XÉT NGHIỆM MỠ MÁU LÀ GÌ? CHỈ SỐ MỠ MÁU BAO NHIÊU LÀ ...

Hỏi: Chào bác sĩ! Bác sĩ cho tôi hỏi xét nghiệm mỡ máu là gì và chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao? Tuần rồi tôi có đi khám ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ có nói chỉ số mỡ máu của tôi là 9,8.

(Nguyễn Xuân Sơn, 41 tuổi, An Giang)

Xem thêm các bài viết khác:

  • Giải thích ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu
  • Kết quả xét nghiệm máu tổng quát như thế nào là bình thường?
  • Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B và ý nghĩa của các chỉ số
  • Xét nghiệm ký sinh trùng
  • Xét nghiệm viêm gan siêu vi C

Trả lời: Chào anh Sơn! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tasscare!

1. Giải thích về rối loạn mỡ máu:

Rối loạn mỡ máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu) là tình trạng tăng lượng Cholesterol gây hại và làm giảm Cholesterol có lợi đối với cơ thể. Đây là bệnh lý có nguy cơ dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch… Tình trạng này rất hay gặp ở người độ tuổi trung niên và cao tuổi.

Xét nghiệm mỡ máu (blood lipid test) là xét nghiệm quan trọng đối với những cá nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao chủ yếu nhằm kiểm tra nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu. Mẫu máu thường được lấy vào buổi sáng, lúc đói (khoảng 3ml máu). Thường thì khi xét nghiệm mỡ máu, anh cần quan tâm đến 4 chỉ số:

chi-so-xet-nghiem-mo-mau

4 chỉ số xét nghiệm mỡ máu chúng ta cần quan tâm

1.1. Xét nghiệm Cholesterol toàn phần:

Cholesterol là một chất béo ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và các nội tiết tố trong cơ thể. Hơn nữa, cholesterol còn giúp gan sản xuất ra acid mật giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Khoảng 20% cholesterol được tổng hợp từ những thực phẩm như óc, thịt đỏ, mỡ động vật, trứng gà,…. Còn 80% cholesterol còn lại được gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa.

Thường được chỉ định với bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư hoặc có thể thực hiện để kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…

Chỉ số bình thường: 3,9-5,2 mmol/l

Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, xơ vữa động mạch, hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến,…

Cholesterol giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn,…

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA TASSCARE

1.2. Xét nghiệm Triglycerid:

Triglyceride hiểu nôm na là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglyceride (biến thành năng lượng).

Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Lipoprotein có nhiều loại: loại có tỉ trọng cao có tên là HDL, loại có tỉ trong thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.

Xét nghiệm triglyceride thường được chỉ định cho bệnh nhân đang bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tuỵ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…

Chỉ số bình thường: 0,5- 2,29 mmol/l

Triglycerid tăng trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì, đái tháo đường…

Triglycerid giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…

1.3. Xét nghiệm HDL Cholesterol: 

Thường được chỉ định cho bệnh nhân đang mắc phải chứng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi,…

Cholesterol kết hợp với HDL-c (cholesterol có lợi cho cơ thể), chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

Chỉ số bình thường: ≥ 0,9mmol/l

HDL-C tăng: ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạchhay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực…

Chỉ số CHOLESTEROL TOÀN PHẦN / HDL-C thường được đặc biệt chú ý. Chỉ số này tốt nhất ở ngưỡng < 4, chỉ số này càng tăng thì khả năng xơ vữa động mạch càng cao.

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA TASSCARE

1.4. Xét nghiệm LDL Cholesterol: 

thường được chỉ định dành cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường…

Cholesterol kết hợp với LDL-c (cholesterol gây hại cho cơ thể) vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu gây nên việc hình mãng xơ mỡ động mạch.

Chỉ số bình thường: £ 3,4mmol/l

LDL-C càng cao, nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn.

LDL-C tăng trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu,  bệnh béo phì…

LDL-C  giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…

Trên đây là 4 chỉ số quan trọng trong bộ xét nghiệm kiểm tra mỡ máu mà TASS CARE đã giải thích rõ ý nghĩa từng chỉ số quan trọng trong bộ xét nghiệm mỡ máu nhằm giúp độc giả nắm được khái quát cơ bản tình trạng hiện tại khi có kết quả xét nghiệm trên tay mà chưa có sự tư vấn từ Bác sĩ. Tuy nhiên, để có những thông tin chuyên môn và hướng điều trị phù hợp thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn từ Bác sĩ nơi bạn khám bệnh hoặc bạn có thể liên lạc đến Hotline: 0909080168 để Chuyên gia TASS CARE giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

2. Chuyên mục trả lời câu hỏi 

Về câu hỏi chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao, anh có thể tham khảo cột 3 ở bảng trên. Câu hỏi của anh không nói rõ mức 9,8 là của chỉ số nào. Theo như mô tả trong bảng, dù là chỉ số 1, 2 và 3 (là những thành phần gây hại cho cơ thể) thì mức 9,8 là khá cao.

Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống bớt lượng cholesterol thì anh cũng cần điều trị tình trạng rối loạn mỡ máu ngay, tuyệt đối không để chậm trễ.

Có 2 phương pháp điều trị anh có thể áp dụng:

+ Không dùng thuốc (thực hiện tốt có thể giảm được 15 -20% cholesterol toàn phần): có lối sống lành mạnh như ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu bia, thay đổi thói quen ăn uống (tránh thực phẩm có nhiều chất béo) và chăm chỉ luyện tập thể thao. 

+ Dùng thuốc: được áp dụng khi phương pháp trên không hiệu quả trong 3 – 6 tháng và khi dùng thuốc thì nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

bac-sy-tasscare-tu-van-xet-nghiem

Bác sỹ tasscare tư vấn xét nghiệm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu cholesterol toàn phần giảm 23mg sẽ giúp giảm 20%-54% nguy cơ bệnh tim mạch, còn nếu HDL-c tăng 1,2 mg sẽ giúp giảm 3% nguy cơ bệnh tim mạch. Thân chào anh!

Quý khách có thể dễ dàng đặt lịch khám tại trung tâm bằng cách gọi ngay HOTLINE: 0909.080.168, nhắn tin trực tiếp qua ZALO, hoặc truy cập để đặt lịch tự động tại TASS CARE TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! ❤️

Từ khóa » Chỉ Số Mỡ Máu Cao Là Gì