Xét Nghiệm Giang Mai Sau Bao Lâu Và Cần Làm Gì Khi Kết Quả Dương ...
Có thể bạn quan tâm
1. Giang mai và các giai đoạn phát triển của bệnh
Tác nhân gây bệnh giang mai là một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema Pallidum gây ra, chúng tồn tại trong dịch cơ thể và có thể lây lan nhanh chóng qua đường quan hệ tình dục. Tốc độ lây lan của vi khuẩn mạnh nhất trong thời kỳ 1, khoảng từ 10 - 90 ngày kể từ khi nhiễm vi khuẩn.
Giang mai là bệnh dễ lây truyền qua đường tình dục
Tùy từng giai đoạn phát triển mà vi khuẩn có thể gây các triệu chứng bệnh khác nhau. Ở người miễn dịch kém, dấu hiệu bệnh giang mai có thể xuất hiện sớm từ ngày thứ 10 kể từ khi nhiễm khuẩn nhưng trung bình thời gian nhiễm khuẩn là từ 3 - 4 tuần.
Vi khuẩn giang mai có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản nên cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên vì tâm lý e ngại bệnh xã hội mà không ít bệnh nhân tự chịu đựng âm thầm, đến khi bệnh nặng thì điều trị rất khó khăn và khó hồi phục biến chứng.
Cụ thể các giai đoạn phát triển bệnh giang mai và triệu chứng như sau:
1.1. Giang mai giai đoạn 1
Ở giai đoạn sớm này, bệnh giang mai sẽ gây triệu chứng kéo dài từ 6 - 8 tuần rồi biến mất, tuy nhiên vi khuẩn vẫn còn tồn tại và ủ bệnh. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng gồm:
-
Xuất hiện các vết viêm loét ở bộ phận sinh dục, vết loét không đau, không ngứa, chân cứng và loét nông có thể kèm theo hạch rắn ở vùng da xung quanh.
Xoắn khuẩn giang mai có thời gian ủ bệnh lâu, ít triệu chứng
-
Ở nữ giới, vết loét thường xuất hiện ở môi bé, âm đạo và tử cung.
-
Ở nam giới, vết loét giang mai thường xuất hiện ở quy đầu dương vật.
-
Các vết loét do xoắn khuẩn giang mai ít hoặc không gây đau đớn, tự hết trong vài tuần nên người bệnh thường chủ quan cho rằng đây là bệnh ngoài da.
1.2. Giang mai giai đoạn 2
Sau 6 đến 9 tháng kể từ khi nhiễm khuẩn, bệnh giang mai sẽ tiến triển sang giai đoạn 2. Triệu chứng bệnh lúc này xuất hiện nhiều và điển hình hơn gồm:
-
Xuất hiện các vết sần, nốt ban màu hồng giống như phỏng nước ở cơ quan sinh dục.
-
Các vết loét trên da và niêm mạc xuất hiện tái đi tái lại nhiều lần không tự hết như giai đoạn đầu.
-
Bộ phận sinh dục của người bệnh bị phì đại.
-
Sưng hạch ở vùng cổ, bẹn,...
-
Triệu chứng toàn thân khác: rụng tóc, đau nhức xương khớp, cơ thể mệt mỏi,...
1.3. Giang mai giai đoạn 3
Giai đoạn 3 là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, nếu không điều trị tốt xoắn khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà mọi cơ quan trong cơ thể đều có thể bị tấn công như gan, tim mạch, cơ bắp, thần kinh,...
Giang mai giai đoạn 3 có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
2. Góc tư vấn: xét nghiệm giang mai sau bao lâu?
Bệnh giang mai không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe của người mắc mà còn có thể lây nhiễm sang bạn tình nếu không điều trị và có biện pháp ngừa lây nhiễm. Các chuyên gia khuyến cáo, nên đi xét nghiệm sớm nếu đã quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh hoặc nghi mắc hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh.
Sau khi nhiễm xoắn khuẩn, sau khoảng 10 ngày đến 90 ngày triệu chứng sớm sẽ xuất hiện, tuy nhiên nếu xét nghiệm có thể phát hiện bệnh sớm hơn. Thời gian ủ bệnh không triệu chứng khá lâu nên không nên chờ triệu chứng xuất hiện rồi mới xét nghiệm kiểm tra và điều trị.
