Xét Nghiệm MCV Là Gì? Ý Nghĩa Của Chỉ Số MCV
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm máu là một bước kiểm tra cơ bản nhưng lại là bước kiểm tra quan trọng với mỗi người. Khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm, bạn có chắc rằng mình sẽ hiểu hết được những chỉ số ghi trên đó không? Làm thế nào để hiểu hết được những chỉ số đó mà không cần đến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn? Cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu về xét nghiệm MCV là gì và những chỉ số liên quan trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Xét nghiệm MCV là gì?
Xét nghiệm huyết học được dùng để kiểm tra, phân tích máu. Nhằm xác định các thông tin về hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có trong máu. Từ đó, làm căn cứ để xác định các tình trạng bệnh liên quan như: thiếu máu, hoặc các bệnh về bạch cầu và hồng cầu.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng là bước kiểm tra cơ bản để đánh giá sức khỏe của bạn một cách tổng quát nhất. Giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý cũng như theo dõi bệnh tình của bạn.
Xét nghiệm MCV là một chỉ số thường thấy trong xét nghiệm huyết học. Cụm từ MCV được viết tắt từ Mean Corpuscular Volume, tức là thể tích trung bình của hồng cầu. Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất chứa các huyết tố máu.
Nhiệm vụ chính của hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Đồng thời nhận CO2 từ các mô đào thải lên phổi. Kích thước hồng cầu dù thay đổi lớn hơn hay nhỏ đi cũng là một biểu hiện cho sự khác thường trong cơ thể. Là dấu hiệu rối loạn máu hoặc cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang có xu hướng xấu đi. Cụ thể là bị thiếu máu hoặc do thiếu vitamin,…
Quy trình thực hiện xét nghiệm MCV
Quy trình xét nghiệm MCV tương tự như khi bạn thực hiện xét nghiệm máu.
- Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ dùng kim nhỏ lấy mẫu từ một tĩnh mạch ở cánh tay ở người được xét nghiệm.
- Mẫu máu này được cho vào ống nghiệm để đưa đến phòng xét nghiệm và phân tích.
- Sẽ mất khoảng thời gian từ 1-2 giờ đồng hồ để nhận được kết quả xét nghiệm MCV. Lúc ấy bạn sẽ biết được tình trạng cơ thể mình như thế nào.
Xem thêm:
- Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò?
- 11 Nguyên Nhân Hoa Mắt Chóng Mặt Phổ Biến
Ý nghĩa của chỉ số MCV
MCV được tính từ Hematocrit và số lượng hồng cầu. Ở điều kiện bình thường, chỉ số MCV ở mức 80-100 femtoliter/lít (1 femtoliter – 1/1 triệu lít)
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ có chế độ ăn uống phù hợp để bạn ổn định lượng MCV trong cơ thể. Bạn nên bổ sung một số thực phẩm sau: vitamin C, thịt đỏ, rau xanh, các loại đậu giàu axit folic, đậu Hà Lan, gan, cá, trứng, sữa, ngũ cốc cùng là những sản phẩm giàu vitamin B12. Để đảm bảo cơ thể luôn trong tình trạng khỏe mạnh.
MCV cao
Nếu MCV lớn hơn 100 femtoliter, cho thấy hồng cầu của bạn có kích thước lớn và đang bị phù ra, chứng tỏ cơ thể đang thiếu máu. Nguyên nhân là do thiếu axit folic (vitamin B12). Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể đến gặp bác sĩ để có được phương pháp điều trị hợp lý cân bằng lại chỉ số này.
MCV thấp
Nếu MCV dưới 80 femtoliter, điều này chứng tỏ bạn đang bị thiếu sắt. Hoặc trong một trường hợp đặc biệt hơn là bạn có thể bị chứng tan máu bẩm sinh. Khi chỉ số MCV xuống thấp thì lý do thường xuất phát từ những người mắc bệnh mãn tính, nhiễm độc từ chì, thiếu máu hồng cầu.
