Xét Nghiệm HCT Là Gì? Vì Sao Chỉ Số HCT Tăng, Giảm Bất Thường?
Có thể bạn quan tâm
1. Xét nghiệm HCT là gì?
Hồng cầu rất quan trọng đối với sự sống. Trong hồng cầu có chứa hemoglobin liên kết với oxy và có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. HCT hay còn gọi là Hematocrit là tỉ lệ hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Đây là một chỉ số quan trọng để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh lý về hồng cầu, phổ biến là tình trạng mất máu, thiếu máu.
Xét nghiệm HCT là xét nghiệm cần thiết để theo dõi sức khỏe
Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện làm xét nghiệm chỉ số HCT để sàng lọc bệnh đa hồng cầu, kiểm tra xem người bệnh có các rối loạn máu do số lượng hồng cầu trong máu quá thấp hay không. Ngoài ra, đây cũng là xét nghiệm thường quy đối với những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý nặng khác hoặc đang chữa trị ung thư. Qua kết quả chỉ số hồng cầu, các bác sĩ có thể đánh giá được khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất.
Khi thực hiện xét nghiệm HCT, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu qua đường tĩnh mạch của người bệnh vào một ống nhỏ. Sau đó, mẫu máu này sẽ đưa về phòng xét nghiệm để phân tích bằng những loại máy móc chuyên dụng. Tuy nhiên, kết quả chỉ số HCT còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như thai kỳ, cơ thể bị mất máu, mất nước,…
Bên cạnh thắc mắc xét nghiệm HCT là gì, một vấn đề cũng đang được nhiều người quan tâm đó là chỉ số HCT bao nhiêu là bình thường? Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, chỉ số HCT cũng có sự khác biệt nhất định. Cụ thể, chỉ số HCT bình thường ở từng đối tượng sẽ là:
- Đối với nam giới, chỉ số HCT bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 41% đến 50%.
- Với nữ giới, chỉ số HCT được đánh giá là bình thường khi đạt 36% đến 44%.
- Chỉ số HCT bình thường ở trẻ nhỏ sẽ là 32% đến 42%.
- Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số HCT đạt 45% đến 61% được cho là bình thường.
2. Những nguyên nhân nào gây ra chỉ số HCT tăng hoặc giảm quá mức?
Chỉ số HCT tăng hoặc giảm quá mức đều cho thấy rằng, sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Cụ thể là:
- Những trường hợp chỉ số HCT tăng cao hơn so với bình thường là do một số nguyên nhân sau: Bệnh tim, bệnh về tủy xương, người thường xuyên hút thuốc lá, khó thở khi ngủ, sử dụng hormone testosterone, người bị ngộ độc carbon monoxide,…
Chỉ số HCT bất thường có liên quan đến các bệnh về hồng cầu
- Những trường hợp chỉ số HCT thấp hơn so với bình thường thì rất có thể là do một số nguyên nhân dưới đây: Bệnh nhân bị mất máu, thiếu máu do thiếu sắt, mắc phải một số bệnh lý về xương, tình trạng thừa nước trong cơ thể, bệnh nhân ung thư bước vào giai đoạn di căn đến tủy, phụ nữ đang mang thai, các trường hợp mắc bệnh về tuyến giáp, người bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh nhân bị thiếu vitamin chẳng hạn như vitamin B12, B6, folate,…
3. Hướng dẫn cách đưa chỉ số HCT về mức ổn định
Để chỉ số HCT có thể ổn định trở lại, việc đầu tiên là cần xác định nguyên nhân gây tăng giảm HCT một cách bất thường và đồng thời áp dụng phương pháp điều trị triệt để. Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:
Những trường hợp chỉ số HCT thấp do thiếu máu thì nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt
- Nên áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu chỉ số HCT thấp vì bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt thì trong chế độ ăn của người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như các loại thịt đỏ, gan động vật, cá, đậu phụ, hoa quả sấy, các loại rau lá xanh, quả hạch, bánh mì, trứng,… Lưu ý nên bổ sung vitamin C để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Ngoài ra, cần hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ,…
- Áp dụng lối sống lành mạnh: Ngoài chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cũng nên duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật một cách hiệu quả. Vận động mỗi ngày cũng chính là cách giúp bạn có một tinh thần thoải mái, tích cực hơn. Người bệnh cũng cần tránh một số thói quen xấu, dễ gây hại cho sức khỏe chẳng hạn như tránh thức khuya, loại bỏ thuốc lá, rượu bia, làm việc trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ,…
Nên lựa chọn thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc xét nghiệm HCT là gì và một số nguyên nhân khiến cho chỉ số này tăng hoặc giảm quá mức. Thông qua chỉ số xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá về tình trạng sức khỏe của bạn hoặc có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác trong trường hợp cần thiết. Sau khi được chẩn đoán bệnh, bạn sẽ được tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp để sức khỏe nhanh chóng được cải thiện.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín có cung cấp dịch vụ xét nghiệm chỉ số HCT và nhiều loại xét nghiệm khác, từ cơ bản đến chuyên sâu. Khi lựa chọn dịch vụ xét nghiệm của MEDLATEC bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
MEDLATEC được đầu tư quy mô về cơ sở vật chất và các loại máy móc khám chữa bệnh. Với sự nỗ lực không ngừng trong suốt 26 năm, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC tự hào nhận được những chứng chỉ danh giá, đặc biệt là chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ và chứng chỉ CAP được cấp bởi Hội bệnh học Hoa Kỳ.
Ngoài ra, dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tại nhà cũng là một ưu điểm nổi bật của MEDLATEC, rất phù hợp với những người bận rộn. Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tận nhà và trả kết quả tận nơi cho bạn. Để đăng ký sử dụng dịch vụ, hãy gọi đến Hotline 1900 56 56 56 và thực hiện theo hướng dẫn.
Từ khóa » Chỉ Số Hct Máu
-
Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu ...
-
Chỉ Số HCT Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì - Những điều Quan Trọng Bạn ...
-
Hct Là Gì? Xét Nghiệm Chỉ Số Hct Trong Máu Và Những điều Bạn Cần Biết
-
HCT Là Gì? Tìm Hiểu Về Cách đánh Giá Chỉ Số HCT Trong Cơ Thể
-
️ Hct Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Chỉ Số HCT Theo Tuổi | Vinmec
-
Xét Nghiệm Hematocrit | Vinmec
-
Chỉ Số HCT Và Những điều Cần Biết
-
Chỉ Số HCT Nằm Ngoài Giới Hạn Cho Phép Có Nguy Hiểm Không?
-
Đánh Giá Thiếu Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học - MSD Manuals
-
Chỉ Số HCT Là Gì? Khi Nào Cần Làm Xét Nghiệm HCT?
-
Xét Nghiệm Máu HCT Là Gì? Cách đánh Giá Chỉ Số HCT Máu - Happiny
-
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu Bạn Cần Biết Khi Nhận ...
-
Cách đọc Hiểu Chính Xác Chỉ Số Thiếu Máu ở Trẻ Sơ Sinh - Fitobimbi