Xét Nghiệm PCR COVID-19 Là Gì Và Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong ...
Có thể bạn quan tâm
Kết quả thu được sẽ cho biết người được xét nghiệm PCR COVID-19 có dương tính hay không. Đây được xem là phương pháp có độ chính xác và phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại.
1. Xét nghiệm RT-PCR là gì?
Xét nghiệm PCR được phát minh vào năm 1985 còn được gọi là xét nghiệm sinh học phân tử. Kỹ thuật này sẽ tạo ra một lượng lớn bản sao DNA trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Xét nghiệm RT-PCR cho ra kết quả có độ chính xác rất cao bởi những phản ứng cực kỳ nhạy. Vì thế, xét nghiệm RT-PCR đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Tuy nhiên độ chính xác của xét nghiệm RT-PCR cũng phụ thuộc vào người thực hiện xét nghiệm, máy móc thiết bị và khâu quản lý chất lượng. Hơn nữa, để thực hiện được xét nghiệm này thì chi phí bỏ ra cũng khá cao bởi yêu cầu từ máy móc thiết bị và các loại hóa chất được sử dụng.
Xét nghiệm PCR COVID-19 là loại xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để phát hiện virus SARS-CoV-2
2. Xét nghiệm PCR COVID-19
Xét nghiệm PCR hiện nay đang được sử dụng để phát hiện những người nhiễm virus SARS-CoV-2 bởi độ chính xác cao và thời gian nhận kết quả nhanh chóng. Để thực hiện được xét nghiệm PCR COVID-19 cần có những trang thiết bị cùng với các vật liệu phụ trợ đặc biệt. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm này phải là người được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao và chỉ một số cơ sở y tế được cấp phép mới có thể thực hiện xét nghiệm này.
Phương pháp xét nghiệm PCR COVID-19 có thể nhận được kết quả sau ít nhất là 4 - 5 giờ đồng hồ. Để kết luận chính xác rằng người nghi nhiễm có bị mắc COVID-19 hay không cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 3 - 5 lần tại nhiều thời điểm khác nhau. Trong thời gian chờ đợi kết quả giữa các lần xét nghiệm người bệnh cần thực hiện cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Thực hiện được xét nghiệm PCR COVID-19 cần có chuyên môn cao và thiết bị hiện đại
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm PCR COVID-19
Để thực hiện xét nghiệm PCR COVID-19 cần thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu
Trước khi thực hiện lấy mẫu cần thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn của bộ y tế đối với các bệnh truyền nhiễm. Gồm: mặc đồ bảo hộ đúng cách, mũ bảo hộ, kính bảo hộ, tấm che mặt, khẩu trang 95, hai lớp găng tay, khử trùng toàn thân và không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực lấy mẫu.
Bước 2: Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm
Sử dụng que chọc để thực hiện lấy mẫu ở đường hô hấp trên (dịch họng, dịch tỵ hầu, súc họng) đường hô hấp dưới (đờm, dịch màng phổi, dịch phế nang). Xét nghiệm PCR COVID-19 yêu cầu lấy mẫu ở vùng dịch họng và tỵ hầu. Nếu không thể lấy ở đây thì mới tiến hành lấy ở các vùng khác. Sau khi lấy mẫu nhân viên y tế sẽ cho hai que lấy mẫu chũng vào một ống nghiệm có chứa sẵn môi trường bảo quản.
Bước 3: Bảo quản
Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C và cần đưa về phòng thí nghiệm trước 48h. Nếu quá 48h thì cần bảo quản ở nhiệt độ - 70 độ C.
Bước 4: đóng gói và vận chuyển về nơi làm xét nghiệm
Mẫu bệnh phẩm được đậy nắp và bọc bên ngoài bằng giấy parafin, sau đó bọc lại bằng giấy thấm rồi cho vào túi vận chuyển. Bọc bên ngoài túi bằng giấy thấm có chất khử trùng cloramin B rồi cho vào túi nilon thứ 2 và buộc chặt. Cho vào túi nilon cuối cùng sau khi đóng phiếu thu thập bệnh phẩm rồi cho vào phích lạnh có logo bệnh phẩm sinh học rồi vận chuyển đi.
