Xét Nghiệm Viêm Gan C - Các Phương Pháp Và Lưu Ý
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Tương tự như bệnh viêm gan B, bệnh viêm gan C cũng là một trong những bệnh lý về gan nguy hiểm mà người bệnh không được chủ quan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong không báo trước. Do đó, xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C là thủ thuật không thể bỏ qua để nhận biết sự tồn tại của virus Hepatitis C trong máu cũng như phát hiện những biểu hiện bất thường ở gan.
Vì sao nên xét nghiệm viêm gan C?
Theo sự ghi nhận của các chuyên gia, viêm gan C là một bệnh lý về gan do sự xâm nhập của virus Hepatitis C (trong giới y học viết tắt là HCV) theo máu vào gan và sống tại các tế bào gan dưới dạng không hoạt động trong khoảng thời gian khá dài.
Khác với bệnh viêm gan B, khi cơ thể bị nhiễm virus siêu vi C thì bệnh tình sẽ tiến diễn thành mãn tính và rất hiếm gặp phải trường hợp ở thể viêm gan tối cấp. Nói theo cách khác, bệnh viêm gan C rất khó phát hiện ở những giai đoạn đầu và người bệnh chỉ phát hiện bản thân đã mắc bệnh khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện nhất định.
Bệnh viêm gan C được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh tình chỉ được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh vẫn hoạt động và sinh hoạt bình thường trong những khoảng thời gian đầu mắc bệnh. Tuy nhiên, khi đó, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan và ung thư gan, thậm chí tử vong không báo trước.
Do đó, để tránh gặp phải những biến chứng của bệnh viêm gan C đã được liệt kê, người bệnh có thể chủ động trong việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh để kiểm tra sức khỏe gan nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Và đây cũng chính là thủ thuật giúp nhận biết sự tồn tại của virus Hepatitis C (nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan C) cũng như phát hiện những biểu hiện bất thường của gan.
Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan C:
- 70% bệnh nhân viêm gan C không hề hay biết bản thân mắc bệnh. Bởi vì, bệnh viêm gan C thường diễn biến âm thầm nên nhiều người vẫn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh nhưng khi làm xét nghiệm lại dương tính với virus viêm gan C;
- Việc kiểm tra sức khỏe và phát hiện bệnh viêm gan C sớm sẽ người bệnh có những biện pháp phòng tránh lây nhiễm sang các đối tượng khác cũng như ít gặp phải những biến chứng nguy hiểm;
- Phát hiện và điều trị bệnh viêm gan C ở những giai đoạn đầu trở nên đơn giản hơn. Đồng thời, người bệnh có thể tiết kiệm được một khoản chi phí điều trị.
Những đối tượng cần xét nghiệm viêm gan C
Không phải cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm gan C bạn mới tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh mà cũng có thể xét nghiệm để phát hiện những dấu hiệu bất thường của gan cũng như phát hiện sự tồn tại của virus Hepatitis C có trong máu. Một số đối tượng sau nên tiến hành chẩn đoán xét nghiệm viêm gan C:
- Cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm gan nói chung và bệnh viêm gan C nói riêng như: vàng da, vàng mắt hay vàng toàn thân, da nổi mẩn ngứa, mề đay, nước tiểu sẫm màu, đau vùng bụng hạ sườn phải,…;
- Người tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân viêm gan C
- Người vô tình tiếp xúc với kim tiêm của bệnh nhân viêm gan C, nhất là nhân viên y tế;
- Người từng xét nghiệm chức năng gan và xuất hiện dấu hiệu tái phát bệnh;
- Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh viêm gan C khi mang thai;
- Người có nhu cầu tầm soát bệnh ngay cả không có triệu chứng mắc bệnh viêm gan C;
- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong thời gian dài hoặc đang trong quá trình lọc máu không an toàn;
- Nam giới quan hệ đồng tính hoặc người từng quan hệ tình dục với bạn tình mắc bệnh viêm gan C;
- Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông;
- Người bị nhiễm HIV;
- Đối tượng có nhu cầu hiến nội tạng, hiến máu hay các chế phẩm từ máu.
Các phương pháp xét nghiệm viêm gan C phổ biến hiện nay
Để chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác về việc bản thân có bị nhiễm virus Hepatitis C không, bạn cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe bằng một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, siêu âm bụng, sinh thiết gan,… Dưới đây là một số xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C phổ biến:
1. Xét nghiệm Anti – HCV
Xét nghiệm Anti – HCV hay còn được gọi là thủ thuật xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV. Phương pháp này cho phép bác sĩ xác định được sự tồn tại của kháng thể virus trong máu. Kháng thể virus viêm gan C là các protein do cơ thể tạo ra khi có sự xuất hiện của virus trong máu. Các kháng thể này thường xuất hiện khoảng 12 tuần khi cơ thể bị nhiễm virus viêm gan C.
Thông thường, kết quả xét nghiệm Anti- HCV sẽ được trả về cho bệnh nhân trong một vài ngày, một số phòng khám tư nhân có thể trả kết quả cho bệnh nhân trong vài giờ.
