Xét Nghiệm GOT, GPT Và ý Nghĩa Của Các Chỉ Số - Tass Care

Xét nghiệm GOT GPT (ALT) là hai xét nghiệm máu thường được dùng để phát hiện các tổn thương gan. Xét nghiệm thường được chỉ định kết hợp với các xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng gan hoặc giúp chẩn đoán bệnh gan. Sự tăng giảm của các chỉ số AST, ALT phản ánh nhiều ý nghĩa và tình trạng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số thông tin bạn nên biết.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu tổng quát giá bao nhiêu?
  • Xét nghiệm tiểu đường
  • Xét nghiệm gan
  • Xét nghiệm viêm gan B
  • Xét nghiệm viêm gan C
  • Bảng giá xét nghiệm viêm gan B
  • Xét nghiệm máu ở đâu?
  • Xét nghiệm sỏi thận
  • Ý nghĩa xét nghiệm máu

Xét nghiệm GOT, GPT và ý nghĩa các chỉ số

GOT, GPT là 2 enzym trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. Trong các enzym trao đổi amin, GOTGPT có hoạt độ cao hơn cả và có ứng dụng nhiều trong lâm sàng.

SGOT (AST): Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase, mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Men này chủ yếu ở các mô có chuyển hóa cao như gan, tim, cơ xương. Chỉ số men tăng trong các trường hợp tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; Tổn thương tim do nhồi máu…Giảm trong một số trường hợp như tiểu đường, thai kỳ, Beriberi…

SGPT: (ALT) Serum Glutamic Pyruvic Transaminase, mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Chủ yếu dùng để phát hiện các tổn thương ở tế bào gan. Chỉ số tăng khi có tổn thương tế bào gan.

xet-nghiem-got

Xét nghiệm GOT, GPT.

Các trường hợp bất thường của chỉ số SGOT, SGPT

Trong trường hợp có xuất hiện bất thường, chỉ số xét nghiệm sẽ thể hiện theo các cấp như sau:

  • Tăng nhẹ: < 2 lần bình thường.
  • Tăng vừa: > 2-10 lần
  • Tăng cao: > 10 lần bình thường. Cần phải tìm nguyên nhân để điều trị.
xet-nghiem-got-gpt

Xét nghiệm GOT, GPT cho phép đánh giá mức độ tổn thương gan.

Xác định hoạt độ GOT, GPT cho phép đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan. Cụ thể:

– Viêm gan virus cấp:

+ GOT, GPT đều tăng rất cao so với bình thường (có thể > 1000U/l), nhưng mức độ tăng của GPT cao hơn so với GOT, tăng sớm trước khi có vàng da, ở tuần đầu vàng da (tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển).

+ Hoạt độ GOT, GPT tăng hơn 10 lần, điều đó cho biết tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh. GOT tăng >10 lần bình thường cho biết tế bào nhu mô gan bị tổn thương cấp tính. Nếu tăng ít hơn thì có thể xảy ra với các dạng chấn thương gan khác. GOT, GPT tăng cao nhất ở 2 tuần đầu rồi giảm dần sau 7 – 8 tuần.

– Viêm gan do nhiễm độc:

GOT, GPT đều tăng nhưng chủ yếu tăng GPT, có thể tăng gấp 100 lần vo với bình thường. Đặc biệt tăng rất cao trong nhiễm độc rượu cấp có mê sảng, nhiễm độc tetrachlorua carbon (CCl4), morphine hoặc nhiễm độc chất độc hóa học…

Mức độ của LDH cao hơn các enzym khác: LDH > GOT > GPT.

Tỷ lệ GOT/GPT > 1, với GOT tăng khoảng 7 – 8 lần so với bình thường, thường gặp ở người bị bệnh gan và viêm gan do rượu.

– Viêm gan mạn, xơ gan do rượu và các nguyên nhân khác: GOT tăng từ 2- 5 lần, GPT tăng ít hơn, mức độ tăng GOT nhiều hơn so với GPT.

+ Tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan: GOT, GPT có thể tăng tới 10 lần, nếu sỏi không gây tổn thương gan thì GOT, GPT không tăng.

+ Vàng da tắc mật thì GOT, GPT tăng nhẹ, mức độ tăng không đáng kể kết hợp với alkaline phosphatase tăng hơn 3 lần so với bình thường. GOT, GPT tăng chậm đều đến rất cao (có thể hơn 2000 U/l), sau đó giảm đột ngột trong vòng 12 – 72h thì được coi như là một tắc nghẽn đường dẫn mật cấp tính.

+ GOT còn tăng trong nhồi máu cơ tim cấp và trong các bệnh về cơ, nhưng GPT bình thường.

+ GOT tăng rất cao, có thể tới 1000 U/l, sau giảm dần đến 50% trong vòng 3 ngày, giảm xuống dưới 100 U/l trong vòng 1 tuần gợi ý sốc gan với hoại tử tế bào nhu mô gan. Ví dụ: xơ gan, loạn nhịp, nhiễm khuẩn huyết.

