Xét Nghiệm Máu IgE Là Gì Và được Chỉ định Khi Nào? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Xét nghiệm máu IgE là gì?
Hệ thống miễn dịch của cơ thể người hoạt động khá phức tạp dựa trên nhiều phản ứng khác nhau, trong đó IgE là kháng thể miễn dịch được tạo thành. Chúng chủ yếu có mặt ở niêm mạc đường tiêu hóa hoặc hô hấp, khi được kích thích sẽ truyền thông tin giải phóng cách chất trung gian dị ứng như: Histamine, serotonin, tryptase, leukotriene,...
IgE là một loại kháng thể của hệ miễn dịch
IgE tham gia chính vào các phản ứng dị ứng và rối loạn dị ứng như: hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng,... với các triệu chứng ở cổ họng, da, mũi, phổi,...
Các tình trạng phản ứng quá mẫn cũng có liên hệ đặc biệt với kháng thể IgE nên xét nghiệm kháng thể này trong máu được dùng trong chẩn đoán các bệnh dị ứng liên quan. Xét nghiệm IgE sẽ đo tổng lượng globulin miễn dịch E trong máu, có thể kết hợp với xét nghiệm IgE đặc hiệu với dị nguyên. Với kết quả xét nghiệm IgE, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dị ứng và xác nhận được dị nguyên.
2. Chỉ định xét nghiệm máu IgE khi nào?
Như vậy, xét nghiệm máu IgE có vai trò quan trọng trong sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh dị ứng và phản ứng quá mẫn của cơ thể. Không chỉ giúp xác định được mức độ dị ứng, xét nghiệm định lượng IgE còn giúp bác sĩ kiểm tra loại dị nguyên gây ra dị ứng.
Xét nghiệm IgE để chẩn đoán bệnh dị ứng
Do đó, xét nghiệm IgE máu được chỉ định cho các trường hợp người bệnh có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về bệnh dị ứng. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán người bệnh có bị dị ứng và dị ứng với mức độ nào để can thiệp điều trị.
Cụ thể, các dấu hiệu dị ứng có liên quan và thường chỉ định xét nghiệm IgE máu chẩn đoán bao gồm:
Phát ban da
Phát ban da là dấu hiệu dị ứng thường gặp, nhất là khi da tiếp xúc trực tiếp với kháng nguyên như: phấn hoa, lông động vật, thú nuôi,...
Viêm da
Viêm da do dị ứng xuất hiện với các triệu chứng như sưng đỏ, xuất hiện các vết da viêm loang lổ.
Chàm
Chàm là triệu chứng viêm da dị ứng khi da người bệnh tiếp xúc với dị nguyên, tình trạng còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và thời gian tiếp xúc với dị nguyên. Chàm da sẽ gây ra các triệu chứng ngứa, phát ban đỏ tại vùng da tiếp xúc với dị ứng.
Ho, nghẹt mũi, hắt hơi
Ho, nghẹt mũi và hắt hơi đều là các triệu chứng điển hình của dị ứng đường hô hấp, khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên trong không khí như: bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất,...
Dị ứng có thể gây triệu chứng hen nặng
Hen
Hen là triệu chứng dị ứng nặng, khi niêm mạc họng bị sưng phù làm cản trở hô hấp rất nguy hiểm. Bệnh nhân cần được can thiệp điều trị sớm, thông tắc hô hấp để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Ngứa cổ họng và trong miệng
Ngứa cổ họng, ngứa trong miệng có thể do dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc uống, IgE trong máu tăng kích hoạt giải phóng các chất gây ra tình trạng này.
Ngứa, đỏ ở mắt
Triệu chứng dị ứng không chỉ xuất hiện ở da và niêm mạc hô hấp mà mắt cũng có thể bị ảnh hưởng với dấu hiệu đỏ, ngứa mắt.
Dị ứng do các dị nguyên khác nhau có thể có triệu chứng khác nhau, xét nghiệm IgE cũng giúp đánh giá mức độ dị ứng để kịp thời can thiệp tránh phản ứng quá mẫn nặng gây sốc.