Kết quả xét nghiệm Anti – HCV sẽ cho ra các trường hợp sau:
- Anti – HCV (+): Dương tính – Kết quả cho biết bạn có nguy cơ nhiễm virus viêm gan C hoặc từng nhiễm virus nhưng cơ thể có khả năng tự tiêu diệt mầm bệnh;
- Anti – HCV (-): Âm tính – Kết quả cho biết virus viêm gan C chưa tấn công tế bào gan hoặc virus vừa bắt đầu xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài xét nghiệm Anti – HCV chẩn đoán bệnh viêm gan C, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm khác để hỗ trợ cho việc đưa ra kết luận chính xác nhất. Hơn nữa, một số trường hợp có thể tiến hành làm xét nghiệm lần 2 nếu kết quả âm tính nhưng lại nghi ngờ bản thân có nguy cơ phơi nhiễm cao với viêm gan C.
2. Xét nghiệm RNA
Sau khi có kết quả dương tính trong xét nghiệm Anti – HCV, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định tham gia xét nghiệm RNA. Thủ thuật này không chỉ giúp phát hiện sự tồn tại của virus HCV mà còn cho phép bác sĩ xác định các yếu tố liên quan đến virus viêm gan C trong máu.
Xét nghiệm RNA được chia làm 2 nhóm chính là xét nghiệm RNA định tính và RNA định lượng. Cụ thể hơn:
Xét nghiệm RNA định tính
Kết quả xét nghiệm RNA định tính sẽ cho ra các trường hợp sau:
- HCV – RNA (-): Âm tính – Kết quả này cho thấy không có sự xuất hiện của virus Hepatitis C trong máu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy virus đang trong giai đoạn ức chế. Điều này đồng nghĩa với việc bạn bị nhiễm virus HCV nhưng cơ thể đã có cơ chế tự chữa khỏi;
- HCV – RNA (+): Dương tính – Kết quả này cho biết bạn đã bị nhiễm virus viêm gan C và cần được tiến hành điều trị.
Trong trường hợp kết quả trả về là Anti – HCV và RNA là dương tính (+) thì có thể khẳng định bạn đã bị nhiễm virus siêu vi C.
Xét nghiệm RNA định lượng
Sau khi tiến hành xét nghiệm RNA định tính, bạn có thể sẽ được chỉ định làm xét nghiệm RNA định lượng để đưa ra kết luận chính xác hơn. Đây là phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ xác định được số lượng virus tồn tại trong máu. Dựa vào kết quả để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
3. Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh viêm gan C nói riêng và các bệnh liên quan đến gan nói chung. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn tham gia làm xét nghiệm để kiểm tra ALT và AST.
Ở những đối tượng khỏe mạnh, chỉ số ALT và AST sẽ nhỏ hơn 40UI. Khi giá trị này tăng lên gấp 2 – 3 lần so với mức bình thường thì có khả năng bạn đã bị viêm gan. Bên cạnh đó, thủ thuật xét nghiệm chức năng gan còn cho phép bác sĩ đánh giá được tình trạng gan.
4. Các xét nghiệm viêm gan C khác
Ngoài các xét nghiệm đã được đề cập, bạn có thể tham gia xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan C khác để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất, như:
Xét nghiệm xác định nhóm virus viêm gan C
Xét nghiệm xác định nhóm virus viêm gan C là thủ thuật dùng để hỗ trợ quá trình phát hiện và điều trị bệnh. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ xác định chính xác nhóm virus HCV tồn tại trong gan.
Trên thực tế, thế giới đã phát hiện được 6 nhóm virus viêm gan C nhưng tại Việt Nam thì chỉ có 4 nhóm virus viêm gan C phổ biến, bao gồm:
- Nhóm 1 và nhóm 6: Chiếm tỷ lệ khoảng 90%;
- Nhóm 2 và nhóm 3: Chiếm tỷ lệ thấp hơn. Hai nhóm này được chuyên gia khẳng định là dễ điều trị và ít có nguy cơ bệnh tình tái phát trở lại trong tương lai.
Xét nghiệm mức độ tổn thương gan
Một số thủ thuật xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương gan khi bệnh viêm gan C chuyển sang giai đoạn mãn tính:
- Sinh thiết gan: Sinh thiết gan là phương pháp hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương gan thông qua việc lấy mẫu mô gan để xét nghiệm bằng cách sử dụng loại kim mỏng chuyên dụng để xuyên qua thành bụng;
- Cộng hưởng từ đàn hồi (MRE): Là phương pháp giúp xác định độ cứng của gan và phát hiện các sẹo gan khi bệnh viêm gan chuyển sang giai đoạn mãn tính. Cộng hưởng từ đàn hồi là thủ thuật không xâm lấn, sử dụng các sóng âm phát ra từ gan kết hợp công nghệ hình ảnh cộng hưởng từ các mô hình;
- Transient elastography: Là phương pháp ước tính độ cứng của gan bằng cách sử dụng máy siêu âm để truyền các rung động của gan và đo tốc độ phân tán của chúng qua các mô gan;
- Xét nghiệm máu: Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định chính xác mức độ xơ gan của gan khi bị viêm gan C mãn tính.
Xét nghiệm viêm gan C tốn bao nhiêu tiền?
Chi phí chẩn đoán hay điều trị bệnh luôn là đề tài mà nhiều bệnh nhân quan tâm và đi tìm câu trả lời, chi phí xét nghiệm viêm gan C cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Xét nghiệm viêm gan C bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm cụ thể. