Xét Nghiệm Kháng Thể IgG Covid - Những điều Cần Biết

1. Xét nghiệm kháng thể IgG Covid là gì

1.1. Thế nào là IgG và xét nghiệm IgG

IgG (Immunoglobulin G) là loại kháng thể chính có ở trong dịch ngoại bào và tuần hoàn máu, nó chiếm 75% kháng thể huyết thanh, được tạo ra khi cơ thể được tiêm chủng hoặc tiếp xúc với mầm bệnh. IgG có khả năng kiểm soát nhiễm trùng trong cơ thể rất tốt nhờ khả năng bắt dính với các mầm bệnh.

Kháng thể IgG Covid-19 là cái mà hệ miễn dịch tạo ra để chống lại virus gây bệnh

Kháng thể IgG Covid-19 là cái mà hệ miễn dịch tạo ra để chống lại virus gây bệnh

Trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, IgG là một trong 5 loại globulin miễn dịch được tạo ra để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh lây nhiễm ở bên ngoài. IgG có khả năng ghi nhớ kháng nguyên, sau khi tiêm chủng, nó sẽ được sinh ra và nhờ vào khả năng ấy mà nó có thể chống lại mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể trong các lần sau. Xét nghiệm IgG, vì thế có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán tình trạng miễn dịch của cá nhân với một mầm bệnh cụ thể.

1.2. Xét nghiệm kháng thể IgG Covid

IgG là một trong hai loại kháng thể Covid hay nói dễ hiểu hơn thì cùng với IgM nó chính là các protein đặc biệt giúp chống lại virus SARS-CoV-2. IgG có ở trong máu người đã bị Covid-19 sau một khoảng thời gian nhất định hoặc người đã tiêm vacxin phòng Covid; nó có thể định lượng hoặc định tính bằng xét nghiệm máu.

Sau khi tiêm vacxin hoặc bị nhiễm Covid-19, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự bảo vệ. Lúc này, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể IgM, sau đó nó sẽ tăng dần lên về định lượng rồi tiếp tục duy trì suốt một thời gian dài - gọi là kháng thể IgG để giúp cơ thể có khả năng tự bảo vệ khỏi virus gây bệnh trong những lần tiếp xúc sau. Xét nghiệm kháng thể IgG Covid là phương pháp xác định sự hiện diện của kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 có trong máu người đã được tiêm vacxin phòng ngừa căn bệnh này, đã từng bị hoặc đang điều trị Covid-19.

2. Xét nghiệm kháng thể IgG Covid và những điều cần lưu ý

2.1. Các loại xét nghiệm kháng thể IgG Covid-19

Xét nghiệm kháng thể IgG Covid sẽ biết được khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus SARS‑CoV‑2 hoặc tìm ra sự hiện diện của loại virus này. Sau khi có các triệu chứng Covid khoảng 3 - 10 ngày, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể IgM chống lại virus, đến ngày thứ 15 - 16 thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể IgG. Nồng độ IgG tăng cao nhất sau 28 ngày nhiễm bệnh (giai đoạn hồi phục). Do đó, nếu kết quả xét nghiệm tìm thấy IgG tức là người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi. Trường hợp xuất hiện đồng thời cả IgM và IgG thì đó là giai đoạn giữa của bệnh.

Test nhanh kháng thể Covid-19

Test nhanh kháng thể Covid-19

Hiện nay các loại xét nghiệm kháng thể phổ biến được dùng gồm:

- Xét nghiệm định tính kháng thể (test nhanh)

Đây là loại xét nghiệm dùng kit test có sẵn, lấy mẫu bằng cách chích máu rồi nhỏ vào khay test. Kết quả của xét nghiệm với kháng thể IgG, IgM được xem là âm tính khi không có kháng thể và dương tính khi có kháng thể.

Mặc dù thời gian thực hiện test nhanh kháng thể chỉ hết 15 phút nhưng kết quả của nó lại không có tính chính xác cao. Mặt khác, kết quả xét nghiệm cũng không đưa ra chỉ số kháng thể cụ thể là bao nhiêu nên không có khả năng đánh giá được sự thay đổi nồng độ của kháng thể theo thời gian.

- Xét nghiệm định lượng kháng thể gắn kết

Xét nghiệm này sẽ gắn kết kháng nguyên với kháng thể để đánh giá sự phơi nhiễm. Nói một cách dễ hiểu hơn là kết quả của xét nghiệm sẽ cho biết cơ thể đã từng tiếp xúc với virus hay thành phần của virus hay chưa.

Phương pháp này cũng lấy mẫu máu để xét nghiệm nhưng nó sử dụng xét nghiệm miễn dịch để phân tích. Xét nghiệm có khả năng đếm được nồng độ kháng thể IgG SARS-CoV-2 trong cơ thể. Thời điểm tốt nhất nên làm xét nghiệm là sau khi tiêm vacxin ngừa Covid mũi 1 khoảng 28 ngày và sau khi tiêm mũi 2 khoảng 14 - 28 ngày.

2.2. Những ai không nên làm xét nghiệm kháng thể IgG Covid

Đối với trường hợp nhiễm Covid-19, cơ thể sẽ cần mất một khoảng thời gian thì mới có khả năng sinh ra kháng thể. Do đó, người mới nghi ngờ mắc bệnh lý này không nên làm xét nghiệm IgG Covid vì nó không cho kết quả chính xác. Thậm chí trong trường hợp kết quả xét nghiệm kháng thể âm tính thì vẫn không thể loại trừ nguy cơ người đó mắc bệnh và cần phải làm thêm xét nghiệm RT-PCR thì mới chẩn đoán chính xác được.

2.3. Đối tượng nên làm xét nghiệm kháng thể IgG Covid là những ai

Chuyên gia y tế khuyến cáo, những người thuộc nhóm sau nên làm xét nghiệm kháng thể IgG Covid-19:

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ uy tín về xét nghiệm Covid

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ uy tín về xét nghiệm Covid

- Người có nhu cầu xét nghiệm sau khi đã được điều trị khỏi bệnh Covid 19.

- Người có nhu cầu xuất cảnh.

- Người đã tiêm vacxin phòng bệnh Covid-19.

- Người chưa tiêm vacxin đang nghi ngờ bị Covid-19 nhưng không có triệu chứng nên làm xét nghiệm để biết mình có mắc bệnh không, có kháng thể Covid chưa.

Xét nghiệm kháng thể IgG có tác dụng rất lớn trong việc đánh giá tình trạng sản sinh kháng thể ở những người đã tiêm vacxin phòng Covid-19 và cho biết cơ thể của người đã tiêm phòng có đủ khả năng miễn dịch với virus gây bệnh hay không.

Đối với cộng đồng, xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá được sự phát tán của virus đồng thời phát hiện được người có kháng thể và có khả năng tự bảo vệ trước virus gây bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này không được dùng để chẩn đoán một cá nhân có bị nhiễm SARS-CoV-2 không vì tính chính xác của nó không cao.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về xét nghiệm kháng thể IgG Covid-19 và những vấn đề liên quan đến xét nghiệm này. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ điều gì khác về xét nghiệm, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900565656, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng chia sẻ những thông tin được cập nhật mới và chính xác nhất.

Từ khóa » Chỉ Số Igg Cao