Xét Nghiệm EOS Là Gì Và ý Nghĩa Của Kết Quả Xét Nghiệm EOS
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về chỉ số EOS và ý nghĩa với sức khỏe con người
Chỉ số EOS (Eosinophile), hay còn gọi là chỉ số bạch cầu ái toan là một trong những chỉ số thường được phân tích trong xét nghiệm công thức máu. Giá trị bình thường của chỉ số EOS là <5% hoặc <300 tế bào/mm3, nếu chỉ số EOS vượt quá mức bình thường có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Chỉ số EOS thể hiện số lượng tế bào bạch cầu ái toan
Trong cơ thể con người, bạch cầu ái toan là một dạng của tế bào bạch cầu có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Hoạt động của bạch cầu ái toan là chống lại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và gây hại.
Ngoài ra, bạch cầu ái toan cũng xuất hiện với vai trò là chất trung gian quan trọng của phản ứng dị ứng và bệnh hen suyễn. Vì thế nồng độ của bạch cầu ái toan, hay chỉ số EOS sẽ thể hiện mức độ nghiêm trọng của dị ứng, nhằm đánh giá bệnh hen suyễn, dị ứng hay sự xâm nhập của vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh.
Chỉ số EOS tăng ở các bệnh nhân bị dị ứng
Bạch cầu ái toan cũng tham gia vào nhiều quá trình sinh học trong cơ thể chúng ta, do đó, chỉ số EOS bất thường cũng có thể tiết lộ những rối loạn liên quan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh lý gây tăng, giảm chỉ số EOS bất thường cần dựa trên nhiều xét nghiệm chẩn đoán khác. Chỉ số EOS bất thường do rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý nên không thể kết luận chính xác tình trạng mà người bệnh gặp phải.
2. Xét nghiệm EOS là gì?
Xét nghiệm EOS là xét nghiệm định lượng số lượng tế bào bạch cầu ái toan trong cơ thể, thường được chỉ định khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm máu và bạch cầu bất thường. Ngoài ra, xét nghiệm EOS cũng chỉ định trong chẩn đoán các bệnh nguy cơ liên quan đến bạch cầu ái toan như: phản ứng dị ứng cực đoan, nhiễm ký sinh trùng hay giai đoạn đầu của bệnh Cushing.
Để làm xét nghiệm EOS, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ cánh tay của người bệnh để đưa đến phòng xét nghiệm phân tích. Chỉ số này có thể không phản ánh chính xác nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị làm tăng số lượng bạch cầu ái toan như: thuốc kháng sinh, thuốc interferon điều trị nhiễm trùng, thuốc an thần, nhuận tràng hoặc thuốc gây chán ăn.
Thuốc kháng sinh có thể làm tăng nồng độ EOS trong máu
Khi có kết quả định lượng EOS có thể kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác, có thể chẩn đoán nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng là nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng cao nồng độ bạch cầu ái toan trong máu một cách bất thường. Cần điều trị nhiễm ký sinh trùng, khi đó nồng độ EOS trong máu sẽ giảm.
Bệnh dị ứng
Chỉ số EOS trong máu cũng tăng cao ở các bệnh nhân mắc bệnh dị ứng như: hen suyễn, sốt dị ứng, viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay mạn tính, chàm da, bệnh da bóng nước, viêm huyết quản dị ứng, phù toàn thân, hồng ban đa dạng,…
Các bệnh tạo keo
Các bệnh tạo keo như xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp cũng là nguyên nhân gây tăng chỉ số EOS hay số lượng bạch cầu ái toan trong máu.
Ung thư
Trong bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu với các rối loạn hoạt động sản xuất máu, chỉ số EOS trong máu cũng thường tăng cao bất thường.
Bệnh lý đường ruột
Ngoài những nguyên nhân trên, chỉ số EOS trong máu tăng cao có thể do các bệnh đường ruột như bệnh Crohn, bệnh viêm đại tràng xuất tiết,…
Chỉ số EOS tăng cao trong bệnh viêm ruột Crohn
Cần phân biệt chỉ số EOS tăng cao do bệnh lý hay do sử dụng thuốc điều trị để chẩn đoán chính xác. Kết quả EOS tăng cao do thuốc không phản ánh chính xác tình trạng bệnh, gây chẩn đoán sai và khó khăn khi điều trị.
