Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Cần Nhịn ăn Không?
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm viêm gan B là việc làm cần thiết để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả. Một số thủ tục xét nghiệm yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước khi thực hiện để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn thông tin về vấn đề xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm viêm gan B là bước cần thiết để tâm soát nguy cơ nhiễm virus viêm gan B.
Xét nghiệm viêm gan B giúp bác sĩ đưa ra đánh giá về tình trạng sức khỏe bệnh nhân, cũng như kiểm soát được diễn biến của bệnh. Xét nghiệm đồng thời cũng cho thấy lượng virus cũng như số lượng virus đang tăng lên hay giảm đi. Từ đó người bệnh sẽ nhận được phác đồ điều trị bệnh phù hợp với bệnh lý
Ảnh minh họa: Xét nghiệm viêm gan B giúp phát hiện và hỗ trợ điều trị cho người bệnh
Đối với những người chỉ mới nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh viêm gan B. Việc xét nghiệm bệnh sớm có thể giúp nhận diện virus viêm gan B khi chúng bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Và từ đó có thể ngăn chặn được quá trình chuyển biến của bệnh sang giai đoạn nặng.
1. Khi nào nên đi xét nghiệm viêm gan B?
Những dấu hiệu viêm gan B thường khó nhận biết và không có những biểu hiện đặc trưng. Người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe và đưa ra phán đoán sớm để thăm khám và kiểm soát bệnh lý kịp thời. Ở giai đoạn đầu nhiễm virus viêm gan B, người bệnh sẽ có những triệu chứng cơ bản sau:
• Sốt: Sốt cao là biểu hiện đầu của bệnh viêm gan B cấp tính, thông thường cơn sốt có thể diễn biến từ nhẹ thế nặng, nhưng đa số các trường hợp đều bị sốt thất thường vào buổi chiều.
• Mệt mỏi, chán ăn: Ở những người bệnh viêm gan B giai đoạn đầu thường có cảm giác mệt mỏi và mất khẩu vị trong ăn uống, chán ăn, sụt cân. Ở mỗi cá thể, triệu chứng tồn tại ở những mức độ khác nhau. Hầu hết các bệnh nhân mới bị viêm gan B giai đoạn đầu thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.
• Rối loạn tiêu hóa: Chức năng gan cũng tham gia vào hoạt động tiêu hóa, vì thế người bệnh có thể cảm nhận tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát khi bị viêm ga. Bệnh nhân viêm gan B kèm theo ứ mật nặng thì phân sẽ bị bạc màu.
• Nước tiểu vàng: Nước tiểu vàng là dấu hiệu nhận biết viêm gan B khá rõ rệt, có nhiều bệnh nhân thường chỉ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi và nước tiểu có màu vàng khi mắc bệnh giai đoạn đầu.
• Vàng da: Mặc dù vàng da là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm gan B, tuy nhiên nếu bạn đã nhận thấy biểu hiện này thì có thể bệnh lý đã tiến triển đến mức nghiêm trọng.
• Đau tức vùng gan: Nếu như người bệnh có biểu hiện đau tức vùng bụng trên bên phải, điều này có thể là dấu hiệu nghi ngờ của viêm gan B.
Ảnh: Khi nào nên đi xét nghiệm viêm gan B?
Một số dấu hiệu khác có thể không được đề cập trong bài viết. Để đảm bảo, người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ điều trị nếu trong gia đình có bệnh sử viêm gan B hoặc có một trong những biểu hiện kể trên.
2. Đi xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Khi xét nghiệm viêm gan B không bắt buộc bạn phải nhịn ăn
Theo thông tin từ chuyên gia bác sĩ thì xét nghiệm viêm gan B không giống như các xét nghiệm sinh hóa khác. Xét nghiệm không đòi hỏi người bệnh phải để bụng đói. Do đó trước khi tiến hành xét nghiệm người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường. Ngược lại việc nhịn đói và để cơ thể trong trạng thái mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Viêm gan B là bệnh viêm gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Vi khuẩn HBV lưu hành trong máu và chúng phát triển âm thầm. Nếu như nghi ngờ bị nhiễm HBV, người bệnh cần làm 2 xét nghiệm tối thiểu là xét nghiệm HBsAg và xét nghiệm anti-HBs.
Ảnh: Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Trong đó xét nghiệm HBsAg đem lại kết quả chính xác về khả năng người bệnh có bị nhiễm hay không, và xét nghiệm anti-HBs đưa ra đánh giá cơ thể người bệnh đã được bảo vệ hay chưa. Nếu như cả hai xét nghiệm này đều có kết quả âm tính thì người làm xét nghiệm mới chích ngừa.Còn HBsAg (-), antiHBs (+) có nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm viêm gan B nhưng cũng đã khỏi bệnh. Trường hợp này không cần thiết phải chích ngừa.
