điều Dưỡng
    • Chuyên đề SHKHKT Ngoại Khoa
    • Chuyên đề SHKHKT Nội Khoa
    • Chuyên đề SHKHKT Điều Dưỡng
    • Tuyên truyền
  • |
  • Thời Sự Y Dược
    • Cảnh Báo Thuốc
    • Thời Sự Y Dược
  • |
  • Bảng giá viện phí
    • Thông tư 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023
    • Thông tư 21/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023
    • Bảng giá DVKT phòng khám Y học cổ truyền
    • Bảng giá Vaccine dịch vụ
    • Bảng giá khám bệnh
    • Bảng giá viện phí
    • Bảng giá dịch vụ yêu cầu
    • Bảng giá thuốc
    • Bảng giá vật tư
    • Bảng giá giường bệnh
    • Bảng giá các loại tại phòng khám ngoài giờ
    • Bảng giá thu các loại tại PK TYC Chất lượng cao
    • Bảng giá phẫu thuật trong ngày năm 2021 (áp dụng từ ngày 10/05/2021)
Bấm vào hình để xem kích thước thật Giải Đáp Thắc mắc -> Ngoại khoa

Xét nghiệm CRP

Ngày đăng: 12/04/2009

Lượt xem: 183360

Câu hỏi:

 

Trả lời:

Xét nghiệm hs CRP có thể hữu ích trong việc đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim, hoặc các bệnh liên quan đến viêm.

-        Hiện nay chưa có sự thống nhất nào về việc khi nào cần kiểm tra; hs-CRP thường được thực hiện kết hợp với các xét nghiệm khác với mục đích tiên lượng nguy cơ bệnh tim, chẳng hạn nhóm mỡ (cholesterol, triglycerides, HDL-c, LDL-c) . * Yêu cầu của mẫu thử -        Không cần có sự chuẩn bị nào cần thiết cả, tuy nhiên, có thể bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong vòng 9-12 giờ trước khi lấy mẫu máu nếu người ta thực hiện nhóm lipid (gồm triglycerides). Thêm vào đó, bạn cần khỏe mạnh và không có bệnh tật, bệnh lây nhiễm, viêm tấy hay chấn thương gần thời điểm lấy mẫu máu. -        Máu tĩnh mạch.
  • CRP (C-reactive protein) được tạo ra bởi gan và được tiết vào máu. CRP tăng cùng với chứng viêm, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim (MI, đau tim), phẫu thuật, chấn thương. Như vậy, CRP là một trong số ít những protein được mệnh danh là chất phản ứng giai đoạn cấp tính, được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong viêm có liên hệ với các bệnh lây nhiễm và bệnh tự miễn.
  Nó có thể được đo lường bằng hai phương pháp xét nghiệm khác nhau: xn CRP và xn CRP độ nhạy cao (hs-CRP), mỗi cách đo cho những mức CRP trong máu khác nhau. -        Cách xét nghiệm CRP thông thường đo được ở phạm vi rộng tuy nhiên nó lại kém nhạy hơn ở phạm vi thấp. Xét nghiệm hs-CRP có thể phát hiện protein ở nồng độ thấp hơn (do nhạy hơn), điều này giúp nó hữu hiệu hơn phương pháp xét nghiệm CRP thông thường trong việc chuẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở một người khỏe mạnh. -        Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đo CRP bằng các phương pháp cải tiến có khả năng phân tích với độ nhạy cao có thể giúp ta nhận biết mức độ nguy cơ với những bệnh tim mạch ở những người có biểu hiện bên ngoài khỏe mạnh. Đối với những cá thể có nguy cơ cao, phương pháp xét nghiệm với độ nhạy cao hơn này cho phép đo nồng độ CRP thấp, mặc dù có thể trong phạm vi bình thường nhưng lại luôn ở mức cao nhất trong khoảng ấy. Mức độ CRP bình thường nhưng tương đối cao ở những người khỏe mạnh được phát hiện để tiên báo về nguy cơ tương lai của bệnh đau tim, đột quỵ, đột tử, bệnh ngoại vi động mạch, ngay cả khi lượng cholesterol vẫn ở trong mức độ chấp nhận được. -         Người ta tin rằng viêm đóng vai trò chính trong chứng xơ vữa động mạch (hiện tượng thu hẹp mạch máu gây nên bởi những khối cholesterol và các loại mỡ khác), thường liên quan tới những bệnh tim mạch (CVD). Khi nào thì được yêu cầu thực hiện? -        hs-CRP thường được yêu cầu thực hiện như một trong một số những xét nghiệm trong nhóm nguy cơ bệnh tim mạch, thường được thực hiện cùng với những xét nghiệm cholesterol và triglycerides. (Một số chuyên gia nói rằng cách tốt nhất để dự đoán nguy cơ là kết hợp một điểm dấu hiệu viêm, như hs-CRP, cùng với nhóm lipid.) -        hs-CRP là xét nghiệm mà người ta sử dụng để xác định mức độ rủi ro tiềm tàng cho các bệnh tim mạch, đau tim, và đột quỵ. Hiện nay người ta cho là hs-CRP có thể đóng một vai trò trong quá trình đánh giá trước khi người ta gặp phải một trong những vấn đề sức khỏe trên. Ngày càng nhiều thử nghiệm lâm sàng có liên quan đến đo lường mức độ hs-CRP đang được tiến hành trong nỗ lực hiểu rõ hơn về vai trò của nó trong các vấn đề tim mạch và có giúp đưa tới phương hướng sử dụng nó trong việc sàng lọc và lựa chọn phương pháp chữa trị. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì? -        Những người có chỉ số hs-CRP cao hơn có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, và những người có giá trị thấp hơn có nguy cơ ít hơn. Cụ thể, những cá nhân có kết quả hs-CRP cao ở cuối của các trị số bình thường cho phép có nguy cơ bị đau tim gấp 1.5 đến 4 lần so với những người có chỉ số hs-CRP ở mức thấp nhất trong giới hạn cho phép. Tổ chức tim mạch Mỹ và trung tâm phòng ngừa kiểm soát - bệnh tật Hoa Kỳ đã đưa ra những nhóm có nguy cơ như sau: • rủi ro thấp: ít hơn 1,0 mg / L • rủi ro trung bình: 1,0 đến 3,0 mg / L • rủi ro cao: trên 3,0 mg / L -        Những giá trị này chỉ là một phần trong toàn bộ quá trình đánh giá cho các bệnh tim mạch. Các nhân tố khác gây ra nguy cơ được xét tới là các chỉ số cao của cholesterol, LDL-C, triglycerides, và glucose. Ngoài ra, hút thuốc lá, bệnh cao huyết áp ( tăng xông ), và tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ. Những điều khác nên biết? -        Uống thuốc kháng viêm không phải steroid (như: aspirin, ibuprofen, và naproxen) hoặc statins có thể làm giảm mức độ CRP trong máu. Cả hai loại thuốc kháng viêm và statins có thể giúp làm giảm viêm, do đó làm giảm CRP. -        Xét nghiệm hs-CRP có thể được sử dụng để xác định dấu hiệu của viêm, điều quan trọng là bất cứ ai khi làm xét nghiệm này đều phải trong tình trạng sức khỏe tốt nhằm mọi kết quả xét nghiệm đều có thể dự đoán nguy cơ bệnh động mạch vành hay đau tim. Bất kỳ bệnh tật nào gần đó, chấn thương, lây nhiễm hay viêm nói chung sẽ làm tăng cao lượng CRP và cho một kết quả sai vì làm nâng mức nguy cơ. -        Những phụ nữ đang trong liệu pháp hormone có chỉ số hs-CRP cao, việc chú ý đến các điều này giúp chính xác trong việc chẩn đoán bệnh tim mạch -        Vì các xét nghiệm hs-CRP và CRP đo cùng một loại phân tử, những người bị viêm mãn như những người bị viêm khớp, không nên xét nghiệm hs-CRP. Chỉ số CRP của họ sẽ rất cao nguyên căn do viêm khớp thường quá cao để có thể đo được hay quá ngưỡng với phương pháp xét nghiệm hs-CRP. Tài liệu tham khảo www.labtestonline

