Xét Nghiệm RF Là Gì? Vai Trò Trong Việc Chẩn đoán Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm RF giúp phát hiện và đánh giá các yếu tố dạng thấp trong máu. Thực hiện xét nghiệm này sẽ hỗ trợ bác sĩ kiểm tra bệnh nhân có bị viêm khớp dạng thấp hay không.
Xét nghiệm RF là gì?
Xét nghiệm RF là một xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu. Xét nghiệm này được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh viêm khớp có yếu tố tự miễn và đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
Cơ sở chẩn đoán của xét nghiệm là sự gia tăng bất thường của hàm lượng kháng thể RF hiện có trong máu. RF (Rheumatoid Factor) là một nhóm protein được hình từ hệ thống miễn dịch. Các kháng thể này do cơ thể tự sinh ra và tự tấn công những mô của cơ thể thay vì chống lại những những yếu tố xâm hại từ bên ngoài môi trường.
Hàm lượng RF có trong máu thường đạt ở một ngưỡng nhất định (1). Chỉ số RF đối với người bình thường là dưới 15 IU/ml. Nếu chỉ số này chỉ tăng nhẹ nó vẫn có thể không phải là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên nếu nó tăng cao hơn ví dụ 200 hay 300 IU/ml chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh và đây là điều kiện thuận cho việc hình thành và phát triển những bệnh viêm khớp tự miễn đặc biệt là viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp thể huyết thanh dương tính.
Thông thường, khoảng 70% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có chỉ số RF cao. Yếu tố dạng thấp cũng tăng trong một số trường hợp khác như hội chứng Sjogren, Lupus, viêm gan, suy thận,…
RF đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp tuy nhiên chỉ số này tăng không đồng nghĩa với chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, và một số trường hợp bệnh nhân vẫn mắc viêm khớp dạng thấp nhưng xét nghiệm máu RF trong giới hạn bình thường. Bác sĩ cần kết hợp nhiều yếu tố xét nghiệm và tình trạng bệnh mới có thể chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp.
Khi nào nên xét nghiệm máu RF?
Bệnh nhân được chỉ định thực hiện xét nghiệm RF khi có những dấu hiệu sau đây: (2)
- Có cảm giác sưng đau bất thường, không rõ nguyên kéo dài ở một hay nhiều vùng khớp, nhất là các khớp nhỏ vùng bàn tay và đối xứng 2 bên cơ thể.
- Khớp bị cứng vào buổi sáng, kéo dài hơn 30 phút.
- Cơ thể mệt mỏi, có sốt nhẹ, sụt cân.
- Khớp bị đau sưng, đôi khi tấy đỏ trong nhiều ngày hay nhiều tuần, tái phát liên tục, nhất là khi có sự thay đổi thất thường của thời tiết.
Vì không thể chỉ dựa vào kết quả của phương pháp xét nghiệm này để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, khi có triệu chứng nghi ngờ, để chẩn đoán bác sĩ thường làm một số xét nghiệm trong đó bao gồm RF, anti-CCP, phản ứng viêm của cơ thể (CRP), tốc độ máu lắng, chụp x-quang khớp tổn thương và x-quang khớp vùng bàn tay khi có chỉ định.
Ưu nhược điểm của phương pháp xét nghiệm RF
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp mang lại những bước tiến trong chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm này cũng không tránh được các nhược điểm cần khắc phục được nhận thấy từ các ca lâm sàng thực tế. (3)
Ưu điểm
- Quy trình thực hiện tương đối đơn giản, chỉ cần làm đúng theo chỉ dẫn đã thiết lập trước đó. Điều này giúp tránh được tình trạng sai số hệ thống (sai sót trong kết quả liên quan tới người thực hiện trực tiếp) và mang lại kết quả hợp lý nhất.
- Mang lại giá trị cao trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Đánh giá tình trạng bệnh theo đúng cơ sở khoa học.
Nhược điểm
- Khoảng 20% – 30% các ca bệnh viêm khớp dạng thấp không được chẩn đoán trực tiếp từ chỉ số RF .
- Có khả năng nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm da cơ địa, viêm gan mãn tính, nhiễm virus, bệnh bạch cầu đơn nhân, xơ cứng bì, lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren. Nhiều bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh nhưng kết quả xét nghiệm vẫn thấy có RF trong máu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả chẩn đoán.
Quy trình thực hiện xét nghiệm yếu tố dạng thấp
Để đảm bảo tính chính xác cao cho kết quả xét nghiệm RF, bác sĩ và các cơ sở y tế cần tuân thủ đúng quy trình thực hiện của Bộ Y tế. Quy trình thực hiện xét nghiệm gồm 3 bước:
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
Người bệnh thực hiện quy trình thăm khám bình thường tại bệnh viện. Khi có dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm RF. Bệnh nhân sẽ được giải thích rõ ràng về quy trình, chi phí và những lưu ý liên quan đến phương pháp xét nghiệm này. Sau đó, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại để hoàn thiện bệnh án.
Tiến hành quy trình xét nghiệm
- Bệnh nhân điền trực tiếp thông tin vào phiếu thực hiện xét nghiệm và nộp cho nhân viên y tế.
- Bác sĩ tiến hành lấy máu trực tiếp từ tĩnh mạch (3ml) cho vào ống nghiệm. Ống nghiệm có thể có hoặc không có thêm thuốc chống đông máu.
- Ống nghiệm chứa máu được mang đi ly tâm trong máy nhằm tách thành 2 phần là huyết thanh và bệnh phẩm theo quy chuẩn.
- Bệnh phẩm được mang đi phân tích chỉ số RF.
- Bác sĩ ghi lại kết quả phân tích trên máy vào phiếu xét nghiệm.
- Trả kết quả xét nghiệm cho người bệnh
Người bệnh sẽ nhận kết quả xét nghiệm từ bác sĩ. Những trường hợp có khả năng xảy ra như sau:
- Chỉ số RF <12U/ml: Nồng độ kháng RF trong máu ở mức ổn định, không có tác động xấu đến sức khỏe.
- Chỉ số RF trung tính (>12U/ml và <14U/ml): Người bệnh cần theo dõi thêm và thực hiện các xét nghiệm khác kết hợp để đưa ra kết luận cuối cùng.
- Chỉ số RF >14U/ml: Nồng độ này cho thấy bệnh nhân có khả năng mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp hay Sjogren.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm
Những yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm của bệnh nhân gồm:
- Sử dụng thuốc: Sử dụng những thuốc chống viêm hoặc chống đông máu như aspirin, steroid có khả năng làm thay đổi chỉ số RF trong xét nghiệm.
- Tuổi tác: Người bệnh cao tuổi thường có chỉ số RF cao hơn do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa xương khớp.
- Có vấn đề về gan, phổi, béo phì, huyết thanh đục: Những vấn đề sức khỏe này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét nghiệm máu RF.
- Tiêm vaccine phòng bệnh hoặc truyền máu: Bệnh nhân vừa tiêm vaccine hoặc truyền máu cũng làm chỉ số RF thay đổi so với giá trị bình thường của cơ thể.
Một số kết quả khác
Kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp dương tính cho thấy hàm lượng kháng thể RF đã xuất hiện trong máu. Ngoài nguy cơ viêm khớp dạng thấp, nồng độ RF cao trong máu có thể liên quan đến các bệnh khác như: (4)
- Ung thư
- Nhiễm trùng mạn tính
- Các loại viêm phổi
- Bệnh mô liên kết hỗn hợp
- Lupus ban đỏ
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Qua bài viết này, người bệnh đã có câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm máu RF là gì. Kỹ thuật thực hiện có đạt đúng theo tiêu chuẩn hay không cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định tới mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Vì thế, khi có nhu cầu xét nghiệm RF, bệnh nhân cần lựa chọn sử dụng dịch vụ tại những trung tâm hay cơ sở y tế uy tín.
Từ khóa » Hệ Số Rf Là Gì
-
ĐỊNH TÍNH PHOSPHO HỮU CƠ - NƯỚC TIỂU - Health Việt Nam
-
Cách Tính Giá Trị Rf Cho TLC - Sự Khác BiệT GiữA - Strephonsays
-
Mục Tiêu Của Hệ Số Rf? [Lưu Trữ] - Diễn đàn Thế Giới Hoá Học
-
PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP MỎNG - Dược Điển Việt Nam
-
Xét Nghiệm RF: Khái Niệm, Thời điểm Và Quy Trình Thực Hiện | Medlatec
-
Xét Nghiệm Yếu Tố Dạng Thấp (RF) Trong Viêm Khớp Dạng Thấp | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm RF | Vinmec
-
Xét Nghiệm RF Là Gì? Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm RF
-
PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP MỎNG - Dược Liệu Việt Nam
-
Xét Nghiệm RF Là Gì? | TCI Hospital Câu Hỏi Số 216272
-
Xét Nghiệm Rf Là Gì? Đối Tượng, Ưu Và Nhược Điểm Của Phương ...
-
Xét Nghiệm RF Là Gì? Vai Trò Của RF Với Việc điều Trị Bệnh Viêm Khớp ...
-
Mô Hình CAPM Là Gì? Cách Tính Và Cách ứng Dụng (Chi Tiết File ...
-
Yếu Tố Dạng Thấp RF Là Gì? Cơ Sở Và đánh Giá