Xét Nghiệm Soi Cặn Nước Tiểu Bằng Phương Pháp Thủ Công
1. Cặn lắng nước tiểu
Nước tiểu là một trong những loại dịch tiết rất quan trọng đối với sinh lý cơ thể con người vì nó chứa hầu hết những chất cặn bã trong cơ thể gọi là cặn lắng nước tiểu, liên quan đến hầu hết những thành phần hóa học của cơ thể. Vì thế nên khi có bất cứ thay đổi chuyển hóa nào, có thể là những bệnh lý hay rối loạn chuyển hóa thì cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm soi cặn nước nước tiểu.
2. Xét nghiệm cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công
Xét nghiệm soi cặn nước tiểu là một xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ rất nhiều trong việc phát hiện, chẩn đoán cũng như điều trị, theo dõi điều trị những bệnh lý, từ đó có thể ngăn chặn được những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Xét nghiệm soi cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công với mục đích tìm ra những yếu tố hữu hình có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, tinh thể, trụ hình..., từ đó đánh giá được tình trạng bệnh nhân. Soi tươi là xét nghiệm cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công, được thực hiện bằng cách soi cặn lắng nước tiểu dưới kính hiển vi với vật kính 10X.
3. Quy trình soi cặn lắng nước tiểu
Để tiến hành soi tươi cặn lắng nước tiểu, cần chuẩn bị một số điều sau:
- Người thực hiện: Nhân viên thuộc khoa xét nghiệm hóa sinh/ huyết học
- Pipetman, lam kính, kính hiển vi quang học.
- Giải thích cho người bệnh về xét nghiệm chuẩn bị làm, hướng dẫn người bệnh lấy nước tiểu đúng quy trình, đúng cách, tốt nhất là lấy mẫu nước tiểu vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy.
- Ghi rõ thông tin bệnh nhân như tên, tuổi, giới tính, khoa, phòng... vào giấy xét nghiệm và chú ý ghi rõ chỉ định xét nghiệm.
Thực hiện soi tươi cặn lắng nước tiểu theo những bước sau:
- Sau khi cho bệnh nhân lấy nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày vào ống nghiệm thì để lắng cặn sau khoảng 1 giờ đồng hồ, không ly tâm.
- Đổ đi phần nước tiểu ở phía trên, lắc nhẹ tay phần cặn còn lại trong ống nghiệm, lấy khoảng 1 giọt cặn nước tiểu còn lại đó lên lam kính sạch.
- Soi tươi trực tiếp tiêu bản vừa chuẩn bị dưới vật kính 10X.
- Phân biệt những thành phần trong nước tiểu như tế bào, trụ hình và tinh thể.
- Xác định mức độ tế bào bệnh lý có trong mẫu bệnh phẩm.
- Ghi nhận thông tin về những tế bào bệnh lý quan trọng vào phiếu xét nghiệm và lưu trữ trong phần mềm quản lý dữ liệu của cơ sở y tế.
Một số kết quả có thể nhận định sau khi thực hiện xét nghiệm cặn nước tiểu bằng phương pháp soi tươi đó là:
Bình thường: Trong nước tiểu có ít hoặc không có tế bào bạch cầu, hồng cầu, cụ thể là 0-3 bạch cầu/vi trường và 0-2 hồng cầu/vi trường. Có hình ảnh những tế bào dẹt vì tế bào niêm mạc niệu quản bị thoái hóa và có thể thấy một số ít tinh trùng đối với test nước tiểu ở nam giới.
Đái ra hồng cầu:
- Hình ảnh hồng cầu trong cặn lắng nước tiểu, mắt thường sẽ thấy nước tiểu có cặn màu đỏ, hồng cầu hình đĩa trong, nhỏ, màu xanh. Kích thước hồng cầu có thể là 8μ nếu bình thường và 5-6μ nếu teo nhỏ, 9-10μ khi hồng cầu trương to lên. Số lượng hồng cầu có thể từ 3-20 hồng cầu/vi trường hoặc có khi >20 hồng cầu/vi trường.