3. Làm gì khi IgE trong máu tăng cao?
Xét nghiệm IgE máu có nồng độ từ 0.35 IU/ml trở lên có nghĩa là IgE trong máu tăng cao, có thể gợi ý tình trạng dị ứng cũng như mức độ nghiêm trọng của dị ứng.
3.1. IgE trong máu tăng cao do dị ứng
Thường để khẳng định, định lượng IgE trong máu sẽ được thực hiện khi thử cho người bệnh tiếp xúc với dị nguyên nghi ngờ. Nếu IgE tăng khi mức độ tiếp xúc với dị nguyên tăng nghĩa là bệnh nhân bị dị ứng với dị nguyên này và ngược lại.
IgE máu tăng khi tăng tiếp xúc với dị nguyên cho thấy bệnh nhân bị dị ứng
3.2. IgE trong máu tăng cao đánh giá mức độ dị ứng
Với bệnh nhân bị dị ứng, IgE trong máu càng cao nghĩa là phản ứng dị ứng càng nghiêm trọng. Nếu tăng đến mức báo động, bệnh nhân cần được theo dõi đặc biệt và kiểm soát phản ứng dị ứng bằng thuốc tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Mặc dù kết quả xét nghiệm IgE máu có ý nghĩa quan trọng trong sàng lọc, chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của dị ứng song vẫn có tỉ lệ âm tính giả. Điều này có nghĩa là một người âm tính với IgE máu song vẫn có thể đang bị dị ứng.
Nên xét nghiệm IgE ở địa chỉ uy tín để đảm bảo kết quả chính xác
Xét nghiệm máu IgE hiện cũng đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC phục vụ công tác khám chữa bệnh cho khách hàng. Ngoài xét nghiệm IgE, MEDLATEC còn thực hiện nhiều xét nghiệm để phát hiện, đánh giá, chẩn đoán các bệnh dị ứng, đặc biệt là viêm da cơ địa dị ứng khó điều trị. Chẩn đoán bệnh chính xác là bước đầu tiên để điều trị bệnh hiệu quả cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (từ ngày 7/1/2022) đảm bảo sẽ cho kết quả nhanh và chính xác nhất. Bên cạnh đó, MEDLATEC đã và đang triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, trả kết quả tận nơi, giúp tiết kiệm tối đa thời gian chờ đợi và đi lại cho khách hàng. Giá xét nghiệm tại nhà bằng giá xét nghiệm niêm yết tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng chi phí đi lại cho 1 địa chỉ lấy mẫu.
Nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm máu IgE cũng như các xét nghiệm khác, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Xét nghiệm máu là kỹ thuật phân tích định lượng một hoặc định tính một vài thông số cơ bản từ mẫu máu tĩnh mạch của người thực hiện.
Từ khóa » Chỉ Số Ige Trong Thực Phẩm
-
IgE định Lượng (quantitative Immunoglobulin E)
-
Xét Nghiệm định Lượng IgE Trong Các Bệnh Dị ứng - Benh Vien 108
-
Định Lượng IgE Trong Chẩn đoán Viêm Da Cơ địa Dị ứng - Vinmec
-
Xét Nghiệm Máu IgE Là Gì? - Vinmec
-
Top 14 Chỉ Số Ige Trong Thực Phẩm
-
Xét Nghiệm Dị ứng: Phân Loại, Chỉ định Và Quy Trình Thực Hiện
-
Dị ứng Thực Phẩm - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Xét Nghiệm Miễn Dịch Bán định Lượng IgE đặc Hiệu Tìm Nguyên Nhân ...
-
Chuẩn đoán Dị ứng Qua Xét Nghiệm Phát Hiện Kháng Thể IgE đặc ...
-
ĐỊNH LƯỢNG IgE (Immunoglobuline E) - Health Việt Nam
-
[PDF] Chất Gây Dị ứng Và Không Dung Nạp - c
-
Định Lượng IgE Trong Chẩn đoán Viêm Da Cơ địa Dị ứng
-
Dị ứng Thức ăn (Food Allergy) - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dị ứng Thực Phẩm Và Cách điều Trị - Phòng Khám Maia