Xét Nghiệm Nhóm Máu Và Những điều Bạn Cần Biết

1. Xét nghiệm nhóm máu là gì?

Nhóm máu là một trong những đặc điểm cơ bản tạo nên đặc điểm sinh học và do gen quyết định. Để biết mình thuộc nhóm máu nào thì bạn phải thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm nhóm máu được thực hiện dựa trên mẫu máu của người được xét nghiệm. Sau khi tiến hành lấy mẫu, dựa vào loại kháng nguyên có mặt trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nhóm máu của bạn. Hiện nay người ta thường sử dụng hai hệ nhóm máu phổ biến bao gồm hệ ABO và hệ Rh.

  • Nếu phân loại theo hệ ABO thì bạn có thể sẽ thuộc 1 trong 4 nhóm máu chính đó là: nhóm máu O, nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB. Nếu bạn mang nhóm máu A đồng nghĩa với việc bạn có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Kết quả của bạn là nhóm máu B thì bạn có kháng nguyên B. Tương tự nếu kết quả là nhóm máu O (hay gọi một cách chính xác là nhóm máu Zero) thì trên hồng cầu của bạn sẽ không có 2 kháng nguyên trên. Còn nếu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B thì bạn thuộc nhóm máu AB.

  • Hệ nhóm máu Rh có các loại kháng nguyên chính gồm D, C, c, E, e, trong đó kháng nguyên D là có ý nghĩa thực tế hơn cả. Bởi vậy hệ Rh còn gọi là Rh(D). Việc bạn mang nhóm máu Rh(+) hay Rh(-) phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu của bạn có hay không có mặt kháng nguyên D.

Thực hiện xét nghiệm để biết nhóm máu của mỗi người

Thực hiện xét nghiệm để biết nhóm máu của mỗi người

Ngoài 2 hệ nhóm máu Rh và ABO, cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hệ nhóm máu khác. Tuy nhiên các hệ nhóm máu này ít có ý nghĩa lâm sàng hoặc ít phổ biến tại Việt Nam.

Vậy tại sao chúng ta nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu?

Thực hiện xét nghiệm này không chỉ giúp bạn giải tỏa được “tò mò” mình có nhóm máu gì mà quan trọng hơn là nó rất có ý nghĩa khi bạn cần truyền máu. Đối với nhiều trường hợp thiếu máu thì việc truyền máu là cần thiết, thậm chí hậu quả cuối cùng có thể là tử vong nếu không được truyền máu kịp thời. Tuy nhiên, truyền máu không phải là một việc đơn giản như chúng ta nghĩ mà phức tạp và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai biến do các nguyên nhân khác nhau.

Về cơ bản truyền máu phải đảm bảo nguyên tắc người cho và người nhận có cùng nhóm máu. Truyền nhầm nhóm máu khiến kháng thể có trong huyết thanh đơn vị máu cho kết hợp với kháng nguyên tương ứng trên hồng cầu người nhận có thể dẫn đến các phản ứng từ nhẹ như lo lắng hồi hộp, ra mồ hôi, gai rét, nổi mẩn,... đến nặng như sốt, sốc thậm chí tử vong.

Ngoài ra ở phụ nữ mang thai, việc xác định nhóm máu giúp kiểm soát những nguy cơ do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con có thể dẫn đến nhiều tai biến trong và sau cuộc đẻ.

Có 2 hệ nhóm máu được ứng dụng phổ biến hiện nay là Rh và ABO

Có 2 hệ nhóm máu được ứng dụng phổ biến hiện nay là Rh và ABO

2. Khi nào cần xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm để xác định nhóm máu tuy không phải là khám hay chữa bệnh nhưng bạn cũng nên đi thực hiện để biết mình thuộc nhóm máu gì, phòng trường hợp cần đến. Dưới đây là một số trường hợp cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu:

  • Xét nghiệm khi người bệnh cần được truyền máu nhằm lựa chọn đơn vị máu truyền phù hợp.

  • Xét nghiệm cho người muốn đăng ký hiến nội tạng, mô và tủy xương để xác định và đánh giá độ tương thích của người cho và người nhận.

  • Xét nghiệm này còn phục vụ việc xác định huyết thống.

  • Ngoài ra với phụ nữ có thai thì xét nghiệm còn có mục đích là để kiểm soát các nguy cơ có thể xảy đến do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.

3. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu

Nếu bạn đang có ý định đi thực hiện xét nghiệm nhóm máu thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi đi xét nghiệm bạn không nên sử dụng chất kích thích.

  • Không cần nhịn ăn trước khi đi xét nghiệm nhóm máu, uống thật nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.

  • Đối với phụ nữ mang thai xét nghiệm máu thường được chỉ định cùng với các loại xét nghiệm khác để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe chung, vì thế nên nhịn ăn để có kết quả chính xác. Nếu bạn có lỡ ăn uống trước khi xét nghiệm thì nên nói với bác sĩ để dời lịch sang một ngày khác.

  • Xét nghiệm này vẫn có thể sử dụng thuốc như bình thường.

Bạn nên lưu ý một số vấn đề khi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác

Bạn nên lưu ý một số vấn đề khi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác

4. Xét nghiệm nhóm máu ở đâu đảm bảo tính chính xác?

Việc xét nghiệm nhóm máu trong nhiều trường hợp có thể xảy ra sự nhầm lẫn. Kết quả không chính xác sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến người được làm xét nghiệm. Vì vậy khi muốn xét nghiệm bạn nên tìm đến những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để tránh trường hợp sai sót xảy ra. Nếu bạn cũng đang có ý định thực hiện xét nghiệm này mà vẫn đang băn khoăn không biết ở bệnh viện nào đảm bảo uy tín, chất lượng, cho kết quả chính xác thì hãy đến ngay với MEDLATEC.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị đã có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, là điểm đến chăm sóc sức khỏe của nhiều người trên toàn quốc. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám, làm các xét nghiệm bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn. Ngoài ra, MEDLATEC còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu với mục đích phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng gia tăng của người dân. Vì thế, xét nghiệm nhóm máu tại MEDLATEC sẽ cho kết quả chính xác và hạn chế tối đa các sai sót so với phương pháp thủ công.

MEDLATEC tự hào là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của nhiều khách hàng

MEDLATEC tự hào là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của nhiều khách hàng

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về xét nghiệm nhóm máu. Nếu có nhu cầu thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, khách hàng có thể tìm đến các cơ sở của MEDLATEC để được hướng dẫn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà rất tiện lợi cho những khách hàng không có thời gian đến bệnh viện. Liên hệ với MEDLATEC qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để biết thêm thông tin về dịch vụ và đặt lịch sớm nhất.

Từ khóa » Hình ảnh Xét Nghiệm Nhóm Máu