Xét Nghiệm FSH để Làm Gì? Ý Nghĩa Và Cách đọc Kết Quả - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hormone FSH (Follicle-stimulating Hormone) hay còn gọi là hormone hướng sinh dục, là một trong các loại hormone đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển hệ sinh dục và quá trình sinh sản ở cả hai phái. Vậy khi nào cần làm xét nghiệm FSH? Kết quả như thế là bình thường và chỉ số FSH tăng, giảm khi nào?
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về xét nghiệm máu đo mức FSH để hiểu rõ hơn nhé!
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) là gì?
FSH được tạo ra bởi tuyến yên – một tuyến nhỏ như hạt đậu nằm ở não của bạn. Đây là hormone nằm trong hệ thống hormone phát triển sinh dục và sinh sản ở cả hai phái:
- Ở phụ nữ, FSH kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng. Nồng độ FSH thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và đạt mức cao nhất ở thời điểm rụng trứng.
- Ở nam giới, FSH kiểm soát sản xuất tinh trùng và nồng độ này thường không thay đổi nhiều.
- Ở trẻ em, nồng độ FSH thường thấp và bắt đầu tăng lên khi đến tuổi dậy thì. Ở các bé gái, mức FSH tăng giúp báo hiệu buồng trứng sản xuất ra estrogen; còn ở các bé trai, điều này báo hiệu cho việc tinh hoàn tạo ra testosterone.
FSH quá nhiều hay quá ít có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm: vô sinh, dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn, giảm ham muốn tình dục ở nam giới và các vấn đề liên quan đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm FSH?
Xét nghiệm nồng độ hormone FSH để làm gì?
FSH phối hợp chặt chẽ với hormone tạo hoàng thể (luteinizing – LH) để kiểm soát các chức năng tình dục. Vì vậy, xét nghiệm FSH và LH thường được chỉ định cùng nhau. Tùy thuộc bạn là phụ nữ, nam giới hay trẻ em mà các xét nghiệm này sẽ được thực hiện với ý nghĩa khác nhau.
Ở phụ nữ, các xét nghiệm này thường dùng để:
- Giúp tìm ra nguyên nhân gây vô sinh
- Tìm hiểu xem có vấn đề gì về chức năng buồng trứng hay không
- Tìm ra nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh.
- Xác định thời điểm bước vào thời kỳ mãn kinh hay tiền mãn kinh.
Ở nam giới, xét nghiệm FSH thường dùng để:
- Giúp tìm ra nguyên nhân gây vô sinh
- Tìm ra nguyên nhân số lượng tinh trùng thấp
- Tìm hiểu các vấn đề bất thường nếu có ở tinh hoàn.
Ở trẻ em, xét nghiệm để đo mức FSH trong máu thường được dùng nhiều nhất trong trường hợp chẩn đoán dậy thì sớm hay dậy thì muộn.
Tại sao bạn cần xét nghiệm mức FSH?
Trong trường hợp bạn là phụ nữ, bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm FSH nếu:
- Không thể có thai sau 12 tháng chờ đợi và cố gắng.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Kinh nguyệt đã ngừng lại. Xét nghiệm FSH sẽ giúp xác nhận xem bạn đã bước qua thời kỳ mãn kinh hay tiền mãn kinh chưa.
Xét nghiệm này thường được chỉ định ở nam giới trong một số trường hợp sau:
- Nghi ngờ vô sinh vì hai vợ chồng không có thai sau 12 tháng cố gắng.
- Giảm ham muốn tình dục.
Trẻ em thường được chỉ định tiến hành xét nghiệm FSH nếu có thời kỳ dậy thì sớm (trước 9 tuổi với bé, trước 10 tuổi với bé trai) hoặc muộn (từ 13 tuổi với bé gái và từ 14 tuổi với bé trai).
Thận trọng
Xét nghiệm FSH có nguy hiểm gì không?
Xét nghiệm FSH là một loại xét nghiệm máu thông thường để đo nồng độ hormone FSH nên hầu như không xảy ra rủi ro nào đáng lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi bạn bị đau và bầm tím ở chỗ ghim kim lấy máu, nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, một số rủi ro (nhẹ) liên quan đến việc lấy máu có thể xảy ra như:
- Ngất xỉu hoặc cảm thấy lâng lâng
- Đau kéo dài vì phải chọc kim nhiều lần mới lấy được đúng máu tĩnh mạch
- Tụ máu, bầm tím vết lớn
- Nhiễm trùng (rất hiếm)
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về các xét nghiệm y khoa thường gặp nhất
Quy trình
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm FSH
Không cần chuẩn bị đặc biệt gì cho xét nghiệm đo nồng độ FSH. Nếu bạn là phụ nữ chưa trải qua thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn lên lịch để xét nghiệm vào một thời điểm cụ thể trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Quá trình xét nghiệm FSH diễn ra như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu xét nghiệm theo các bước:
- Làm sạch bề mặt da bằng cồn sát trùng.
- Quấn một sợi dây cao su (garo) quanh bắp tay để làm nổi phồng tĩnh mạch.
- Đưa kim lấy máu vào tĩnh mạch (thường là bên trong khuỷu tay hoặc trên mu bàn tay) để rút lấy máu sao cho đủ một lọ hay một ống nghiệm để làm kiểm tra.
