Xét Nghiệm HPV Là Gì? Những Ai Cần Tiến Hành Xét Nghiệm
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm HPV là gì? Những ai cần tiến hành xét nghiệm HPV… là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của độc giả về xét nghiệm HPV.
Menu xem nhanh:
- 1. HPV là gì?
- 2. Xét nghiệm HPV là gì?
- 3. Những ai cần tiến hành xét nghiệm HPV?
1. HPV là gì?
HPV là những virus nhỏ và thường lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay có khoảng 200 type khác nhau, trong đó type HPV 16 và HPV 18 thuộc nhóm có nguy cơ cao gây 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Tần suất nhiễm các type HPV khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau.
Phụ nữ nhiễm HPV thường xuất hiện ở độ tuổi sau 30. Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV đều không có triệu chứng cụ thể. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng rõ ràng thì bệnh ung thư đã phát triển ở giai đoạn nặng hơn. Chính vì thế việc xét nghiệm sớm HPV sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời bệnh.
2. Xét nghiệm HPV là gì?
Xét nghiệm HPV là một xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung thường được áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Xét nghiệm này giúp phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung (HPV 16 và HPV 18). Có 2 xét nghiệm giúp phát hiện virus HPV :
- Xét nghiệm Pap (Pap smear): Phết tế bào cổ tử cung lên lam kính, nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Nếu nhiễm HPV sẽ thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng. Xét nghiệm Pap giúp phát hiện virus HPV gây ung thư cổ tử cung.
- Xét nghiệm HPV: Giúp phát hiện virus gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến sự thay đổi tế bào và ung thư. Xét nghiệm HPV có thể thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.
Các xét nghiệm trên nhằm chẩn đoán tình trạng nhiễm HPV và xác định type HPV gây bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nhiễm HPV nào cũng gây ung thư. Vì thế để chắc chắn về tình trạng bệnh, ngoài việc tiến hành xét nghiệm HPV thì cần làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết khác như nội soi cổ tử cung, siêu âm…
3. Những ai cần tiến hành xét nghiệm HPV?
Tất cả chị em đã có quan hệ tình dục cần tiến hành xét nghiệm HPv để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Cụ thể như:
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm Pap theo lời khuyên của bác sĩ và không cần phải làm xét nghiệm HPV, trừ khi kết quả Pap bất thường.
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 tuổi trở lên nên thử nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cùng lúc.
- Những phụ nữ đã tiêm vắc xin phòng HPV vẫn nên thực hiện theo các khuyến nghị sàng lọc cho nhóm tuổi của họ.
- Những phụ nữ có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư cổ tử cung có thể cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Phụ nữ có nguy cơ cao bao gồm những người bị nhiễm HIV, ghép tạng, hoặc tiếp xúc với thuốc DES.
Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc có các trang thiết bị y tế hiện đại, hệ thống phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2… giúp xét nghiệm nhanh chóng, kết quả chính xác. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tiến hành xét nghiệm HPV, giúp chẩn đoán đúng bệnh. Nếu nghi ngờ mắc ung thư, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Từ khóa » Khám Hpv Là Gì
-
Xét Nghiệm HPV - Phương Pháp Giúp Phát Hiện Sớm Ung Thư Cổ Tử ...
-
Xét Nghiệm HPV Là Gì? Vai Trò Của Xét Nghiệm Này Ra Sao? | Medlatec
-
Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Bằng HPV Test Và PAP Test ở Phụ Nữ ...
-
Tìm Hiểu Xét Nghiệm Xác định Virus HPV | Vinmec
-
Virus HPV Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và Phòng Ngừa
-
Mục đích Của Xét Nghiệm PAP Và Xét Nghiệm HPV Có Giống Nhau ...
-
Một Số điều Cần Biết Về Nhiễm HPV Cơ Quan Sinh Dục
-
Xét Nghiệm HPV Là Gì? Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm - Diag
-
Xét Nghiệm HPV Là Gì? Vai Trò Của Xét Nghiệm Này Ra Sao? | BvNTP
-
Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung / Các Bệnh Phụ Khoa
-
Virus Hpv Là Gì? Xét Nghiệm Hpv ở đâu? - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn
-
Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG HPV - UNG THƯ CỔ TỬ CUNG - Genlab
-
Tầm Soát Cổ Tử Cung: Tại Sao Xét Nghiệm HPV Lại Quan Trọng?