Xét Nghiệm HbA1c Trong Máu Có ý Nghĩa Như Thế Nào? | TCI Hospital

HbA1c được xem là một trong những chỉ số xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường vì nó phản ánh lượng đường huyết có trong máu. Từ đó bác sĩ có căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Vậy xét nghiệm HbA1c được thực hiện như thế nào và thể hiện kết quả ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Xét nghiệm HbA1c là gì?
    • 1.1. Bản chất của xét nghiệm HbA1c
    • 1.2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HbA1c?
  • 2. Hiểu rõ kết quả xét nghiệm chỉ số HbA1c 
  • 3. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm HbA1c

1. Xét nghiệm HbA1c là gì?

Hiện nay, bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, đang dần trở nên phổ biến và có xu hướng tăng cao. Bệnh để lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể ở các bộ phận như tim, thận, mắt và thần kinh. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm chỉ số HbA1c đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán dấu hiệu bệnh lý, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời

1.1. Bản chất của xét nghiệm HbA1c

HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt, kết hợp với glucose, tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và đường đi nuôi cơ thể. HbA1c hình thành và tồn tại trong hồng cầu khoảng 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ. Đa phần HbA1c chỉ chiếm 4 – 6% trong toàn bộ Hemoglobin. 

HbA1c được biết đến là đại diện trong cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Do đó, xét nghiệm chỉ số HbA1c là xác định nồng độ phần trăm Hemoglobin trong máu để đánh giá nồng độ glucose trong khoảng 2 – 4 tháng trước đó. Xét nghiệm này không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường mà còn theo dõi quá trình điều trị bệnh. 

xét nghiệm HbA1c

Chỉ số HbA1c dùng để đánh giá lượng glucose trong máu, giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

1.2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HbA1c?

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, xét nghiệm chỉ số HbA1c cần được thực hiện 2 – 4 năm/lần, tùy vào loại bệnh đái tháo đường và mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân lần đầu mắc tiểu đường, việc thực hiện xét nghiệm sẽ định kỳ thường xuyên hơn.

Bạn nên tiến hành xét nghiệm này trong trường hợp:

– Khát nước, đi tiểu nhiều lần

– Mệt mỏi, mắt lờ đờ

– Có vết loét hoặc vết thương khó lành

– Thường xuyên cảm thấy đói ăn, kể cả sau khi ăn

– Hoạt động thể chất kém

– Trong gia đình có người bị tiền sử đái tháo đường

– Người bị huyết áp cao

– Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa năng, phụ nữ có thai

– Trường hợp có tiền sử mắc bệnh tim mạch

Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh không gây ra triệu chứng gì cảnh báo cơ thể. Bạn nên chủ động với sức khỏe của bản thân để theo dõi và kịp thời điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm trên mẫu máu toàn phần chống EDTA, thể tích 2ml, ổn định trong 2 tuần ở 2 – 8ºC, và 24h ở 25ºC.

tiến hành xét nghiệm máu

Người bị huyết áp cao cũng là đối tượng dễ mắc tiểu đường

2. Hiểu rõ kết quả xét nghiệm chỉ số HbA1c 

Kết quả xét nghiệm chỉ số HbA1c thường nói lên bản chất của nồng độ glucose có trong máu để bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường, theo dõi khả năng kiểm soát glucose trong thời gian dài điều trị bệnh và dự kiến sự xuất hiện các biến chứng vi mạch do bệnh đái tháo đường.

Chỉ số HbA1c ở mức thông thường: 2.2 – 5.6%. 

– Nếu tăng ( 5.7 – 6.4%): Có thể bạn đã mắc suy thận mạn, thiếu máu, thiếu sắt, nghiện rượu hoặc ngộ độc chì. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

– Nếu giảm: Thiếu máu mạn tính, thời gian của hồng cầu ngắn

chỉ số đường huyết

Chỉ số HbA1c tăng giảm phản ánh bất thường của cơ thể

3. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm HbA1c

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên bỏ túi trước khi thực hiện xét nghiệm chỉ số HbA1c:

– Đa số các xét nghiệm máu đều yêu cầu phải nhịn ăn trước khi thực hiện. Tuy nhiên, đối với xét nghiệm chỉ số HbA1c, bạn không cần phải nhịn ăn và cho phép được lấy máu tại bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy mà các chuyên gia y tế thường khuyến cáo người dân nên chủ động đi lấy máu xét nghiệm nhiều để chẩn đoán và phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tiểu đường, ngăn chặn tỷ lệ mắc bệnh gia tăng.

– Đối với phụ nữ lần đầu thăm khám sức khỏe, bệnh viện thường sẽ chỉ định xét nghiệm thêm chỉ số HbA1c để xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai. Sau đó sẽ yêu cầu làm xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống để chẩn đoán liệu bệnh tiểu đường có tiến triển trong quá trình mang thai hay không.

– Lưu ý kết quả chỉ số HbA1c có thể tăng hoặc giảm giả do các chỉ số HbF, hội chứng Ure tăng cao… hoặc các bệnh như thiếu máu , xuất huyết tiêu hóa…làm giảm đời sống HC.

– Đặc biệt, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng người bị mắc bệnh tiểu đường đang trong quá trình điều trị hoặc có chỉ số đường huyết ổn định vẫn nên thực hiện xét nghiệm 2 lần/năm.

– Bên cạnh việc thực hiện xét nghiệm máu, bạn cũng nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể để có biện pháp điều trị phù hợp ngay từ giai đoạn đầu phát triển bệnh.

chỉ số glucose

Thực hiện xét nghiệm chỉ số HbA1c không cần phải nhịn ăn

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về chỉ số xét nghiệm HbA1c phản ánh kết quả bệnh tiểu đường và những lưu ý quan trọng khi tiến hành xét nghiệm này.

Từ khóa » Chỉ Số Hba1c Nói Lên điều Gì