+ Ngoài ra GOT, GPT tăng nhẹ còn gặp trong một số trường hợp có điều trị như dùng thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu.

Người ta cũng thấy các loại men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng trong các trường hợp bệnh sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non, và một số bệnh lý khác.

Nguyên nhân tăng men gan

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên sự biến động bất thường của chỉ số men gan như:

  • Bia rượu: Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu, chỉ số AST thường tăng cao từ 2 – 10 lần trong khi đó chỉ số ALT tăng ít. Nguy hiểm nhất là uống rượu tự pha, tự nấu do chất độc hại cho gan nhiều sẽ làm tế bào gan bị tổn thương nặng hoặc bị hủy hoại tế bào gan cho nên men gan cũng tăng lên một cách đáng kể. Lượng men gan tăng trong máu người uống rượu tùy thuộc liều lượng rượu vào máu và chất lượng rượu. Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu thì loại AST thường tăng cao từ 2 – 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.
  • Thuốc hỗ trợ cải thiện: Thuốc hỗ trợ cải thiện một bệnh nào đó cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc hỗ trợ cải thiện lao.
  • Do một số căn bệnh về gan khác như: viêm gan, u bướu ở gan, ống dẫn mật, xơ gan… Chỉ số GGT cũng tăng trong trường hợp suy tim hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau chống viêm… Ngoài ra GGT cũng còn là men gan chỉ điểm
  • Viêm gan do virus là nguyên nhân đáng sợ nhất. Viêm gan do virus có thể do virus viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virus hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 – 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 – 50 ≤ U/l và nữ: 7 – 32 ≤ U/l).
  • Do bệnh sốt rét: Men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương hoặc các bệnh tắc đường mật do giun, viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính.
  • Do bệnh về đường mật: Men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật (viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan.
  • Do các bệnh lý khác: Người ta cũng thấy men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.

Xét nghiệm GOT GPT được chỉ định khi nào?

Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm GOT, GPT để đánh giá một người có các triệu chứng của một rối loạn chức năng gan. Một số những triệu chứng này bao gồm:

  • Sức khỏe yếu, mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Người thừa cân, hoặc có bệnh tiểu đường.
  • Bụng sưng hoặc đau.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Vàng da.
  • Nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt.
  • Ngứa.
  • Những người nghiện rượu nặng.
  • Người có tiền sử tiếp xúc với virus viêm gan.
  • Cá nhân có gia đình có tiền sử bệnh gan.
  • Người dùng thuốc mà thuốc có thể làm rối loạn chức năng gan.
bieu-hien-ton-thuong-gan

Một số biểu hiện thường gặp ở người bị tổn thương gan.

Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện để giúp xác định nguyên nhân của tổn thương gan

Sau khi khám lâm sàng kỹ lưỡng và đánh giá bệnh lý của một người, có một số xét nghiệm có thể được thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ gây ra tổn thương gan. Một số trong số này bao gồm:

  • Các thử nghiệm về viêm gan A, B và C.
  • Thử nghiệm tiếp thuốc và các chất khác gây độc cho gan (Lạm dụng thuốc, kiểm tra và thử khẩn cấp thuốc quá liều).
  • Thử nghiệm Ethanol.
  • Xét nghiệm Đồng và Ceruloplasmin trong bệnh Wilson.
  • Thử nghiệm sắt và xét nghiệm di truyền trong bệnh di truyền hemochromatosis.
  • Làm sinh thiết gan.

Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GOT, GPT

Chỉ số enzym GOT trong máu tăng có thể xuất phát từ các vấn đề về gan hoặc do các yếu tố bên ngoài. Do đó, việc loại trừ các yếu tố ảnh hưởng là cần thiết để đảm bảo kết quả đánh giá chính xác.

  • Quy trình lấy mẫu và bảo quản không đúng cách: Việc bảo quản mẫu không đảm bảo hoặc thao tác lấy máu không chuẩn xác có thể gây vỡ hồng cầu, làm sai lệch kết quả chỉ số GOT.
  • Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc có khả năng làm tăng chỉ số GOT trong máu, chẳng hạn như allopurinol, acetaminophen, metronidazol, trifluoperazine, kháng sinh, thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

Phòng ngừa tăng SGOT, SGPT là phòng ngừa theo nguyên nhân; ví dụ: tiêm phòng siêu vi gan B, không uống rượu bia, chế độ ăn tiết chế mỡ/chất béo,…

Trên đây là thông tin về xét nghiệm GOT, GPT. Để được tư vấn thêm về các phương pháp xét nghiệm, vui lòng liên hệ qua ZALO để được tư vấn miễn phí. 

Trung tâm Xét nghiệm Y khoa Tass Care

Hotline: 0909.080.168

227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, Tp.HCM

Quý khách có thể dễ dàng đặt lịch khám tại trung tâm bằng cách gọi ngay HOTLINE: 0909.080.168, nhắn tin trực tiếp qua ZALO, hoặc truy cập để đặt lịch tự động tại TASS CARE TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! ❤️

Từ khóa » Chỉ Số Gpt Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì