Xét Nghiệm GBS Giúp Kiểm Tra Sự Tồn Tại Của Vi Khuẩn GBS | Medlatec

1. Tìm hiểu về GBS và xét nghiệm GBS

GBS còn được gọi là liên cầu khuẩn nhóm B, là vi khuẩn sống ở âm đạo phụ nữ. Mặc dù là vi khuẩn song hầu hết thời gian, GBS không gây ra vấn đề sức khỏe gì. Theo thống kê, khoảng 20 - 25% phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn này sống trong cơ thể. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai và khi sinh, trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn GBS.

xét nghiệm gbs

Vi khuẩn GBS là vi khuẩn lành tính có trong âm đạo và trực tràng

Nếu sức khỏe yếu và chăm sóc kém, việc nhiễm khuẩn GBS có thể khiến trẻ mắc bệnh, suy giảm sức khỏe hoặc nặng nề hơn có thể gây tử vong. Một người có thể kiểm tra bản thân có nhiễm vi khuẩn GBS không bằng cách thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

Phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 36 - 38 của thai kỳ được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm GBS như một xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Mẫu xét nghiệm có thể tự thu thập bằng cách lấy mẫu mô từ âm đạo và trực tràng của phụ nữ mang thai. Sau đó mẫu được đem đi nuôi cấy để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn GBS.

Nếu nhiễm khuẩn GBS, các biện pháp phòng ngừa biến chứng trước sinh sẽ được thực hiện để đảm bảo an toàn tối đa cho cả mẹ và bé.

Việc nhiễm khuẩn GBS có thể khiến trẻ mắc bệnh, suy giảm sức khỏe hoặc nặng nề hơn có thể gây tử vong

Việc nhiễm khuẩn GBS có thể khiến trẻ mắc bệnh, suy giảm sức khỏe hoặc nặng nề hơn có thể gây tử vong

Hầu hết những người nhiễm khuẩn GBS, kể cả phụ nữ mang thai đều không có triệu chứng nhận biết gì. Vì thế nên chủ động thực hiện xét nghiệm sàng lọc ngay cả khi không có dấu hiệu sức khỏe bất thường. Một số ít trường hợp sẽ gây ra triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như: đau, buốt rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục,…

2. Vi khuẩn GBS có thể gây biến chứng nào?

Không phải tất cả thai phụ bị nhiễm GBS thì trẻ sinh ra cũng dương tính với vi khuẩn liên cầu nhóm B. Tỷ lệ nhiễm khuẩn và biểu hiện triệu chứng xuất hiện ở khoảng 1/200 trường hợp có mẹ nhiễm GBS và không được điều trị bằng kháng sinh.

Triệu chứng nhiễm khuẩn GBS ở trẻ sơ sinh thường khởi phát khá sớm, dễ phát hiện song 1 vài trường hợp khởi phát muộn và nguy hiểm.

Triệu chứng nhiễm khuẩn GBS khởi phát sớm

Trẻ sơ sinh thường xuất hiện các triệu chứng từ ngày thứ 2 - 7 sau khi sinh bao gồm: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, gặp vấn đề về tiêu hóa, hô hấp,… Những vấn đề sức khỏe này nếu không được phát hiện và điều trị kháng sinh sớm có thể gây tử vong cho thai nhi.

Triệu chứng nhiễm khuẩn GBS khởi phát muộn

Triệu chứng khởi phát muộn thường xuất hiện sau 1 tuần hoặc vài tháng sau khi sinh mặc dù trẻ đã nhiễm khuẩn GBS từ lúc mới sinh. Triệu chứng đáng lo ngại nhất là viêm màng não, khiến trẻ bị sốt cao co giật, chán ăn, nôn trớ, li bì, hôn mê, cứng cổ, thở thóp,… Triệu chứng càng nặng thì nguy cơ tử vong ở trẻ càng cao, cần phát hiện sớm, điều trị bằng kháng sinh kết hợp điều trị triệu chứng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Điều trị nhiễm khuẩn GBS thường dùng kháng sinh

Điều trị nhiễm khuẩn GBS thường dùng kháng sinh

3. Thực hiện xét nghiệm GBS như thế nào?

Xét nghiệm GBS thường thực hiện kết hợp trong quá trình khám phần phụ sàng lọc trước khi sinh ở phụ nữ mang thai. Bác sĩ sẽ sử dụng một miếng gạc âm đạo và 1 miếng gạc riêng biệt cho trực tràng. Hai miếng gạc thu thập mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy, kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn GBS.

Đôi khi xét nghiệm GBS sẽ thực hiện với mẫu nước tiểu của thai phụ trong kiểm tra thai sản. Tuy nhiên phương pháp xét nghiệm này ít được ứng dụng do kết quả có thể không chính xác. Xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện một lần nữa để đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị.

4. Cách điều trị khi kết quả xét nghiệm GBS dương tính

Việc điều trị nhiễm khuẩn GBS không quá khó khăn, mẹ và bé sẽ được bảo vệ an toàn trước tác nhân gây bệnh này. Vì thế đầu tiên cả thai phụ và người nhà không nên quá lo lắng mà cần lắng nghe giải thích, hướng dẫn của nhân viên y tế.

Thai phụ bị nhiễm khuẩn GBS cần điều trị bằng kháng sinh đường tiêm

Thai phụ bị nhiễm khuẩn GBS cần điều trị bằng kháng sinh đường tiêm

Giống như mắc các loại vi khuẩn khác, thuốc điều trị tiêu diệt vi khuẩn hữu ích nhất là kháng sinh. Với trường hợp thai phụ ở các tuần thai cuối sẽ được chỉ dẫn dùng kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch để đạt hiệu quả điều trị nhanh trong thời gian gấp rút này. Sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian ngắn này không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn GBS cũng như bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi truyền nhiễm GBS.

Thai phụ không thể dùng kháng sinh dạng tiêm có thể được tư vấn mổ đẻ và giữ nguyên túi ối để phòng ngừa lây vi khuẩn GBS từ mẹ sang con.

Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn GBS, chúng thường xuất hiện trong cơ thể tại một vài thời điểm nhất định. Vi khuẩn GBS cũng không lây truyền qua đường quan hệ tình dục hay tiếp xúc gần.

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B là xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần thiết mà tất cả thai phụ nên thực hiện. Điều này giúp phát hiện những mẹ nhiễm vi khuẩn GBS và điều trị sớm để tránh lây nhiễm, gây biến chứng sức khỏe cho trẻ. Xét nghiệm GBS được khuyến cáo nên thực hiện ở tất cả các lần mang thai, một người từng nhiễm GBS và điều trị khỏi hoàn toàn có thể nhiễm lại.

Xét nghiệm GBS là xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà thai phụ nên thực hiện

Xét nghiệm GBS là xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà thai phụ nên thực hiện

Bạn nên lựa chọn thực hiện tại các địa chỉ y tế uy tín, kết hợp với dịch vụ chăm sóc thai sản và hỗ trợ sinh tốt để chăm sóc toàn diện, kịp thời nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang cung cấp dịch vụ chăm sóc thai sản với đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra định kì, sàng lọc dị tật và sàng lọc trước sinh, đảm bảo mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất, có một thai kỳ trọn vẹn nhất.

Để được tư vấn thêm về xét nghiệm GBS cũng như các dịch vụ chăm sóc khác, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656.

Từ khóa » Xét Nghiệm Nuôi Cấy Gbs Là Gì