Trả lời bởi: Khoa Sinh Hoá

[Trở về]

Các tin khác

Chân vòng kiềng thường dùng để chỉ tình trạng bệnh lý khi bé đã lớn trên 3 tuổi 16/05/2016

Gãy xương lồi cầu ngòa 14/05/2016

Phẫu thuật lõm ngực 12/05/2016

Nhọt tụ mủ vùng da đầu 11/05/2016

Rốn lồi và khối phồng ở bẹn ở trẻ 2 tháng 09/05/2015

Trẻ khi đi tiêu rặn người, khóc thét, phân có mùi tanh 08/05/2015

Bé 5 tháng tia tiểu nhỏ hơn lúc trước 07/05/2015

Vết trầy xước nổi bóng nước và lan rộng ở bé 20 tháng tuổi 06/05/2015

Bé 4,5 tuổi nói không rõ và không sờ thấy tinh hoàn 1 bên 05/05/2015

Tinh hoàn ẩn 2 bên ở trẻ 8 tháng 04/05/2015

Từ khóa tìm nhiều nhất trong tháng

tuyển dụng, Thoát vị bẹn, Hoá đơn, Da liễu, Táo bón, Nguyễn Thanh Sang, Lịch khám bệnh, khám tổng quát, Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng, Khám dinh dưỡng Xem nhiều nhất

Nổi hạch vùng gáy và sau tai có nguy hiểm? 28/08/2011

Bé nổi hạch ở sau cổ 19/05/2011

Xét nghiệm CRP 12/04/2009

Bệnh dái nước 20/09/2013

hạch nách trái ở bé 7 tháng tuổi 17/12/2013

u hạt rốn cần điều trị bao lâu? 23/07/2014

Hạt trắng nổi ở vú? 21/05/2012

Điều trị chân vòng kiềng 31/01/2013

Đầu của bé hay nghiêng về một bên . 26/06/2010

Dây dính thắng lưỡi 18/02/2014

Nổi hạch vùng gáy và sau tai có nguy hiểm?

Xin chào bác sĩ!      Tôi có con gái 15 tháng tuổi,khoảng 5 tháng khi tôi sờ sau gáy thấy co nổi lên hai cục nhỏ gần bằng hạt đậu phộng.một bên to một bên nhỏ hơn,gần đây lại thấy xuất hiện thêm một cục nhỏ gần tai nữa.tôi hoang mang không biết làm sao,bé vẫn ăn uống và chơi đuà bình thường.Bé nhẹ cân vì 15 tháng nhưng chỉ mới được 8.6kg thôi.mỗi ngày bé uống 300-400 sữa,ba chén cháo...

Bé nổi hạch ở sau cổ

       Thưa bác sỹ !Con trai em 19 tháng 11kg, 81cm, bé ăn uống tốt và rất ít ốm vặt nhưng có 1 vấn đề làm vợ chồng em rất lo lắng xin bác sỹ tư vấn dùm. Lúc bé được 8,9  tháng bé bị nổi hạch ở sau cổ, cục hạch nhỏ bằng đầu ngón tay , không đau, không đỏ nên em cũng không quan tâm lắm. Nhưng gần đây bé lại bị nổi...

Xét nghiệm CRP

 

Bệnh dái nước

Kính gửi các bác sĩ, tôi có đứa con bị dái nước và đã 2 tuổi. Vậy có ảnh hưởng đến về việc sức khỏe sinh sản không và nên làm gì? Cám ơn bác sĩ

hạch nách trái ở bé 7 tháng tuổi

Các bác sĩ cho tôi hỏi. Con tôi lúc 3 tháng tuổi thì phát hiện dưới nách trái có 1 hạch to như đầu ngón tay cái, đi khám thì BS nói hạch do tiêm ngừa lao, đợi khi nào hạch to lên và mềm nhũn thì mới xử trí được.Giờ con tôi đã 7 tháng nhưng hạch vẫn còn đó khi to lên khi nhỏ lại có màu đỏ, không mềm, cũng không quá cứng, Như vậy bé có...

u hạt rốn cần điều trị bao lâu?

Thưa bác sĩ, Bé nhà em được hơn 2 tháng tuổi, đi khám được chuẩn đoán là u cuống rốn cần bắn Nitrat bạc..Cho em hỏi thủ tục thăm khám và cách thức điều trị u cuống rốn này như thế nào. Bé phải điều trị trong bao lâu. Em xin cám ơn.

Hạt trắng nổi ở vú?

Thưa bác sĩ, Con em được 1,5 tháng, mấy hôm nay bé bị nổi 1 nốt trắng đục ở đầu vú, không sưng không đỏ. Như vậy cháu có sao không, mong bác sĩ tư vấn giúp vì là con đầu lòng em rất lo.

Điều trị chân vòng kiềng

Chào bác sĩ, con trai em sinh ngày 23/06/2011, em nhìn thấy chân bé hơi bị cong, đặc biệt chân bên phải cong nhiều hơn chân bên trái. Xin cho em hỏi, mình có thể nắn chân bé cho thẳng đều lại được không? Nơi nào có thể điều trị được cho bé. Rất mong bác sĩ giúp, xin cám ơn.

Đầu của bé hay nghiêng về một bên .

Bs lam on cho toi hoi .Toi co 1 be gai hon 4 thang tuoi ko hieu sao dau cua be cu nghieng ve 1 ben .Lieu khi lon len be con bi nhu the nua ko ?  

Dây dính thắng lưỡi

Thưa bác sĩ, Con tôi hiện nay được 3,5 tháng tuổi, lúc mới sinh bác sĩ có nói bé bị dính thắng lưỡi. Từ đó đến nay, tôi có theo dõi thì thấy bé vẫn bú được bình thường nhưng lưỡi của bé không thể đưa ra ngoài môi được. Tôi lo ngại vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến phát âm khi bé tập nói. Rất mong bác sĩ tư vấn tôi nên đưa bé đến khám ở chuyên...

Lịch Khám Bệnh & Tái khám

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Họ tên

Email

Điện thoại

Mã bảo vệ

Nhập Mã bảo vệ

Gửi góp ý

Nội dung

Trang báo điện tử này thuộc bản quyền của BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 ©2007

Ghi rõ nguồn www.benhviennhi.org.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ

Từ khóa » định Lượng Crp Hs Máu Là Gì