Bước 5: Đọc kết quả
Nếu kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì cần thực hiện cách ly và chữa trị đồng thời tiến hành truy vết các trường hợp tiếp xúc để ngăn nguy cơ lây lan.
Nếu kết quả âm tính tức là đối tượng nghi nhiễm không bị nhiễm SARS-CoV-2 tại thời điểm xét nghiệm nhưng vẫn phải cách ly và lấy mẫu xét nghiệm lại lần 2 hoặc lần 3 theo quy định của Bộ Y tế.
Xét nghiệm PCR COVID-19 cần được tiến hành trên một quy trình nghiêm ngặt
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm PCR COVID-19
Sau đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm PCR COVID-19 để bạn tham khảo:
Ưu điểm
-
Độ chính xác cao và thời gian có kết quả nhanh.
-
Ít có khả năng mang lại kết quả âm tính giả so với các phương pháp khác.
-
Đưa ra định lượng virus ngay tại thời điểm xét nghiệm để các bác sĩ có thể tiên lượng được diễn tiến của bệnh và đưa ra đánh giá điều trị.
Nhược điểm
-
Độ chính xác cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy trình bảo quản, thời gian thu thập mẫu,…
-
Xét nghiệm RT-PCR COVID-19 chỉ có thể cho ra kết quả về virus corona mà không cung cấp thông tin về các loại bệnh cũng như virus khác.
-
Giá thành khá cao.
-
Đòi hỏi cao về kỹ thuật lấy mẫu, cần máy móc hiện đại.
Mặc dù còn tồn tại nhiều nhược điểm nhưng xét nghiệm PCR COVID-19 vẫn là sự ưu tiên hàng đầu bởi độ chính xác cao
COVID-19 hiện nay đang là mối lo ngại với toàn nhân loại. Để bảo vệ bản thân, gia đình và cả cộng đồng, mỗi cá nhân hãy nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định của nhà nước về giãn cách nếu có, đồng thời thực hiện tốt khẩu hiệu 5K. Nếu phát hiện ra dấu hiệu nào khác lạ đối với cơ thể, hãy liên hệ ngay số điện thoại hotline 1900 565656. Đội ngũ tư vấn của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích và tư vấn làm xét nghiệm PCR COVID-19 nếu cần.
Từ khóa » Xét Nghiệm Covid Bằng Phương Pháp Real Time Pcr
-
[Xét Nghiệm PCR & Test Nhanh Kháng Nguyên Covid-19 ] Bảng Giá ...
-
Xét Nghiệm Realtime RT-PCR - CarePlus
-
Sự Khác Nhau Giữa Kỹ Thuật Realtime PCR Và Test Nhanh Chẩn đoán ...
-
Dịch Vụ Xét Nghiệm RT-PCR ở đâu, Giá Bao Nhiêu, Chính Xác Không?
-
Ý Nghĩa Của Con Số Ct Của Xét Nghiệm RT-PCR COVID-19 - HCDC
-
Phân Biệt Công Dụng Giữa Test Nhanh Kháng Nguyên Và RT-PCR ...
-
Xét Nghiệm Covid RT-PCR Bao Lâu Có Kết Quả, Thực Hiện ở đâu ...
-
Dịch Vụ Xét Nghiệm COVID-19 24/7 - Test Nhanh/ Test PCR
-
Xét Nghiệm COVID-19 Bằng Kỹ Thuật RT-PCR Tại Bệnh Viện FV
-
03 đơn Vị Xét Nghiệm SARS-CoV-2 Bằng Phương Pháp Realtime ...
-
Xét Nghiệm Real-Time PCR Trong Chẩn đoán Một Số Bệnh Lây Truyền ...
-
Những Ai Cần Làm Xét Nghiệm RT-PCR?
-
Triển Khai Xét Nghiệm SARS-CoV2 Bằng Phương Pháp Realtime ...
-
Bộ Y Tế Quy định Mức Thanh Toán Tối đa Giá Dịch Vụ ... - Dịch COVID-19