XÉT NGHIỆM DỊ NGUYÊN DO NGỨA

Dị ứng với thức ăn, đồ vật, thời tiết là nguyên nhân gây mẫn ngứa, hắt hơi, đau bụng ở nhiều người. Nếu phản ứng xảy ra quá mức có thể dẫn đến tử vong. Để tìm ra nguyên nhân gây ngứa, cách dễ dàng nhất là thực hiện các xét nghiệm dị ứng 60 dị nguyên.

Mục lục bài viết
  1. Bệnh dị ứng là gì?
    • Dị nguyên
    • Đặc điểm chung của bệnh dị ứng là:
  2. Cơ chế gây dị ứng:
    • Đường xâm nhập của dị nguyên: 
    • Các giai đoạn gây dị ứng:
  3. Xét nghiệm dị nguyên – tìm ra nguyên nhân gây dị ứng:
    • Danh mục 60 dị nguyên:
    • Thời gian xét nghiệm dị nguyên
  4. Xét nghiệm dị nguyên dễ dàng tại Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng

Bệnh dị ứng là gì?

dị ứng ngứa

Khi gặp vật lạ, cơ thể sẽ có cơ chế bảo vệ bằng cách tạo ra những phản ứng. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng mẫn ngứa, hắt hơi, đau bụng. Nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây bất thường cho cơ thể thì gọi là dị ứng. Trầm trọng hơn bệnh sẽ dẫn đến tử vong.

Dị nguyên

Để xác định được nguyên nhân của dị ứng, ta sẽ xét nghiệm dị nguyên. Dị nguyên (allergen) là một chất gây ra các phản ứng dị ứng.

Các dị nguyên ở một số người có thể xem như vật lạ hoặc chất nguy hiểm nhưng không có phản ứng chống lại. Đó có thể là vật lạ hay loại chất nào đó nguy hiểm đối với người này nhưng lại không hề đối với người khác.

Vì vậy, phản ứng dị ứng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

>>Xem thêm: Xét nghiệm giun sán tại Đà Nẵng

Đặc điểm chung của bệnh dị ứng là:

Biểu hiện rất đa dạng ở nhiều cơ quan khác nhau, tuỳ từng cá thể.

Xuất hiện theo đợt và cơn, xen kẽ khoảng thời gian hoàn toàn bình thường.

Cơn xuất hiện và thoái lui đột ngột, hay tái phát.

Thường có liên quan rõ rệt đến tiền sử dị ứng trong gia đình.

Khi có triệu chứng lâm sàng: tăng số lượng bạch cầu ái toan  IgE trong máu.

Cơ chế gây dị ứng:

cơ chế phản ứng dị ứng
xét nghiệm dị nguyên tại Đà Nẵng

Đường xâm nhập của dị nguyên: 

Đường hô hấp: các loại bụi, nấm, vi khuẩn, lông súc vật, phấn hoa, đặc biệt là bọ bụi nhà hay gây ra cơn hen phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng.

Đường tiêm: với các dị nguyên là thuốc tiêm để chẩn đoán hoặc điều trị.

Tiếp xúc qua da: Tiếp xúc trực tiếp với da là đường xâm nhập của các dị nguyên như mỹ phẩm, dầu gội, hoá chất giặt tẩy, hoá chất tiếp xúc nghề nghiệp, thuốc và tá dược của thuốc bôi ngoài da…

Đường tiêu hóa: là đường xâm nhập của các dị nguyên như thức ăn, thuốc uống… có thể gây ra dị ứng dạ dày-ruột, hen, phản vệ, chàm, mày đay.

Các giai đoạn gây dị ứng:

– Giai đoạn mẫn cảm:

Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng lần đầu sẽ gây ra một phản ứng ở tế bào miễn dịch lympho bào TH2 (một trong 4 loại tế bào TH: tế bào trình diện kháng nguyên). Những lympho bào TH2 này tương tác với các lympho bào khác gọi là tế bào B có vai trò sản xuất kháng thể.

Tương tác này kích thích các tế bào B bắt đầu sản xuất một số lượng lớn một loại kháng thể được gọi là IgE. IgE tiết ra lưu thông trong máu và gắn vào một thụ thể IgE đặc hiệu (một loại thụ thể gọi là FcεRI Fc) trên bề mặt của các loại tế bào miễn dịch gọi là tế bào mast và basophils, cả hai đều tham gia vào các phản ứng viêm cấp tính.

– Giai đoạn sinh hoá bệnh:

Khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng tương tự, các chất gây dị ứng đó liên kết với các phân tử IgE được tổ chức trên bề mặt của các tế bào mast hoặc basophils. Liên kết chéo của các thụ thể IgE và Fc xảy ra khi nhiều hơn một thụ thể IgE phức tạp tương tác với các phân tử gây dị ứng, và kích hoạt các tế bào mast và basophils.

Kích hoạt này trải qua một quá trình gọi là degranulation, lúc đó từ thể hạt của các tế bào này phóng thích ra histamine và các chất hóa học gây viêm trung gian vào các mô xung quanh.

– Giai đoạn sinh lý bệnh:

Khi các hoạt chất trung gian được giải phóng gây ra một số hiệu ứng như giãn mạch, bài tiết chất nhầy, kích thích thần kinh và sự co cơ trơn.

Điều này dẫn đến sổ mũi, ngứa, khó thở, và sốc phản vệ, từ đó tác động cơ quan gây rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức và gây nên bệnh lý trên lâm sàng như mày đay, phù quinck, hen phế quản, ban xuất huyết…

Xét nghiệm dị nguyên – tìm ra nguyên nhân gây dị ứng:

>>> Ngứa do ký sinh trùng?

Qua xét nghiệm này, bệnh nhân có thể thấy được mình dị ứng với dị nguyên nào. Từ đó, có những biện pháp phòng tránh và chữa trị thích hợp. Dưới đây là danh mục gồm 60 dị nguyên:

Danh mục 60 dị nguyên:

Từ khóa » Tự Dị Nguyên Là Gì