Phụ nữ mang thai thường có chỉ số MCV thấp hơn người bình thường. Vì thế, mẹ bầu cần quan tâm đến sức khỏe, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ cần cung cấp cho cơ thể lượng sắt cần thiết và bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng khác như: canxi, các loại vitamin,…
Lưu ý khi xét nghiệm MCV
Khi nào cần xét nghiệm MCV
Kiểm tra MCV giúp bạn kiểm tra được các thành phần có trong máu, dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng cơ thể bạn có vấn đề gì hay không? Tuy nhiên, khi bạn gặp phải những triệu chứng sau đây, bạn đến gặp bác sĩ và tiến hành xét nghiệm huyết học:
- Bầm tím hoặc xuất huyết thất thường, không rõ nguyên nhân là gì
- Lanh chân trở nên lạnh hơn, dễ mệt mỏi người.
- Da dẻ trở nên nhợt nhạt, thuyết huyết sắc.
Tuy là những triệu chứng đơn giản, thường thấy nhưng bạn không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra cho an toàn nhé!
Chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm MCV?
Bạn cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm MCV là câu hỏi mà nhiều người đặt ra? Theo các chuyên gia y học, để có kết quả MCV chính xác nhất, bạn nên nhịn đói trước khi lấy mẫu xét nghiệm từ 6-8 tiếng. Các triệu chứng sau khi lấy mẫu xét nghiệm thường rất ít xảy ra, nhưng bạn cũng nên lưu ý đến một số trường hợp sau:
- Hầu hết các trường hợp sẽ bị bầm tím ngay vết thương lấy mẫu. Nhưng nó sẽ nhanh chóng tan mất.
- Nếu có tình trạng chóng mặt hoặc đau đầu thì nên đến gặp bác sĩ nhanh để có những biện pháp kịp thời.
Xem thêm:
- Tế bào máu WBC là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm tế bào máu WBC?
- 10 triệu chứng ung thư máu bạn không nên xem thường
Với những thông tin trên, hy vọng bạn cũng đã hiểu hơn phần nào về xét nghiệm MCV là gì, cũng như các vấn đề về xét nghiệm máu. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên thăm khám sức khỏe thường xuyên theo định kỳ để việc theo dõi sức khỏe dễ dàng hơn.
Từ khóa » Chỉ Số Huyết Học Mcv Là Gì
-
MCV Là Gì? Những điều Bạn Nên Biết Về Chỉ Số MCV Trong Xét ...
-
MCV Là Gì - Chỉ Số Này Có ý Nghĩa Gì Trong Xét Nghiệm Máu
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số Mcv Trong Xét Nghiệm Máu - Vinmec
-
MCV Là Gì? Chỉ Số Xét Nghiệm Máu MCV Bất Thường
-
Chỉ Số Mcv Là Gì? Đạt Mức Bao Nhiêu Là Bình Thường
-
Chỉ Số MCV Là Gì? MCV Cao Hay Thấp Phản ánh điều Gì? - Yduochanoi
-
Chỉ Số Xét Nghiệm Máu MCV Là Gì?
-
Xét Nghiệm Máu MCV Là Gì? Khám Phá ý Nghĩa Của Chỉ Số ... - Happiny
-
Chỉ Số MCV Là Gì? Mục đích Và ý Nghĩa Lâm Sàng
-
Xem Ngay Xét Nghiệm Máu MCV Là Gì? Khám Phá ý Nghĩa Của Chỉ Số ...
-
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu Bạn Cần Biết Khi Nhận ...
-
List 10+ Xét Nghiệm Huyết Học Mcv Là Gì Mới Nhất Hiện Nay
-
Top 15 Chỉ Số Mcv Trong Máu Thấp Là Gì
-
MCV Là Gì? Chỉ Số MCV Trong Máu Thấp Hoặc Cao Là Bệnh Gì?