Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Nước Tiểu - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
SG (Specific Gravity – Trọng lượng riêng)
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước);
- Chỉ số bình thường: 1.015 - 1.025;
- Tỷ trọng tăng trong bệnh đái tháo đường, giảm trong bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp kéo dài cũng thường gặp trong suy thận.
LEU hay BLO (Leukocytes – Tế bào bạch cầu)
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước;
- Bình thường: Âm tính;
- Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
NIT (Nitrit – Hợp chất do vi khuẩn sinh ra)
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu;
- Bình thường: Âm tính;
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu tạo ra 1 loại enzyme có khả năng chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như kết quả xét nghiệm tìm thấy nitrite có nghĩa là có nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.
Độ pH
- Ý nghĩa: Đánh giá độ acid - kiềm của nước tiểu;
- Bình thường: 4,6 - 8;
- Dùng để đánh giá nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. Khi pH=4 có nghĩa là trong nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh;
- Khi xét nghiệm pH tăng nghĩa là có nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa; giảm khi nhiễm ceton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước.
Blood (BLD)
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận;
- Bình thường không có;
- Viêm, bệnh, hoặc những tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm xuất hiện máu trong nước tiểu.
PRO (Protein)
- Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng đường tiểu, giúp phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ;
- Bình thường không có;
- Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu nhiều, thai phụ có khả năng bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.
GLU (Glucose – Đường)
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Glucose xuất hiện trong nước tiểu khi giảm ngưỡng thận hoặc có những bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống;
- Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai;
- Là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi lượng đường huyết trong máu tăng rất cao, ví dụ như trong bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc bị bệnh;
- Nếu bạn ăn nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự gia tăng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm theo các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.
ASC (Soi cặn nước tiểu)
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện các tế bào trong viêm nhiễm thận, đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu...;
- Soi cặn trong nước tiểu để đánh giá bệnh lý về thận;
- Chỉ số bình thường: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L.
KET (Ketone – Xeton)
- Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài;
- Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai;
- Chỉ số bình thường: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L;
- Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, dấu hiệu nhận biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường;
- Nếu kết quả nước tiểu phát hiện lượng xeton, kèm theo các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng xeton, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào.
UBG (Urobilinogen)
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, suy tim xung huyết có vàng da...;
- Bình thường không có;
- Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Xét Nghiệm Nước Tiểu Bld 10
-
Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu 10 Thông Số
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu | Medlatec
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Của 10 Chỉ Số Xét Nghiệm Nước Tiểu | Medlatec
-
Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Nước Tiểu | Vinmec
-
Ý Nghĩa 10 Thông Số Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu 10 Thông Số Là Gì? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Các Chỉ Số Và ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Nước Tiểu - Docosan
-
Phân Tích Các Thông Số Nước Tiểu
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Nước Tiểu Cần Biết Khi đi Khám Sức Khỏe Tổng ...
-
Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Sinh Hóa Nước Tiểu
-
Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu | VIAM
-
Máy Xét Nghiệm 10 Thông Số Hoá Sinh Nước Tiểu
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Toàn Phần Có ý Nghĩa Gì?
-
- Đọc Xét Nghiệm Nước Tiểu 10 Thông Số... | Facebook