Ngoài ra một số xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B khác cũng được thực hiện nếu như kết quả HBsAg và anti-HBs gây phân vân. Các xét nghiệm này gồm có:
Xét nghiệm HbeAg
HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B. Nếu bệnh nhân dương tính với HBeAg thì chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan. Nếu bệnh nhân âm tính với HBeAg thì có thể virus không hoạt động hoặc virus đột biến. Để xác định chính xác hơn bệnh nhân cần xét nghiệm HBV – DNA.
Xét nghiệm HBV-DNA
Xét nghiệm định lượng HBV-DNA hay còn gọi là định lượng virus viêm gan B trong máu là một xét nghiệm nhằm xác định số lượng hay nồng độ của virus trong một đơn vị thể tích huyết tương/huyết thanh. Từ đó đánh giá mức độ nhân lên của virus viêm gan B trong tế bào gan. Kiểm tra theo dõi mức độ HBV-DNA trong máu theo tháng, theo năm là một điều kiện quan trọng để quản lý bệnh, giúp xác định thời điểm điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị cũng như đánh giá tiêu chuẩn dừng điều trị.
Xét nghiệm HBcrAg
Xét nghiệm HBcrAg được xem là một tiến bộ đặc biệt trong việc chẩn đoán và điều trị viêm gan B. Bởi:
• HBcrAg có tính quyết định giúp bác sĩ chỉ định bệnh nhân có được dừng thuốc điều trị hay không. Đây là một đặc điểm ưu việt mà các xét nghiệm khác không có được.
• HBcrAg giúp phân biệt rõ các giai đoạn của viêm gan B là cấp tính hay mạn tính; ngoài ra còn có khả năng tiên lượng nguy cơ ung thư gan và tiên lượng chính xác nguy cơ bùng phát viêm gan B.
• HBcrAg có tương quan rõ rệt với cccDNA trong tế bào gan nên được xác định là xét nghiệm tin cậy để theo dõi nồng độ cccDNA.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện viêm gan B
3. Lưu ý giúp xét nghiệm viêm gan B cho kết quả chính xác
Khi xét nghiệm viêm gan B người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ xét nghiệm
Những yêu cầu trước khi xét nghiệm được đề cập từ bác sĩ cần được thực hiện đúng. Điều này nhằm đảm bảo mang lại kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác nhất. Một số lời khuyên được đưa ra để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm viêm gan B là:
• Nên thực hiện các xét nghiệm vào buổi sáng do đây là thời điểm máu nguyên chất nhất, điều này sẽ đưa ra kết quả tốt nhất.
• Người bệnh sau khi xét nghiệm buổi sáng có thể lấy kết quả trong ngày. Trong trường hợp xét nghiệm buổi chiều có thể bạn phải chờ lấy kết quả xét nghiệm vào ngày hôm sau.
• Người bệnh tuyệt đối không uống rượu, bia, các đồ uống có cồn hay sử dụng chất kích thích, thức uống có ga, dùng thuốc trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng.
• Nên tìm hiểu các địa chỉ xét nghiệm uy tín, có đủ hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và chuyên môn cao trong lĩnh vực thăm khám và điều trị bệnh liên quan đến gan.
Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên sâu điều trị các bệnh về gan cũng như cung cấp đầy đủ các xét nghiệm viêm gan virus. Bên cạnh đó chi phí xét nghiệm viêm gan B tại phòng khám không quá cao nên khách hàng hoàn toàn yên tâm lựa chọn.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong
Từ khóa » định Lượng Virus Viêm Gan B Bao Lâu Có Kết Quả
-
Xét Nghiệm Viêm Gan B Bao Lâu Có Kết Quả Và Gồm Những Xét ...
-
Xét Nghiệm Viêm Gan B Bao Lâu Có Kết Quả Và Những Lưu ý Khi Thực ...
-
Mục đích, ý Nghĩa Của Xét Nghiệm định Lượng Virus Viêm Gan B
-
Xét Nghiệm PCR đo Tải Lượng Virus Viêm Gan B - Vinmec
-
Hướng Dẫn Xem Kết Quả Xét Nghiệm Viêm Gan B - Vinmec
-
Hiểu định Lượng Virus Viêm Gan B để Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Thông Tin Từ A đến Z Bệnh Viêm Gan B
-
8 Xét Nghiệm Chẩn đoán Viêm Gan B Phổ Biến Nhất
-
Nhiễm Virut Viêm Gan B Khi Nào Cần Dùng Thuốc?
-
Định Lượng Virus Viêm Gan B (HBV– DNA) Bao Nhiêu Thì Cần Cải Thiện?
-
Đếm Số Lượng Virus – Giải Pháp Chẩn đoán Hữu Hiệu Bệnh Viêm Gan ...
-
Xét Nghiệm PCR đo Tải Lượng Virus Viêm Gan B
-
Viêm Gan B: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Phòng Ngừa
-
Định Lượng Virus Viêm Gan B Như Thế Nào? Có Tác Dụng Gì? - Dân Trí