Xét Nghiệm HbA1c để Làm Gì? Chỉ Số HbA1c Bình Thường Là Bao ...
Có thể bạn quan tâm
HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm rất quan trọng với bệnh tiểu đường, nó phản ánh tình trạng glucose trong máu được kiểm soát tốt hay chưa. Vậy chỉ số HbA1c khi nào thì đáng báo động, khi nào bình thường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng mà người bệnh có thể đang tìm kiếm.
Xét nghiệm HbA1c là gì?Xét nghiệm HbA1c hay còn gọi Hemoglobin A1c. Khi đường đơn (glucose) tích tụ trong máu, nó sẽ gắn kết với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu, tạo thành một lớp đường bao bọc xung quanh chúng. Lượng glucose liên kết này tỷ lệ thuận với tổng lượng đường có trong máu thời điểm đó
Vì các tế bào hồng cầu trong cơ thể người tồn tại khoảng 2-3 tháng, cho nên chỉ số HbA1c có thể phản ánh lượng đường huyết trung bình trong khoảng thời gian đó, cung cấp thước đo hữu ích cho việc kiểm soát đường huyết lâu dài. Xét nghiệm HbA1c thường được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Dựa vào những chỉ số thu được, bác sĩ có thể đưa ra những phác đồ điều trị hoặc phòng ngừa các biến chứng của bệnh gây ra.
Là một trong những phương pháp tối ưu hiện nay trong việc phát hiện bệnh, nhờ có xét nghiệm này người bệnh có thể biết họ đã kiểm soát lượng đường tốt hay chưa. Xét nghiệm HbA1c có thể đo được mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng trước đó thay vì các xét nghiệm đường huyết tại nhà, chỉ phản ánh lượng đường huyết của bạn tại một thời điểm nhất định.
Xét nghiệm HbA1c- phản ánh lượng glucose trong máu trong vòng 3 tháng
Xét nghiệm HbA1c cũng có thể giúp bác sĩ tiên đoán và phát hiện sớm các biến chứng do bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như suy thận, biến chứng ở mắt, chân hay tê chân,…
Chỉ số HbA1c bình thường là bao nhiêu?Xét nghiệm HbA1c trong máu có thể chỉ ra những người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường như sau:
- Chỉ số HbA1c dưới 5,7% thì được xem là bình thường, nghĩa là đường máu của bạn đang được kiểm soát tốt.
- HbA1c từ 5,7 – 6,4% được chẩn đoán ở giai đoạn tiền tiểu đường, có nguy cơ rất cao tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm.
- Chỉ số HbA1c ≥ 6,5 % được chẩn đoán là bệnh tiểu đường
Các chỉ số phản ánh tình trạng bệnh tiểu đường
Những điều biết khi kiểm tra chỉ số HBA1cThông thường trước khi đi kiểm tra sức khỏe bạn phải nhịn ăn, tuy nhiên trước khi xét nghiệm HbA1c bạn vẫn ăn uống như bình thường. Việc có thể thực hiện bất cứ khi nào, thậm chí làm sau bữa ăn là một ưu điểm lớn của loại xét nghiệm này.
Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu theo các bước:
- Quấn garô xung quanh cánh tay, trên điểm lấy máu. Điều này giúp cho nhân viên y tế lấy màu hơn vì các tĩnh mạch dưới garô bị chặn lại sẽ hiện rõ và to hơn.
- Làm sạch da bằng cồn
- Đưa kim vào tĩnh mạch. Có thể phải đâm kim nhiều lần
- Kéo nòng để lấy máu
- Tháo garo từ từ ra khỏi cánh tay khi đã rút được máu
- Sau khi rút đủ lượng máu, rút kim ra và đặt miếng gạc vô khuẩn hoặc bông tẩm cồn lên chỗ lấy máu
Sau khi lấy máu xét nghiệm, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu do quấn garô quanh tay. Bởi vậy, sau khoảng 20–30 phút bạn có thể gỡ băng và bông. Bác sĩ sẽ hẹn thời gian trả kết quả cho bạn, vì vậy nếu có gì thắc mắc bạn có thể hỏi bác sĩ luôn để được giải đáp.
