Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu Ngoại Vi

     Máu là chất lỏng đặc biệt cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Nó cũng vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể.

     Máu là chất lỏng đặc biệt cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Nó cũng vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể. Máu được tạo thành từ các tế bào máu và huyết tương. Có 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương tạo ra 55% dịch máu trong khi tế bào máu tạo ra 45% còn lại. Huyết tương chứa các chất như protein, glucose, khoáng chất, hormon …

Các xét nghiệm máu là công cụ chẩn đoán bệnh rất hữu ích. Có một số loại xét nghiệm máu khác nhau. Khi xét nghiệm, một lượng nhỏ máu được lấy từ cơ thể ra qua kim tiêm và kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc được xét nghiệm với hóa chất. Tăng hoặc giảm số lượng hoặc thể tích các thành phần của máu và những thay đổi về hình dạng hoặc kích thước đều cảnh báo những bất thường.

Xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

     Đây là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất. Nó cung cấp thông tin về các tế bào máu. Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe chung. Nó giúp phát hiện các bệnh và rối loạn về tế bào máu. Số lượng tế bào máu cao hoặc thấp đều là dấu hiệu của bệnh như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch…

Khi nào cần xét nghiệm máu?

     Xét nghiệm công thức máu thường là một phần của khám sức khỏe định kỳ. Nó thường được chỉ định khi nghi ngờ thiếu máu, dị ứng, nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn chảy máu… Nó cũng được chỉ định trước khi phẫu thuật và trong điều trị ung thư để theo dõi quá trình điều trị.

Các thông số được xét nghiệm là số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit hoặc thể tích hồng cầu và các chỉ số tế bào hồng cầu.

Các thông số xét nghiệm:

1. Hồng cầu

     Đây là những tế bào có nhiều nhất trong máu, chúng chứa hemoglobin, protein chứa sắt, mang ôxy. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của hồng cầu.

     – Số lượng hồng cầu cho biết bạn có bao nhiêu tế bào hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu, đơn vị tính là Tetra/lít – T/l (1012/l), số lượng hồng cầu thay đổi tùy theo lứa tuổi .

          SLHC tăng, > 6 T/l, thường gặp trong đa hồng cầu, Thalassemia, …

          SLHC giảm , < 4 T/l, gặp trong các bệnh thiếu máu.

 

– Hematocrit hoặc thể tích hồng cầu: Là tỷ lệ thể tích khối hồng cầu trong máu toàn phần. Nó có thể bị thay đổi theo lứa tuổi hoặc những người sống ở vùng núi cao, người luyện tập thể thao. Khoảng tham chiếu  ở trẻ em  từ 30 – 48 %, tùy theo tuổi.

– Hemoglobin : là lượng huyết sắc tố có trong một đơn vị thể tích máu, tính theo gam/lít ( g/l) . Khoảng tham chiếu  ở trẻ em  từ 110 – 140 g/l tùy theo tuổi.

 MCV : Thể tích trung bình của hồng cầu là kích thước trung bình của tế bào hồng cầu.

Khoảng tham chiếu  ở trẻ em  từ 80 – 100 fl,   tùy theo tuổi.

  MCH : Lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu, Khoảng tham chiếu  ở trẻ em  từ 27 – 36 pg, tùy theo tuổi.

 MCHC : nồng độ  hemoglobin trung bình trong hồng cầu , Khoảng tham chiếu  ở trẻ em  từ 318 – 360  g/l tùy theo tuổi.

Dựa trên thông số hồng cầu, thiếu máu được phân loại thành thiếu máu hồng cầu nhỏ, thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu nhược sắc hay bình sắc.

2. Bạch cầu

Bạch cầu tạo thành một phần hệ miễn dịch của cơ thể và giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Bạch cầu bao gồm các loại: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu mono và lympho.

Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, nhìn chung số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi ở trẻ nhỏ cao hơn ở trẻ lớn.

Trẻ sơ sinh SLBC : 6.0 – 16.7 G/l

Trẻ ngoài sơ sinh SLBC : 5.2 – 13.4 G/l

Tỷ lệ thành phần bạch cầu cũng thay đổi nhiều theo tuổi.

Có nhiều bệnh liên quan đến sự thay đổi của bạch cầu máu ngoại vi như : nhiễm trùng, dị ứng, do thuốc, ung thư, suy giảm miễn dịch…

3. Tiểu cầu

Đây là những tế bào máu tham gia vào quá trình cầm máu.

 Số lượng tiểu cầu: bình thường từ 150 – 400 Giga/lít ( G/l).

Đánh giá tăng khi SLTC > 600 G/l và giảm khi SLTC < 140 G/l

Khi số lượng tiểu cầu giảm sẽ gây tình trạng xuất huyết tùy mức độ giảm tiểu cầu, ở trẻ em , xuất huyết giảm tiểu cầu chủ yếu do nguyên nhân miễn dịch, ngoài ra còn do một số bệnh khác như suy tủy, bạch cầu cấp, nhiễm virus, vi khuẩn…

Số lượng tiểu cầu tăng gặp trong các bệnh thiếu máu huyết tán, thiếu sắt, tăng tiểu cầu nguyên phát, viêm, nhiễm trùng…

Các yếu tố ảnh hưởng đến sai lệch kết quả :

     Lấy máu chậm, bị đông dây hoặc lấy không đủ lượng máu: gây ra thiếu máu, giảm tiểu cầu giả tạo

     Bệnh nhân bị tăng Bilirubin huyết, tăng mỡ máu gây tăng huyết sắc tố giả tạo

     Kích thước hồng cầu nhỏ,mảnh vỡ hồng cầu hoặc nhân bạch cầu gây tăng tiểu cầu giả tạo

     Tiểu cầu vón, gây giảm tiểu cầu giả tạo

     Có hồng cầu non, bạch cầu non ra máu ngoại vi, dễ nhầm số lượng bạch cầu tăng…

     Phần lớn các trường hợp phải phải kéo lam máu kiểm tra trên kính hiển vi.

     Xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi tuy đơn giản có thể thực hiện được ở các bệnh viện từ tuyến cơ sở, nhưng để trả kết quả chính xác cho bệnh nhân, đặc biệt trẻ em cũng cần đội ngũ nhân viên phòng xét nghiệm có trình độ, chuyên môn cao về huyết học cũng như về tế bào học.

     Tại Khoa Huyết học Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng hệ thống máy xét nghiệm hiện đại, tiên tiến như Abbott - Mỹ, Sysmex - Nhật,  … cho kết quả nhanh, chính xác cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm với những giá trị riêng cho trẻ em, là tuyến cuối cùng tại thành phố HP.

Khi các trẻ đến khám tại Bệnh viện Trẻ em , sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra thường quy nhưng cũng rất cần thiết này, xét nghiệm được làm và trả ngay tại phòng khám, rất thuận tiện, từ việc lấy bệnh phẩm ngay tại phòng khám với đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên lành nghề, chuyên nghiệp, không mất nhiều thời gian của gia đình trẻ.

KHOA HUYẾT HỌC

Từ khóa » Cách đọc Công Thức Máu ở Trẻ Em