Những xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán bệnh giang mai gồm:
Xét nghiệm với kính hiển vi nền đen
Ở cả bệnh nhân nhiễm giang mai giai đoạn đầu khi chưa có triệu chứng hoặc triệu chứng ban đầu không rõ ràng, xét nghiệm này cũng có thể phát hiện bệnh. Mẫu bệnh phẩm được thu thập là dịch âm đạo, dịch niệu đạo hoặc vết lở loét ở cơ quan sinh dục nghi ngờ do giang mai gây ra.
Trước khi quan sát, mẫu bệnh phẩm sẽ được nhuộm để dễ thấy hơn khi dùng kính hiển vi. Nếu mẫu bệnh phẩm có xoắn khuẩn, có thể quan sát thấy với hình dạng như lò xo di động.
Xét nghiệm sàng lọc RPR giúp phát hiện sớm giang mai không triệu chứng
Xét nghiệm sàng lọc RPR
Nếu như xét nghiệm với kính hiển vi nền đen thường chỉ định ở bệnh nhân giang mai giai đoạn 1 thì xét nghiệm RPR chuyên dùng để sàng lọc ở các bệnh nhân ở giai đoạn 2 không triệu chứng. Xét nghiệm dựa trên tìm kiếm kháng thể kháng lại xoắn khuẩn này do cơ thể sản xuất ra.
Tuy nhiên, tỉ lệ dương tính giả do sốt hoặc bệnh lý là khá cao, do vậy cần xét nghiệm lại để khẳng định kết quả.
Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu
Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu cũng dựa trên tìm kiếm kháng thể mà cơ thể tạo ra chống lại xoắn khuẩn giang mai, bệnh phẩm phân tích là mẫu máu hoặc dịch não tủy. Xét nghiệm được dùng thường là xét nghiệm Syphilis hoặc xét nghiệm TPHA.
3. Làm gì khi xét nghiệm giang mai dương tính?
Khi xét nghiệm giang mai dương tính, để tránh dương tính giả do nhiều nguyên nhân, người bệnh có thể chủ động xét nghiệm lại để khẳng định kết quả. Phát hiện dương tính với giang mai sớm giúp điều trị bệnh chủ động, hiệu quả, ít biến chứng.
Phương pháp điều trị giang mai được áp dụng phổ biến hiện nay ở tất cả các giai đoạn bệnh là kháng sinh penicillin có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh. Các trường hợp dự ứng với kháng sinh này, bác sĩ sẽ đề nghị khử nhạy penicillin hoặc sử dụng kháng sinh khác.
Giang mai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Tùy theo giai đoạn bệnh giang mai là tiềm ẩn, thứ phát hay kéo dài mà bệnh nhân có thể điều trị với liều thuốc uống hoặc tiêm penicillin. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh, cần đồng thời điều trị penicillin tùy từng giai đoạn nhiễm trùng kết hợp với chẩn đoán ngăn ngừa biến chứng đến thai.
Trung tâm xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, được nhiều bệnh nhân lựa chọn làm xét nghiệm giang mai cũng như các xét nghiệm khác. Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ (College of American Pathologists) cấp, có thể thực hiện 2000 xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.
Bên cạnh đó MEDLATEC còn triển khai hình thức lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, trả kết quả tận nơi, qua email hoặc tin nhắn vô cùng tiện lợi. Chi phí xét nghiệm tại nhà bằng với chi phí xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ thêm 10.000 đ phí đi lại/1 lần lấy mẫu.
Trên đây là những thông tin về xét nghiệm giang mai sau bao lâu và lưu ý khi thực hiện xét nghiệm, khách hàng cần tư vấn thêm hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Khuẩn Giang Mai
-
Đặc điểm Xoắn Khuẩn Giang Mai | Vinmec
-
Bệnh Giang Mai: Nguyên Nhân, đường Lây, Dấu Hiệu Nhận Biết
-
BỆNH GIANG MAI - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Giang Mai – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Giang Mai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Giang Mai - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[ Xoắn Khuẩn Giang Mai ] Là Gì ? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Bệnh Giang Mai Là Gì
-
Bệnh Giang Mai Là Gì?
-
Bệnh Giang Mai - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Chống
-
Con đường Lây Bệnh Giang Mai ở Nữ Giới Và 1 Số Thông Tin Liên Quan
-
Bệnh Giang Mai - Viện Y Học Biển
-
BỆNH GIANG MAI: NGUYÊN NHÂN, ĐƯỜNG LÂY, DẤU HIỆU ...