Xét Nghiệm đái Tháo đường ở Phụ Nữ Mang Thai

Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là xét nghiệm như thế nào? Bài viết này tổng hợp kiến thức có thể giải đáp băn khoăn, lo lắng về các vấn đề liên quan đến xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ như chi phí, phương pháp xét nghiệm, lưu ý khi xét nghiệm, tiêu chuẩn chẩn đoán,…cho những người đã xét nghiệm, những người được yêu cầu cần xét nghiệm, những người lo lắng rằng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Danh mục nội dung

  • Nội dung xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
    • 1. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ
    • 2. Hai xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi khám thai
    • 3. Trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ 
    • 4. Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là kiểm tra những gì?
    • Thời điểm nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
    • Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
    • Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành tái xét nghiệm
    • Phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
    • Trường hợp thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần nhập viện
    • Lưu ý về việc ăn uống trước khi xét nghiệm
    • Điều trị khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
    • Nguy cơ thai chết lưu và sinh khó cũng có thể tăng cao.
  • Tự kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ

Nội dung xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Vì bệnh tiểu đường thai kỳ không phải là một căn bệnh có thể nhìn và phát hiện bằng mắt nên cũng giống như khi bệnh cảm cúm, bị thương, đây là bệnh mà thai phụ rất ít khi phải đến bệnh viện điều trị. Vì vậy, rất nhiều phụ nữ mang thai đang lo lắng khi bản thân không nhận thức mình đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ chưa và nếu bị bệnh mà không biết thì phải làm sao.

Tuy nhiên, trong những lần khám thai chăm sóc cần thiết cho đến lúc sinh, thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm để phát hiện khả năng mắc bệnh càng sớm càng tốt.

Trong những lần khám sức khỏe thai kỳ, buổi khám thường kết thúc với câu chuyện về sự thay đổi có thể thấy ở cơ thể người mẹ và hình dáng em bé cũng như câu nói “Ồ, tôi đã lỡ không nghe!”

xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Bài viết này sẽ đi sâu khai thác về những loại xét nghiệm đái tháo đường khi mang thai, nội dung xét nghiệm và kết quả sau khi xét nghiệm.

==>> Xem ngay Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ  chi tiết, đầy đủ.

1. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được điều trị sớm, người mẹ có thể sinh con an toàn, tuy nhiên, do các triệu chứng sau đây của bệnh tiểu đường thai kỳ tương tự như các triệu chứng của người phụ nữ giai đoạn đầu thai kỳ, nên thai phụ cần đặc biệt chú ý bởi bệnh tiểu đường thai kỳ có những đặc trưng khó nhận thấy.

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy khô miệng, khát nước
  • Cân nặng tăng bất thường
  • Trở nên dễ mệt mỏi

Khi sản phụ có điều gì băn khoăn hoặc lo lắng, điều quan trọng trước tiên là phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc y tá trong những lần khám thai. Việc có các bác sĩ và y tá lắng nghe băn khoăn lo lắng, quan sát theo dõi, và sau đó tiến hành kiểm tra để loại bỏ sự lo lắng cũng là một trong những cách quản lý sức khỏe hiệu quả khi mang thai.

2. Hai xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi khám thai

Để phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ ở nhiều phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên hai xét nghiệm dưới đây trong khi khám thai.

– Xét nghiệm nước tiểu / đo huyết áp

Trước hết, tiến hành đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem liệu có nghi ngờ về bệnh tiểu đường thai kỳ trong khi khám thai. Kiểm tra xem huyết áp có tăng không hoặc xét nghiệm trong nước tiểu có mỡ và đường không.

Nếu đường được phát hiện trong xét nghiệm nước tiểu này, đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ, và nếu có mỡ xuất hiện trong nước tiểu, đó là dấu hiệu hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Ngoài ra, tình trạng bệnh có thể được phát hiện qua 1 lần xét nghiệm, và trong sổ tay mẹ và con thường được chia thành các mục với -, ±, + .

