Xét Nghiệm Nước Sinh Hoạt ở Thành Phố Hồ Chí Minh - SWD
Có thể bạn quan tâm
Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 0,6% diện tích và 6,6% dân số so với cả nước. Là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn của cả nước. Kinh tế phát triển kéo theo nhiều vấn đề như sự phát triển về đô thị, bùng nổ dân số. Các khu công nghiệp , khu dân cư mọc lên do đó việc cung cấp nước sạch đang là vấn đề được mọi người quan tâm.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh lấy nước chủ yếu từ 2 nguồn chính đó là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
Nguồn nước mặt được lấy từ song Đồng Nai cấp cho nhà máy lọc nước Thủ Đức, BOT Bình An. Thứ 2 là nguồn nước từ song Sài Gòn cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp và nhà máy nước Kênh Đông
Nguồn nước ngầm được lấy để cấp cho nhà máy nước ngầm Tân Phú, trạm cấp nước Bình Trị Đông và các trạm giếng nhỏ lẻ khác.
Chất lượng nước cung cấp tại thành phố Hồ Chí Minh
Chất lượng nước sông Đồng Nai có chỉ tiêu ammonia, mangan, và nhiễm vi sinh tương đối cao ở khu vực hạ nguồn. Độ đục, độ màu thay đổi theo mùa, độ mặn thường tăng cao vào mùa khô.
Đối với nước thô tại song Sài Gòn có tính xâm thực do độ Ph thấp và chất lượng nước cũng thay đổi theo mùa.
Nguồn nước ngầm được khai thác tại nhà máy nước ngầm Tân Phú và hệ thống giếng khai thác thô. Nguồn nước ngầm tại nhà máy nước Tân Phú có độ Ph khá thấp vào khoảng <6. Hàm lượng sắt khá cao có trong nước từ 10-20 mg/l. Do nguồn nước có tính ăn mòn nên có thể gây tác động tới các công trình và thiết bị xử lý nước.
Những tác động từ nước đến sức khỏe con người.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống và chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế. Các mẫu có thông số như clo dư, pH, sắt tổng, amoni trong nước sinh hoạt tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM đều không đạt. Điều này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người như gây ra các bệnh về thần kinh, thận, dạ dày. Nếu sử dụng lâu dài nguồn nước không đạt chuẩn có thể gây ung thư.
Lượng sắt trong nước vượt quy chuẩn ảnh hưởng trực tiếp tới tim, gan, đồng thời gây rối loạn tiêu hóa, gây tiểu đường.
Về amoni không quá độc, nhưng cới hàm lượng cao có thể làm người sử dụng thiếu máu, khiến người xanh xao.
Tại sao cần xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt
Nước là yếu tố quan trọng trong cơ thể người cũng như trong sinh hoạt thường ngày. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, bùng nổ dân số thì nguồn nước cũng như môi trường bị ô nhiễm. Do vậy xét nghiệm nước sinh hoạt giúp chúng ta kịp thời phát hiện những mối nguy hiểm có trong thành phần của nước. Đồng thời có những biện pháp kịp thời tránh những hậu quả không đáng có.
Xét nghiệm mẫu nước:
Muốn xét nghiệm mẫu nước trước tiên ta cần lấy mẫu nước cần xét nghiệm.
Dụng cụ cần lấy mẫu bao gồm chai sạch bằng nhựa hoặc thủy tinh, nút bằng nhựa hoặt thủy tinh. Tuyệt đối không dùng giấy bởi có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Vị trí lấy mẫu nước lấy trực tiếp từ nguồn nước đối với nước bề mặt. Đối với nước giếng cần bơm 5- 10 phút trước khi lấy mẫu.
Lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra tính lý hóa: Rửa sạch dụng cụ, cho nước đầy, đậy nắp.
Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, BOD, nitris: Nên chọn chai thủy tinh khô và khử trùng trước khi lấy mẫu. Lưu ý khử trùng cả trong và ngoài chai đựng mẫu nước cần xét nghiệm. Bảo quản mẫu ở nhiệt độ từ 0-5 độ C
Về dung tích :
- Mẫu lý hóa: 1 lít nước mẫu
- Mẫu vi sinh, BOD, nitris: 0,5 lít nước cần giữ lạnh và trong vòng 24h
Các mẫu xét nghiệm cần đưa ngay tới các phòng thí nghiệm tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra dẫn đến kết quả sai.
Cách vệ sinh các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.
Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn mọi người cách vệ sinh bồn chứa nước tại gia đình.
Bước 1: Chúng ta cần tháo, xả hết nước trong bồn chứa, dụng cụ đựng nước trước khi vệ sinh.
Bước 2: Chà rửa thành trong, ngoài các bề mặt của bồn, cụng cụ đựng nước.
Bước 3: Súc rửa lại bằng nước và đổ hết nước đã rửa ra ngoài .
Bước 4: Xả đầy nước vào bồn chứa nước và cho hóa chất cloramin B 25% (10-20g/m3 ) vào và ngâm qua đêm.
Bước 5: Xả hết nước đã ngâm và lấy nước mới vào bồn chứa.
Lưu ý: Thường xuyên vệ sinh bồn, dụng cụ chưa nước 2 tháng 1 lần để đảm bảo nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng.
Các địa chỉ uy tín để xét nghiệm nước sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh
Tại thành phố Hồ Chí Minh chúng ta có thể liên hệ tới Trung tâm xét nghiệm nước thành phố Hồ Chí Minh, Viện Vệ Sinh Y Tế Công cộng – 159 Hưng Phú, P8, Quận 8.
Viện Vệ Sinh Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 278/BYT/QÐ ngày 9/3/1977 của Bộ trưởng Bộ Y tế, là cơ sở chuyên ngành vệ sinh trực thuộc Bộ Y Tế. Do vậy có thể hoàn toàn tin tưởng xét nghiệm nước tại các cơ sở đã đề cập ở trên.
Tìm hiểu về các tiêu chuẩn nước sinh hoạt cũng là biện pháp thông minh giúp bạn bảo vệ gia đình cũng như cộng đồng nâng cao chất lượng nước sinh hoạt phòng tránh các bệnh về nguồn nước.
Từ khóa » độ Cứng Nước Máy Tphcm
-
Thực Trạng Nước Thủy Cục Khu Vực Hồ Chí Minh
-
Hỏi đáp -.: Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Gia Định :.
-
Độ Cứng Của Nước được Phân Loại Thế Nào Và Có Thể Nhận Biết Ra Sao?
-
Khoảng 50% Mẫu Nước Tại TP.HCM Không đạt Chỉ Tiêu Hóa Lý Và Vi ...
-
Bút đo độ Cứng Của Nước HI96735 Hanna Chính Hãng - Visitech
-
Máy đo độ Cứng Của Nước - Thiết Bị Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người
-
Xét Nghiệm Nước Sinh Hoạt ở đâu TpHCM? Bảng Giá Xét Nghiệm ...
-
Người Sài Gòn Xài Nước Sạch Từ Nước Sông Đồng Nai Qua Xử Lý Như ...
-
Máy Đo Độ Cứng Canxi Trong Nước Sạch HI97720
-
Nước Mềm Và Nước Cứng | Cách Làm Mềm Nước Cứng
-
Không Có Tiêu đề
-
HI97745 Máy Đo Độ Cứng Tổng, Sắt Thang Thấp, Clo Dư Và Clo ...
-
Tìm Hiểu Quy Chuẩn Nước Sinh Hoạt Cho Từng Hộ Gia đình
-
Chỉ Tiêu Quan Trọng Nhất Trong Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt