Xét Nghiệm Máu, Xét Nghiệm Công Thức Máu Là Gì? - VIỆT PHAN
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm công thức máu (tổng công thức tế bào máu, xét nghiệm huyết học) nói lên điều gì ?
Bạn có thể được bác sĩ yêu cầu làm công thức máu (CTM) khi bị sốt cao, khi mệt mỏi kéo dài, hoặc ngay cả lúc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vậy CTM là gì và tại sao nó lại hay được sử dụng đến vậy? CTM là xét nghiệm đầu tay của các bác sĩ, giúp họ chẩn đoán nhiều loại bệnh. Nó cũng thường được sử dụng để theo dõi diễn biến của một số bệnh liên quan tới máu (ví dụ bệnh máu trắng) hoặc để kiểm tra tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ức chế tủy xương. Việc hiểu rõ về xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết cách đặt cho thầy thuốc những câu hỏi thiết thực liên quan tới bệnh của mình.
Công thức máu là gì?
CTM là xét nghiệm cho phép xác định số lượng các tế bào máu và các thành phần liên quan của máu ngoại vi. Thông qua CTM, ta có thể biết:
Số lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Những tế bào này có chức năng khác nhau: hồng cầu mang chất dinh dưỡng và ôxy đi nuôi dưỡng tế bào, bạch cầu là đội ngũ các “chiến binh” đương đầu với các tác nhân gây nhiễm trùng, tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu. Hàm lượng huyết sắc tố (một loại protein nằm trong hồng cầu, có nhiệm vụ mang ôxy tới mô). Hematocrit: Tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần, phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc cô đặc máu. Khi nào thì phải làm CTM?
CTM thường được sử dụng để:
Sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại…). Theo dõi diễn biến của một số bệnh như: bệnh bạch cầu (máu trắng), u bạch huyết, các bệnh liên quan tới máu, bệnh mạn tính… Theo dõi tác dụng phụ của một số thuốc có khả năng ức chế hoạt động của tủy xương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân bị một số bệnh ung thư (nhất là ung thư máu, u bạch huyết), và những người phải điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Nếu số lượng tế bào máu giảm xuống mức quá thấp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhập viện ngay vì lúc này họ rất dễ bị nhiễm trùng, chảy máu hoặc bị các biến chứng nghiêm trọng khác, gây nguy hiểm cho tính mạng. Ý nghĩa của các chỉ số trong CTM
Bạch cầu CTM cho biết số lượng tổng thể của bạch cầu trong một đơn vị máu (chẳng hạn trong 1 ml máu), cũng như tỷ lệ của mỗi một trong 5 loại bạch cầu (trung tính, lympho, mono, ưa a xít và ưa kiềm). Ở người khỏe mạnh, giới hạn bạch cầu là 5.000 – 10.000/ml máu. Ở trẻ nhỏ, số lượng bạch cầu, nhất là các tế bào lympho, hơi cao hơn so với người lớn.
Số lượng bạch cầu thường tăng trong các bệnh nhiễm trùng, nó cũng có thể tăng rất cao trong bệnh ung thư máu.
Bạch cầu có thể hạ thấp khi ta bị nhiễm virus hoặc trong những bệnh lý liên quan tới giảm sản tủy (giảm sản xuất bạch cầu trong tủy xương). Bạch cầu cũng hạ thấp ở những người có tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư, với tia xạ hoặc các thuốc điều trị ung thư. Hồng cầu Thông thường, chỉ số hồng cầu và huyết sắc tố ở nam giới cao hơn so với phụ nữ.
Sự giảm sút số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố phản ánh tình trạng thiếu máu của cơ thể. Nếu lượng sắt đưa vào qua khẩu phần ăn thấp, hoặc nếu bạn bị chảy máu mạn tính, chỉ số huyết sắc tố của bạn sẽ giảm và bạn cần được điều trị ngay.
Ngoài ra, hồng cầu cũng giảm ở những bệnh nhân mắc bệnh di truyền về hồng cầu (ví dụ bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm).
Tiểu cầu Tiểu cầu là những tế bào rất đặc biệt trong máu, chức năng chính của nó là khởi động quá trình hình thành khối máu đông. Những bất thường về số lượng tiểu cầu có thể xuất hiện ở nhiều bệnh và gây hậu quả nghiêm trọng:
– Tiểu cầu giảm trong các trường hợp ung thư đã di căn tới tủy xương, tại đó các tế bào ung thư sẽ ức chế quá trình sản xuất của cả 3 dòng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu. Thay đổi này cũng xuất hiện sau sử dụng một số thuốc gây ức chế sản xuất tiểu cầu ở tủy xương. Ngoài ra, ở những bệnh nhân đột nhiên bị mất rất nhiều máu, tiểu cầu cũng có thể giảm đáng kể. Nếu tiểu cầu giảm quá thấp, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết.
– Tiểu cầu có thể tăng trong một số bệnh mạn tính, bệnh tủy xương hay sau sử dụng một số thuốc. Sự gia tăng số lượng tiểu cầu sẽ kích thích việc hình thành những khối tiểu cầu trong lòng mạch, cản trở sự lưu thông của máu.
Chú ý: CTM phản ánh tình trạng hiện tại của máu tuần hoàn, nhưng những kết quả bất thường không phải bao giờ cũng là chẩn đoán của một bệnh đặc hiệu. Những thay đổi trong công thức máu có thể là kết quả của một loạt bệnh hoặc tình trạng bệnh lý, cũng như các yếu tố môi trường khác. Chẳng hạn, số lượng bạch cầu và tiểu cầu có thể hơi tăng nhẹ sau khi bạn luyện tập, trong khi chỉ số huyết sắc tố có thể tăng nhẹ ở người hút thuốc lá. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn gì về những thay đổi bất thường trong CTM của mình hoặc người thân, hãy mạnh dạn yêu cầu bác sĩ giải thích rõ cho mình, tránh việc tự suy diễn, gây hoang mang lo lắng.
Từ khóa » Công Thức Máu Là Gì
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu Là Gì Và ý Nghĩa Trong Y Học | Medlatec
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu: ý Nghĩa Và Các Chỉ Số Quan Trọng
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Máu | Vinmec
-
Tìm Hiểu Thêm Xét Nghiệm Công Thức Máu Toàn Bộ | Vinmec
-
Công Thức Máu Toàn Phần Là Gì Và Tại Sao Phải Xét Nghiệm
-
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Công Thức Máu - Health Việt Nam
-
️ Xét Nghiệm Công Thức Máu Toàn Bộ - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu Là Gì Và Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu
-
Tổng Quan Về Xét Nghiệm Công Thức Máu | TCI Hospital
-
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu Bạn Cần Biết Khi Nhận ...
-
Mục đích Thực Hiện Xét Nghiệm Công Thức Máu Là Gì? - ISofHcare
-
Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì? Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm ...
-
Công Thức Máu Toàn Bộ (CBC): ý Nghĩa Lâm Sàng Kết Quả Xét Nghiệm