- Một số trường hợp được cho là đái máu đại thể khi ta thấy hiện tượng đái máu số lượng nhiều, nước tiểu khi soi tươi thấy có màu hồng như nước rửa thịt hoặc màu đỏ, để một thời gian tế bào hồng cầu sẽ lắng xuống bên dưới. Trên tiêu bản soi dưới kính hiển vi thấy hình ảnh cặn nước tiểu là hồng cầu mật độ dày đặc vi trường.
- Soi cặn lắng nước tiểu sẽ không thấy hình ảnh hồng cầu trong trường hợp hồng cầu bị ly giải.
- Những dấu hiệu soi tươi cho thấy trong nước tiểu có hồng cầu hay thì thường là dấu hiệu nghi ngờ những bệnh lý như viêm cầu thận, lao thận, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, ung thư bàng quang, bệnh hệ thống tạo máu, bệnh rối loạn đông máu... Cũng có những trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây ra đái máu.
Đái ra bạch cầu:
- Soi tươi thấy hình ảnh bạch cầu nước tiểu hay còn gọi là leukocytes nước tiểu, tế bào có hình đĩa, sáng, có những hạt bên trong tế bào, nguyên vẹn hoặc teo nhỏ hoặc tập trung làm đám mủ. Kích thường bạch cầu to hơn hồng cầu 1.5- 2 lần.
- Số lượng bạch cầu có thể từ 3-20 hoặc >20 bạch cầu/vi trường. Nếu số lượng bạch cầu >10-20 bạch cầu/vi trường hoặc > 20 bạch cầu/vi trường thì thường là bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Trường hợp đặc biệt, > 30 bạch cầu/vi trường thì hình ảnh bạch cầu sẽ dày đặc vi trường, có nhiều bạch cầu bị thoái hóa gọi là đái ra mủ thường gặp trong viêm thận bể thận cấp và mạn tính.
Đái ra trụ hình:
- Soi tươi thấy hình ảnh những tế bào có cấu trúc hình trụ trong nước tiểu, bản chất là mucoprotein là dấu hiệu ống thận, cầu thận bị tổn thương.
Có thể thấy hình ảnh trụ không có tế bào như:
- Trụ trong (hình dài, đầu tròn, bỡ nhẫn, trong suốt) khi bị sốt, lao động nặng, viêm thận...
- Trụ sáp (ngắn, to hơn trụ trong, óng ánh, xám, có vết nứt).
- Trụ mỡ (chiết quang, màu vàng, bờ rõ, có rãnh, đầu tròn) gặp ở hội chứng thận hư.
- Hoặc hình ảnh trụ có tế bào như:
- Trụ hạt (có những hạt lớn, màu vàng ngọt, đầu tròn) khi bị viêm cầu thận cấp và mạn tính, suy thận cấp.
- Trụ hồng cầu (hồng cầu kết tụ, bờ lởm chởm không đều) gặp trong viêm cầu thận.
- Trụ bạch cầu (bạch cầu tạo thành, đứt thành những đoạn ngắn) gặp trong viêm thận- bể thận cấp, mạn tính.
- Trụ biểu mô (chứa tế bào biểu mô, màu vàng tươi).
- Trụ vi khuẩn
- Nếu khi soi tươi cặn lắng nước tiểu thấy có protein và cả trụ hình thì có thể thận đã bị tổn thương nặng nề, hoặc ngược lại tiên lượng bệnh có thể khá hơn trước.
Một số dấu hiệu cần lưu ý để chẩn đoán bệnh khi làm xét nghiệm cặn nước tiểu như sau:
- Hình ảnh protein niệu + hồng cầu niệu + bạch cầu niệu + trụ hồng cầu + trụ hạt + trụ mỡ thì nghĩ đến viêm cầu thận cấp tính.
- Hình ảnh hồng cầu niệu + trụ hồng cầu + sợi huyết trong suốt thì nghĩ đến tình trạng chảy máu bên trong thận.