Cách đưa chỉ số HbA1c về mức bình thường, ổn địnhVới người bị tiểu đường việc cân bằng đường huyết trong cơ thể là rất quan trọng, khi chỉ số HbA1c bình thường cơ thể bạn mới khỏe mạnh và các biến chứng được ngăn ngừa. Dưới đây là một số lưu ý để giúp người bệnh có thể kiểm soát tốt đường huyết cũng như duy trì mức HbA1c bình thường:
-
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có chỉ số đường thấp như mướp đắng, rong biển, bưởi, táo, lê…
- Những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ uống ngọt,… hoặc chứa nhiều chất béo bão hòa như da, mỡ động vật,… người bệnh cần hạn chế sử dụng
- Không nên ăn các loại thức ăn nhanh vì chúng thường có nhiều chất béo bão hòa, tinh bột
- Không bỏ bữa
- Ăn ít muối hơn
- Chú ý bổ sung thêm thực phẩm nhiều protein như các loại thịt nạc, cá…
Bệnh tiểu đường nên lưu ý chế độ ăn uống sao cho khoa học
-
Kiểm soát lượng calo hàng ngày
Calo dư thừa là nguyên nhân chính của nhiều vấn đề sức khỏe. Những người biết cân đối đủ lượng calo nạp vào cơ thể chắc chắn sẽ khỏe mạnh và tuổi thọ cao. Tùy thuộc vào cân nặng và tính chất công việc của mỗi người mà lượng calo nạp vào cơ thể khác nhau. Tuy nhiên với người tiểu đường, lượng calo trung bình cần 1.500 – 1.800 calo.
-
Chú trọng bữa sáng
Nhiều người có thói quen nhịn ăn sáng, tuy nhiên đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau một thời gian ngủ, cơ thể cần được nạp năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, một bữa sáng lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết.
-
Tích cực luyện tập
Một chế độ tập luyện hợp lý và thường xuyên có thể làm giảm sự đề kháng insulin và giúp quá trình vận chuyển glucose vào cơ diễn ra thuận lợi. Khi lượng đường huyết giảm thì chỉ số HbA1c cũng giảm. Tập thể dục còn giúp cải thiện thể chất và tinh thần người bệnh tốt hơn, đồng thời giảm stress. Tổng thời gian luyện tập khuyến khích cho một người lớn trong ngày là 45 – 60 phút
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường trong điều trị
-
Luôn kiểm soát cân nặng
Béo phì, thừa cân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Người đã mắc tiểu đường nếu không kiểm soát tốt cân nặng của mình thì bệnh rất dễ trầm trọng hơn, nguy cơ gặp biến chứng cơ quan khác là rất cao. Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ cần giảm từ 5 – 10% cân nặng thì sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Kiểm soát lượng calo và hoạt động thể lực mỗi ngày là một trong những cách giảm cân hiệu quả.
-
Không nên lạm dụng thuốc điều trị
Nhiều người cho rằng, chỉ cần dùng thuốc tây đều đặn là có thể hết bệnh. Tuy nhiên thuốc dành cho tiểu đường chỉ đóng vai trò trong việc kiểm soát bệnh. Để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tối đa biến chứng, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể chất để đạt được kết quả tốt nhất. Thực tế, nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể duy trì lượng đường trong máu ổn định mà không cần dùng thuốc bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục
-
Có thái độ tích cực và kiên trì chữa bệnh
Chữa bệnh luôn đòi hỏi phải có một quá trình nhất là đối với những bệnh mạn tính. Đừng vội vàng muốn có kết quả ngày, hãy giữ cho mình một tâm thế tốt, kiên nhẫn thực hiện đều đặn theo từng bước và nhất quán sẽ có kết quả lâu dài và ổn định.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn đã hiểu hơn về chỉ số HbA1c bình thường là bao nhiêu. Hãy cân nhắc 7 lời khuyên chúng tôi đưa ra để sống khỏe với bệnh tiểu đường!
- Google+
Từ khóa » Chỉ Số Hba1c để Làm Gì
-
Xét Nghiệm HbA1c để Làm Gì? | Vinmec
-
Ý Nghĩa Xét Nghiệm HbA1c Trong Kiểm Soát Glucose ở Bệnh Nhân đái ...
-
Chỉ Số HbA1c ở Người Bị Bệnh đái Tháo đường Có ý Nghĩa Ra Sao?
-
Xét Nghiệm HbA1c Giúp đánh Giá Tình Trạng Bệnh Tiểu đường
-
Chỉ Số HbA1C - Những điều Bạn Cần Biết! - Gia An 115
-
Xét Nghiệm HBA1C Trong Bệnh Lý Đái Tháo đường
-
Xét Nghiệm HbA1c Là Gì, Có Cần Nhịn ăn Khi Thực Hiện? • Hello Bacsi
-
[Hỏi đáp Cùng Bác Sĩ] – Chỉ Số HbA1c ở Người Bị Bệnh đái Tháo đường
-
Chỉ Số Vàng HbA1c Và 10 điều Cần Biết - - TĐCare
-
Hba1c Là Gì? Chỉ Số Hba1c Bình Thường Là Bao Nhiêu?
-
Vai Trò Của Xét Nghiệm HbA1c | BvNTP
-
Chỉ Số HbA1c Bao Nhiêu Là Bị Tiểu đường? - H&H Nutrition
-
Chỉ Số HbA1c Là Gì? Bao Nhiêu Là Bình Thường? Làm Thế Nào để Hạ ...
-
Chỉ Số HbA1c: định Nghĩa, Chỉ Số Bình Thường, ý Nghĩa