Mặc dù ± có dấu dương, nhưng nó là một dấu hiệu dương tính dự đoán tích cực rằng không bị bệnh và không cần thông báo cho thai phụ trong giai đoạn này.

xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai 3
Xét nghiệm thứ nhất : xét nghiệm nước tiểu

– Xét nghiệm máu

Trong kiểm tra sức khỏe mang thai, về cơ bản thai phụ được tiến hành xét nghiệm máu lần lượt ở mỗi giai đoạn đầu, giữa và cuối của thai kỳ giúp giảm nguy cơ bệnh tiềm ẩn.

Trong xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai này, sẽ kiểm tra các mục sau:

Mục đích xét nghiệm máu: 

  • Nhóm máu
  • Kháng thể ngẫu nhiên
  • Lượng máu
  • Đường trong máu
  • Kháng thể virus Rubella
  • Kháng thể HTLV-1
  • Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B

Nếu xét nghiệm máu phát hiện có bất thường về lượng đường trong máu, khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao.

xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai 4
Xét nghiệm thứ 2 là xét nghiệm máu

3. Trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ 

Mặc dù mang thai có thể gây ra những thay đổi tình trạng thể chất khác nhau do tăng cân và ảnh hưởng của hormone, nếu các triệu chứng như tê chân, sưng, chuột rút, chóng mặt và khó thở thường xuyên xuất hiện có thể dẫn đến biến chứng của tiểu đường thai kỳ nên hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ.

==>> Đừng bỏ qua chi tiết tổng hợp Triệu chứng bệnh tiểu đường

4. Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là kiểm tra những gì?

Khi được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu khi khám thai, những xét nghiệm sau đây được tiến hành riêng biệt với việc khám thai.

– Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Là xét nghiệm đo lượng đường trong máu của thai phụ ở trạng thái bình thường mà không cần quyết định thời gian. Không có giới hạn về việc ăn uống trước khi xét nghiệm. Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ và kiểm soát lượng đường trong máu được thực hiện theo tiêu chuẩn.

– Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Là xét nghiệm đo lượng đường trong máu bằng cách lấy mẫu máu của thai phụ trong trạng thái đói đã nhịn ăn sáng vào ngày xét nghiệm. Lượng đường trong máu đo ở trạng thái thấp nhất và được sử dụng như một chỉ số xác định liệu kết quả chẩn đoán và điều trị có thu được hay không.

==>> Tham khảo ngay bài viết: Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu là BÌNH THƯỜNG

– Xét nghiệm dung nạp glucose

Xét nghiệm dung nạp glucose là một xét nghiệm để kiểm tra sự thay đổi sau khi hấp thụ glucose bằng miệng.Tiến hành lấy mẫu máu sau khi thai phụ uống nước trái cây có chứa đường để xét nghiệm. Để xác định có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không, có hai xét nghiệm như sau:

+ 50g GCT (50g Glucose challenge test)

Đo lượng đường trong máu sau khi hấp thụ 50g glucose bằng miệng. Nếu xét nghiệm này cho kết quả dương tính, tiến hành xét nghiệm tiếp theo.

+ 75g OGTT (Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống 75g )

Đo lượng đường trong máu sau khi hấp thụ 75g glucose bằng miệng. Nếu lượng đường trong máu ở mức cao tại 1 trong 3 lần đo khi bung đói, một giờ sau khi hấp thụ glucose, hai giờ sau thì bác sĩ sẽ kết luận thai phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Thời điểm nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm nước tiểu thường được tiến hành trong mỗi lần khám thai. Ngoài ra, xét nghiệm đường huyết sẽ được chỉ định tiến hành ở tất cả phụ nữ có thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ (thường khoảng trước sau 10 tuần khi nhận sổ tay mẹ và bé) và giữa thai kỳ (từ 24~28 tuần).

Xét nghiệm 50g GCT chủ yếu được thực hiện ở giữa thai kỳ, trong khi xét nghiệm 75g OGTT ngoài việc được thực hiện khi xét nghiệm 50 GCT cho kết quả dương tính, còn được thực hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ nếu thai phụ được chẩn đoán có cơ địa dễ bị tiểu đường thai kỳ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ

Vì trong sổ tay mẹ và bé đều có cột ghi kết quả của mỗi lần xét nghiệm nước tiểu đều “-, +, ±” nên thai phụ có thể dễ dàng tự mình kiểm tra sau mỗi lần xét nghiệm, tuy nhiên kết quả xét nghiệm máu và xét nghiệm dung nạp glucose phải xem như thế nào? Có lẽ sẽ có một số người không hiểu số liệu ghi kết quả các xét nghiệm này. Phần dưới đây sẽ giải thích về nội dung xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán.

– Xét nghiệm sàng lọc

Qua xét nghiệm sàng lọc, thai phụ sẽ được chẩn đoán là dương tính nếu xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên của phụ nữ giai đoạn đầu thai kỳ là trên 95 mg/dl và xét nghiệm 50g GCT ở giai đoạn giữa của thai kỳ cho kết quả lượng đường trong máu là trên 140 mg/dl.

Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để phân loại những thai phụ có thể bị tiểu đường thai kỳ và thai phụ không bị bệnh. Nếu thai phụ được chẩn đoán là dương tính bằng xét nghiệm này, tiến hành xét nghiệm tiếp theo.

– Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu thai phụ được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong xét nghiệm sàng lọc, tiến hành xét nghiệm 75g OGTT và nếu kết quả xét nghiệm tương ứng với trên 1 trong 3 mục: lượng đường trong máu trên 92 mg/dl khi nhịn ăn trước xét nghiệm, 180 mg/dl sau 1 giờ, trên 153 mg/dl sau 2 giờ, thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Trong xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, không có nhiều thai phụ có kết quả dương tính trong xét nghiệm trước khi chẩn đoán cuối cùng. Bởi vì cơ thể của các bà mẹ trong khi mang thai luôn ở trong tình trạng lượng đường trong máu rất dễ tăng do liên quan đến hormone, xét nghiệm có kết quả lượng đường trong máu cao do thành phần các bữa ăn hoặc trạng thái tinh thần của thai phụ.

Khi tiến hành tái xét nghiệm, điều quan trọng là không nên bi quan, phải tập suy nghĩ về những gì mình có thể làm cho bản thân.

Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành tái xét nghiệm

Khoảng thời gian bao lâu để tiến hành tái xét nghiệm khác nhau tùy vào từng bệnh viện sản, nhưng phần lớn là khoảng trước sau 1 tuần. Vì vậy, trong khoảng trước sau 1 tuần, thai phụ có thể làm gì để không gặp vấn đề khi tái xét nghiệm?

Điều đầu tiên là có lối sống không làm tăng lượng đường trong máu, nhưng để đạt được điều này, cách hiệu quả nhất là quản lý việc ăn uống. Không quá nhiều thai phụ chú ý suy nghĩ bản thân mình ăn gì và những đồ mình ăn có tác dụng như thế nào đối với cơ thể.

Cho đến khi tái xét nghiệm, tránh giảm lượng ăn uống quá mức, thai phụ hãy ăn theo thực đơn điều độ về lượng đường và muối.

Đường có nhiều trong thực phẩm chính như gạo, bánh mì, nhưng không nên tránh không ăn một cách cực đoan mà nên ăn vừa phải và quan trọng thai phụ cần hấp thụ nhiều món chính chứa chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai. Việc thai phụ ăn đồ mặn, đồ ngọt mà mình thường vô thức thèm ăn một cách điều độ sẽ là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, tập thể dục cũng có tác dụng hạ đường huyết, do đó những thai phụ nhận thấy mình ít tập thể dục nên tích cực vận động cơ thể.

** Stress có ảnh hưởng xấu đến kết quả xét nghiệm tiểu đường ở phụ nữ mang thai không?**

Trong cơ thể con người, vì trạng thái tinh thần và tình trạng cơ thể có liên quan chặt chẽ, không khó để cảm nhận đau đớn và stress, dây thần kinh giao cảm hoạt động để phản ứng với stress này và hormone làm tăng lượng đường trong máu được tiết ra. Do đó cần phải chú ý bởi vì stress có thể làm cho xét nghiệm có kết quả dương tính.

Điều này thật sự khá khó khăn, nhưng điều quan trọng là thai phụ nên cố gắng thư giãn để không căng thẳng quá mức trước khi xét nghiệm.