3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm EOS
Chỉ số EOS bình thường khi < 5% hoặc nhỏ hơn 300 tế bào/mm3 máu, sức khỏe của người bệnh bình thường không liên quan đến các vấn đề gây tăng bạch cầu ái toan.
Khi kết quả xét nghiệm EOS bất thường, thường là chỉ số EOS tăng cao hơn 350 tế bào/mm3 máu, cần dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh và có thể xét nghiệm thêm để chẩn đoán các nguyên nhân gây bệnh.
Ở trường hợp chỉ số EOS thấp, nghĩa là số lượng bạch cầu ái toan trong máu thấp bất thường, nguyên nhân thường do nhiễm độc rượu hoặc sản xuất cortisol quá mức.
Với những bệnh nhân EOS bất thường đã chẩn đoán được nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc liệu trình điều trị để giảm triệu chứng. Khi bệnh được kiểm soát, số lượng tế bào máu trắng cũng sẽ trở về mức bình thường. Ví dụ như bệnh dị ứng, bệnh nhân cần được dùng thuốc kiểm soát giảm phản ứng quá mức của cơ thể. Bệnh nhiễm ký sinh trùng cần điều trị loại bỏ, giảm triệu chứng và phục hồi số lượng bạch cầu trở về mức bình thường.
Chỉ số EOS bất thường thể hiện nguy cơ bệnh lý cần điều trị
Chỉ số EOS thấp hay cao nguy hiểm như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý và mức độ bất thường của chỉ số. Bệnh nhân không nên chủ quan mà cần điều trị tích cực nguyên nhân bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý ký sinh trùng hoặc phản ứng dị ứng cực đoan có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, không nên chủ quan nếu kết quả xét nghiệm của bạn có chỉ số EOS bất thường, hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ bệnh lý và điều trị nếu cần thiết.
Với hơn 25 năm hoạt động, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám, điều trị cũng như thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (từ ngày 7/1/2022) đảm bảo quá trình thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe được diễn ra nhanh chóng và chính xác.
Hơn nữa, khi đăng ký khám chữa bệnh và làm xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách hàng sẽ được hưởng các tiện ích như:
-
Áp dụng bảo lãnh viện phí với thẻ bảo hiểm sức khỏe của nhiều đơn vị khác nhau như bảo hiểm Dầu khí PVI, bảo hiểm Bảo Việt,...
-
Có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi cho bệnh nhân.
-
Lưu trữ và bảo mật thông tin của khách hàng trong quá trình thăm khám.
-
Được tư vấn miễn phí nếu kết quả xét nghiệm cho thấy khách hàng đang có vấn đề về sức khỏe.
Nếu còn thắc mắc về xét nghiệm EOS hay kết quả xét nghiệm, chẩn đoán bệnh liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Eo Trong Máu Thấp
-
Kết Quả Xét Nghiệm EOS % Là 0,2 Chỉ Số Creatinin Là 89,2 (72-127 ...
-
EOS Là Chất Gì? Có Gây Bất Lợi Cho Sức Khoẻ Không? | Vinmec
-
Chỉ Số EO Trong Máu Thấp Hơn Bình Thường Có ảnh Hưởng? - AloBacsi
-
Xét Nghiệm Eos Là Gì? Có Tác Dụng Như Thế Nào
-
Chỉ Số EOS Là Gì? Chỉ Số EOS Tăng Cao Có Nguy Hiểm Không?
-
Giảm Bạch Cầu Trung Tính - Huyết Học Và Ung Thư Học - MSD Manuals
-
Tình Trạng Giảm Bạch Cầu Nói Lên điều Gì?
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Bạn Cần Biết - AiHealth
-
THIẾU MÁU THIẾU SẮT
-
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu Bạn Cần Biết Khi Nhận ...
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Xét Nghiệm Công Thức Máu - ISofHcare
-
Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu ...
-
Hct Là Gì? Xét Nghiệm Chỉ Số Hct Trong Máu Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Eos Là Gì? Chỉ Số Eos Tăng Cao Có Nguy Hiểm Không?