Xét Nghiệm Kali Máu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Tăng kali máu là gì
Kali có vai trò quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ bắp bao gồm cả cơ tim. Tăng kali máu là thuật ngữ mô tả mức kali trong máu cao hơn bình thường.
Mức kali trong máu thường là 3,6 - 5,2 mmol/L. Nồng độ kali trong máu cao hơn 6.0 mmol/L có thể nguy hiểm và cần phải điều trị ngay lập tức.
Thông thường các kết quả cho thấy kali máu cao đơn độc thường không chính xác do nhiều yếu tố nhiễu. Việc các tế bào máu bị vỡ ngay lúc lấy máu hoặc trong quá trình bảo quản mẫu máu làm tăng nồng độ kali trong mẫu mặc dù mức kali trong cơ thể bình thường. Nếu nghi ngờ điều này, bác sĩ có thể yêu cầu lặp lại xét nghiệm kali máu một vài lần sau đó.
Nguyên nhân nào gây tăng Kali máu
Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng kali máu thường có liên quan đến thận chẳng hạn như:
- Suy thận cấp
- Bệnh thận mãn tính
Các nguyên nhân gây tăng kali máu khác bao gồm:
- Bệnh Addison (suy thượng thận)
- Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
- Thuốc chẹn Beta
- Mất nước
- Phá hủy các tế bào hồng cầu do chấn thương nặng hoặc bỏng
- Sử dụng quá nhiều chất bổ sung kali
- Bệnh tiểu đường loại 1
Kali cao thường được phát hiện khi bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu để giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý đang gặp phải hoặc theo dõi đánh giá các loại thuốc hiện đang dùng.
Các dấu hiệu tăng kali máu
Nếu có triệu chứng tăng kali máu, đặc biệt nếu có kèm theo bệnh thận hoặc đang dùng thuốc làm tăng mức kali, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Tăng kali máu là một rối loạn nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Nó có thể gây ra:
- Mỏi cơ bắp;
- Kiệt sức;
- Tê liệt;
- Rối loạn nhịp tim;
- Buồn nôn.
(Tăng kali máu có thể gây ra các triệu chứng đau mỏi cơ bắp)
Các dấu hiệu hạ kali máu
Hạ kali máu khi mức kali thấp hơn mức bình thường trong máu. Nồng độ kali rất thấp (dưới 2,5 mmol/L) có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.
Hạ kali máu có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất là mất kali quá nhiều trong nước tiểu do thuốc lợi tiểu làm tăng số lần đi tiểu. Loại thuốc này thường được kê đơn cho những người bị huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch.
Nôn, tiêu chảy hoặc kết hợp cả hai cũng có thể dẫn đến mất kali quá mức qua đường tiêu hóa. Đôi khi, kali thấp là do không cung cấp đủ kali trong chế độ ăn uống hằng ngày. Nguyên nhân gây hạ kali bao gồm:
- Sử dụng rượu quá mức.
- Bệnh thận mãn tính
- Ketoacidosis tiểu đường
- Tiêu chảy
- Thuốc lợi tiểu.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng quá mức
- Đổ quá nhiều mồ hôi
- Thiếu axit folic
- Bệnh aldosteron nguyên phát
- Sử dụng kháng sinh
- Nôn
Trong hầu hết các trường hợp, kali thấp được phát hiện bằng xét nghiệm máu được tiến hành do mắc bệnh hoặc khi đang dùng thuốc lợi tiểu. Các triệu chứng kali thấp có thể bao gồm:
- Kiệt sức
- Mệt mỏi
- Chuột rút cơ bắp
- Táo bón
Rối loạn nhịp tim là biến chứng đáng lo ngại nhất khi nồng độ kali rất thấp đặc biệt ở những người mắc bệnh tim tiềm ẩn. Chẩn đoán rối loạn Kali máu dựa vào khám lâm sàng và một số xét nghiệm, thăm dò chức năng bao gồm:
- Xét nghiệm máu: kiểm tra nồng độ kali, chức năng thận (BUN, creatinin), đường huyết và nồng độ các chất điện giải khác như Mg, Ca, P.
- Kali thấp ảnh hưởng đến nhịp tim do đó bác sĩ có thể yêu cầu đo nồng độ digoxin nếu bệnh nhân đang uống thuốc thuộc nhóm digitalis.
- ECG: giúp phát hiện những thay đổi điện thế ở tim và một số loại rối loạn nhịp tim gây ra bởi kali máu thấp.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về kết quả xét nghiệm máu hay thay đổi loại thuốc gây ảnh hưởng đến mức kali trong máu. Trường hợp có các bệnh lý thực thể gây ra tình trạng hạ kali máu cần phải điều trị triệt để.
Điều trị kali bất thường trong máu cần dựa vào nguyên nhân, có thể cần dùng thuốc khẩn cấp hoặc lọc máu nếu nồng độ kali quá cao. Ngược lại, việc bổ sung kali có thể cần thiết đối với hạ kali máu.
Tuy nhiên, không nên tự ý bổ sung kali mà không tham khảo ý kiến với bác sĩ!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Kali Máu Thấp
-
Nguyên Nhân Và ảnh Hưởng Của Hạ Kali Máu | Vinmec
-
Điều Trị Và Xử Trí Hạ Kali Máu | Vinmec
-
Hạ Kali Máu: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Hạ Kali Máu - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
Hạ Kali Máu: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Hạ Kali Máu
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Hạ Kali Máu
-
Nhận Biết Và Xử Trí Hạ Kali Máu - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
Nhân Một Trường Hợp Yếu Cơ Và Hạ Kali Máu Kéo Dài 8 Năm đã được ...
-
Hạ Kali Máu Có Nguy Hiểm Không? - YouMed
-
Hạ Kali Máu – Những điều Cần Biết
-
Hạ Kali Máu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Hạ Kali Máu | VIAM