- Hình ảnh bạch cầu niệu + trụ bạch cầu bị thoái hóa thì có thể chẩn đoán nhiễm khuẩn sinh mủ, viêm bể thận.
Ngoài ra, còn bắt gặp những thành phần khác khi xét nghiệm cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công này là các cặn tinh thể:
- Oxalat Calci hình phong bì thư, củ lạc, màu xanh, có chiết quang
- Acid Uric hình vuông, thoi, khối,... màu vàng, nâu đỏ.
- Phosphat hình chữ nhật, lá dương xỉ, chiết quang, không có màu...
- Urat hình cầu gai, màu vàng, chiết quang...
Một số ít những tinh thể không thường bắt gặp khi xét nghiệm nước tiểu bằng phương pháp soi tươi như Phosphate Dicalcium hình sao, bó lam kính và không màu, Carbonat Calci hình cầu, hạt nhỏ, hợp thành cặp, Sulphate Calcium hình kim dài, lăng trụ, phiến dẹt, không màu. Hay những cặn lắng nước tiểu vô cơ vô định hình không phải là dấu hiệu của bệnh lý như Phosphate vô định hình hạt nhỏ, không có hình dạng cụ thể, phân tán và có khả năng tan trong axit, urat vô định hình. Một số cặn lắng nước tiểu vô cơ biểu hiện bệnh lý như Leucin hình cầu, có vạch đồng tâm, hướng tâm, kích thước như Leukocytes nước tiểu và Tyrosin hình kim dài, thành bó, không có màu hoặc màu vàng gặp trong bệnh lý gan giai đoạn nặng...
Một số tế bào có kích thước vừa và lớn có thể thấy trong soi tươi, có giá trị trong chẩn đoán bệnh nếu quan sát được với số lượng lớn, thường là dấu hiệu của bệnh về cơ quan sinh dục như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm bàng quang hoặc bệnh lý đường tiết niệu, hội chứng thận hư, bao gồm:
- Tế bào biểu mô niệu đạo to hình đa giác và có chứa nhân.
- Tế bào biểu mô niệu đạo to, hình đa giác, bầu dục, có nhân
- Tế bào biểu mô bàng quang to, hình thoi, có nhân
- Một số tế bào khác như tế bào bể thận, tế bào thận, tế bào ung thư nhân quái trong bệnh lý ung thư thận- tiết niệu.
Xét nghiệm cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công là một kỹ thuật xét nghiệm nước tiểu đòi hỏi độ chính xác cao nên cần được thực hiện bởi những kỹ thuật viên xét nghiệm có chuyên môn cao và kinh nghiệm. Kết quả của xét nghiệm cặn nước tiểu rất có giá trị trong việc chẩn đoán những bệnh lý đường tiết niệu cũng nhưng những bệnh toàn thân, bệnh lý ở cơ quan khác.
Từ khóa » Trụ Hạt Trong Nước Tiểu Là Gì
-
Phân Tích Nước Tiểu (Phần 4) | Vinmec
-
Xét Nghiệm Cặn Lắng Nước Tiểu - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Table: Trụ Niệu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
XÉT NGHIỆM TẾ BÀO NƯỚC TIẾU (Phương Pháp Thủ Công)
-
Soi Cặn Nước Tiểu - Một Xét Nghiệm Cơ Bản Trong Niệu Học
-
Giá Trị Chẩn đoán Của Trụ Hình Niệu - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
Hình ảnh Các Trụ Niệu Trong Nước Tiểu | TUYENLAB
-
Phần II. Xét Nghiệm Sinh Hóa Nước Tiểu
-
Xét Nghiệm Soi Cặn Lắng Nước Tiểu Là Gì?
-
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬN - SlideShare
-
Tổng Phân Tích Nước Tiểu - SlideShare
-
Các Chất Bất Thường Xuất Hiện Trong Nước Tiểu
-
Các Rối Loạn Về Nước Tiểu - Sỏi Tiết Niệu