==>> Xem ngay bài viết tiểu đường và stress để hiểu rõ về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và stress

Phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Nếu thai phụ được chẩn đoán nghi ngờ mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm, nhưng trong kiểm tra sức khỏe mang thai, ngay cả khi sử dụng một phiếu trợ cấp, sẽ mất những chi phí gì. Có rất nhiều bà mẹ lo lắng về chi phí khi họ muốn chuẩn bị đầy đủ những bộ quần áo dễ thương và những vật dụng cần thiết cho những đứa trẻ được sinh ra.

Phần dưới đây sẽ giải đáp về chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đang trở thành nỗi lo lắng của thai phụ.

– Chi phí xét nghiệm nước tiểu

Tại Nhật, thai phụ thường sử dụng phiếu trợ cấp để đo cân nặng và siêu âm nên chỉ phải trả trong khoảng 1,000~2,000 yên; trường hợp thai phụ phải xét nghiệm đặc biệt, do một số bệnh viện tư nhân sẽ miễn phí cho thai phụ, vì vậy thai phụ lo lắng về vấn đề này nên hỏi bệnh viện nơi mình khám. Tại Việt Nam chi phí xét nghiệm nước tiểu dao động khoảng từ 30.000- 50.000.

– Chi phí xét nghiệm dung nạp glucose

Chi phí xét nghiệm dung nạp glucose tại Nhật thường là khoảng trên dưới 3,000 yên, trong khoảng 2,000 yên~5,000 yên. Trong trường hợp nghi ngờ mắc tiểu đường thai kỳ phải làm xét nghiệm dung nạp glucose, thai phụ có thể sử dụng bảo hiểm, chi phí sẽ rẻ hơn. Tại Việt Nam, chi phí xét nghiệm dung nạp glucose khoảng từ 120.000-150.000

Tuy nhiên, bởi vì các xét nghiệm sàng lọc là khám bệnh tự do nên chi phí khác nhau tùy thuộc vào bệnh viện và khu vực. Nếu liên lạc với bệnh viện sản, thai phụ sẽ được tư vấn, vì vậy tốt hơn nên liên lạc trước khi đi xét nghiệm.

Trường hợp thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần nhập viện

Xét nghiệm dung nạp glucose lần đầu tiên thường không cần phải được tiến hành trong bệnh viện, nhưng trường hợp có kết quả dương tính trong xét nghiệm 75g OGTT cũng là chẩn đoán xác nhận bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ phải được nhập viện theo dõi tiến hành xét nghiệm chi tiết lượng đường trong máu.

Để đo giá trị chính xác hơn, thai phụ sẽ theo chế độ ăn uống cho người tiểu đường được điều chỉnh do bệnh viện chuẩn bị và được tiến hành xét nghiệm. Tại Nhật, thông thường khi nhập viện từ 2 đến 3 ngày, thai phụ có thể sử dụng bảo hiểm. Trung bình, chi phí thai phụ phải trả phần lớn trong khoảng 50,000 yên.

Trường hợp thai phụ chuyển từ nhập viện để xét nghiệm sang nhập viện điều trị và số ngày nhập viện tăng lên, nếu thai phụ nộp đơn xin “Giấy chứng nhận hạn mức tín dụng”, thai phụ có thể giảm chi phí nhập viện ngay cả khi khoản tiền phải tự thanh toán cao. Khi nghe việc nhập viện, thai phụ có thể cảm thấy chán nản, nhưng hãy coi đó là cơ hội để chuẩn bị thể trạng thuận lợi cho việc sinh con, hãy suy nghĩ tích cực về điều hữu ích có thể áp dụng sau khi ra viện, chẳng hạn như bữa ăn của bệnh viện.

Lưu ý về việc ăn uống trước khi xét nghiệm

Trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu, việc ăn uống của thai phụ không được đề cập đến, nhưng vì kết quả xét nghiệm được phân chia giữa kết quả dương tính và âm tính dựa theo bữa tối trước ngày xét nghiệm, biện pháp an toàn là thai phụ nên tránh các loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, dinh dưỡng có xu hướng mất cân bằng do bệnh ốm nghén và sự thay đổi sở thích, vì vậy thai phụ nên tránh ăn đồ ngọt và đồ ăn nhanh.