Sau khi thực hiện
Quy trình lấy máu xét nghiệm chỉ diễn ra không quá 5 phút. Sau khi lấy đủ lượng máu để làm kiểm tra, garo được lấy ra và kỹ thuật viên sẽ dùng bông hoặc băng để cầm máu cho bạn.
Kết quả của xét nghiệm
Kết quả của xét nghiệm FSH bình thường
Mức độ FSH trong máu bình thường sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính.
Ở phụ nữ:
- Trước tuổi dậy thì: 0 – 4,0 mIU/mL (0 – 4,0 IU/L)
- Trong tuổi dậy thì: 0,3 – 10,0 mIU/mL (0,3 – 10,0 IU/L)
- Phụ nữ vẫn đang hành kinh: 4,7 – 21,5 mIU/mL (4,5 – 21,5 IU/L)
- Sau khi mãn kinh: 25,8 – 134,8 mIU/mL (25,8 – 134,8 IU/L)
Ở nam giới:
- Trước tuổi dậy thì: 0 – 5,0 mIU/mL (0 – 5,0 IU/L)
- Trong tuổi dậy thì: 0,3 – 10,0 mIU/mL (0,3 – 10,0 IU/L)
- Người lớn: 1,5 – 12,4 mIU/mL (1,5 – 12,4 IU/L)
Các chỉ số trong mức bình thường này có thể sẽ có sai số đôi chút giữa các phòng thí nghiệm hay khác biệt việc sử dụng kỹ thuật hay mẫu xét nghiệm khác nhau cũng sẽ cho ra kết quả chênh lệch trong mức cho phép.
Kết quả xét nghiệm FSH bất thường có ý nghĩa gì?
Kết quả xét nghiệm FSH bất thường ở nữ giới
Ở phụ nữ, nếu nồng độ FSH cao hơn mức bình thường có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Suy buồng trứng nguyên phát hay còn gọi là suy buồng trứng sớm – tình trạng mất chức năng buồng trứng trước 40 tuổi.
- Hội chứng buồng trứng đa nang – nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.
- Bắt đầu mãn kinh hay bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
- Có khối u đang phát triển trong buồng trứng.
- Hội chứng Turner – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính ở nữ giới. Nó thường gây vô sinh.
Nếu nồng độ FSH ở phụ nữ thấp bất thường có thể là do:
- Buồng trứng không tạo đủ trứng.
- Có rối loạn hay bất thường ở tuyến yên, vùng dưới đồi.
- Rất nhẹ cân.
Kết quả xét nghiệm FSH bất thường ở nam giới
Nồng độ FSH trong máu cao ở nam giới thường biểu hiện:
- Tinh hoàn đã bị tổn thương do hóa trị, xạ trị, nhiễm trùng hoặc do lạm dụng rượu.
- Hội chứng Klinefelter – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của nam giới, thường là nguyên nhân gây nên vô sinh.
Nếu mức FSH thấp ở nam giới thường mang ý nghĩa chỉ điểm cho tình trạng rối loạn tuyến yên hay vùng dưới đồi.
Kết quả xét nghiệm FSH bất thường ở trẻ em
Ở trẻ em, nồng độ FSH và LH cao có nghĩa là trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì hoặc đã dậy thì. Nếu kết quả này là của bé gái trước 9 tuổi hay bé trai trước 10 tuổi có nghĩa là trẻ đang dậy thì sớm, đó cũng có thể là dấu hiệu của:
- Rối loạn hệ thần kinh trung ương
- Chấn thương sọ não
Trường hợp mức FSH và LH thấp có thể là dấu hiệu của dậy thì muộn. Dậy thì muộn có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
- Rối loạn buồng trứng hoặc tinh hoàn
- Hội chứng Turner ở trẻ em gái
- Hội chứng Klinefelter ở trẻ em trai
- Thiếu hụt hormone
- Tình trạng nhiễm trùng bất kỳ
- Rối loạn ăn uống
Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm nước tiểu và những điều quan trọng bạn cần biết
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chỉ Số Fsh ở Nam Giới
-
Chỉ Số Xét Nghiệm FSH: Khi Nào Tăng, Khi Nào Giảm? - Vinmec
-
Chỉ Số FSH Như Thế Nào Là Bình Thường? - Vinmec
-
Chỉ Số Xét Nghiệm FSH Bình Thường Là Bao Nhiêu? - Medlatec
-
Chỉ Số FSH Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của FSH ở Nam Và Nữ
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nam - Dr.Labo
-
Những điều Cần Biết Về Hormone FSH. - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Định Lượng FSH Bình Thường Là Bao Nhiêu? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Chỉ Số FSH Như Thế Nào Là Bình Thường? - Bệnh Viện Vinmec
-
Suy Sinh Dục Nam - Rối Loạn Di Truyền - Cẩm Nang MSD
-
Các Xét Nghiệm Quan Trọng Trong Chẩn đoán Vô Sinh - IVF Hồng Ngọc
-
Nội Tiết Sinh Sản Nam Giới - Rối Loạn Di Truyền - Cẩm Nang MSD
-
Trong Máu Có Chỉ Số FSH Cao Phải Làm Sao? - Bệnh Viện Tâm Anh
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Gồm Những Gì? Cách Đọc Chỉ Số Xét Nghiệm
-
Làm Gì để Phát Hiện Suy Sinh Dục Sớm ở Nam Giới?