Điều trị khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Nếu thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, họ có thể bị sốc, nhưng hãy thử phương pháp cải thiện được giới thiệu ở dưới đây để có thể chào đón một em bé được sinh ra an toàn.

– Chế độ ăn uống

Hãy thực hiện triệt để việc quản lý bữa ăn được hướng dẫn bởi bệnh viện. Về cơ bản, bệnh viện sẽ khuyến khích chia làm 5 đến 6 lần ăn trong một ngày đồng thời giảm lượng chất đường và đảm bảo lượng calo cần thiết cho cơ thể.

Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai 2
Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý

– Tập thể dục

Về liệu pháp tập thể dục khi mang thai, thai phụ được khuyến khích nên đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ khoảng 15 phút sau khi bữa ăn kết thúc 30 phút sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Thai phụ hãy cố gắng giữ mức đường huyết ổn định bằng việc trò chuyện với chồng hoặc bạn bè cùng đang mang thai.

– Điều trị bằng thuốc

Trong thời gian mang thai, để kiểm soát lượng đường trong máu, theo dõi sự ảnh hưởng đến thai nhi, việc điều trị bằng insulin được thực hiện. Thai phụ có thể tự tiêm insulin vào bụng, nó chỉ như một vết chích nên không đau quá nhiều.

Một số thai phụ tự mình cải thiện giá trị về lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn uống và liệu pháp tập thể dục, cũng có thai phụ tiến hành 2 liệu pháp trên cùng với liệu pháp điều trị bằng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ phụ trách của mình và tiếp nhận điều trị thích hợp.

xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai 5
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng thuốc viên là điều nên kiêng kị

Nguy cơ thai chết lưu và sinh khó cũng có thể tăng cao.

Nếu tình trạng của lượng đường trong máu cao kéo dài trong khi mang thai, có khả năng em bé trong bụng sẽ trở nên nặng cân quá mức do sự tăng đường huyết. Một em bé cân nặng quá mức là một em bé có trọng lượng từ 4000g trở lên khi mới được sinh ra, cần mất nhiều thời gian khi tiến hành sinh, vai của em bé bị kẹt và không thể ra ngoài, tăng nguy cơ sinh khó.

Ngoài ra, do các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ, khả năng sinh non ở thai phụ bị bệnh tăng lên, vì vậy hãy trao đổi với bệnh viện và tiếp nhận điều trị để nhằm mục đích có thể sinh con khỏe mạnh một cách an toàn.

Tự kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ

Tự quản lý không chỉ là việc ý thức về các con số mà còn quan tâm đến những thay đổi trong tình trạng thể chất là điều quan trọng đối với thai phụ.

Khi thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ hoặc khi được chẩn đoán là dương tính, họ sẽ cố gắng làm giảm giá trị lượng đường trong máu, chẳng hạn như giảm việc ăn uống quá mức, vận động quá sức, để ý giá trị đường trong máu bằng mọi cách. Bằng cách làm như vậy, thai phụ sẽ bị căng thẳng khi không thể ăn theo ý muốn, hoặc khi lượng đường trong máu không giảm, và thậm chí lượng đường trong máu có thể tăng hơn nữa.

Ngoài ra, việc áp dụng quá mức liệu pháp tập thể dục và hạn chế việc ăn uống sẽ ảnh hưởng xấu đến không chỉ cơ thể của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, vì vậy việc quan tâm bản thân có thực hiện các liệu pháp quá mức không hoặc tình trạng thể chất có thay đổi không là không thể thiếu cho đời sống mang thai khỏe mạnh.

Tất nhiên, các giá trị kết quả của việc điều trị và xét nghiệm tiểu đường cho bà bầu là quan trọng, nhưng trước hết điều quan trọng là phải lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình, luôn trao đổi đầy đủ với bệnh viện với mục đích quan trọng là có thể sinh con khỏe mạnh an toàn.

Bạn đang xem bài viết: Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai tại chuyên mục kiểm soát bệnh tổng thể

https://kienthuctieuduong.vn/

5.0 02 Chia sẻ

Từ khóa » Xét Nghiệm Ogtt Là Gì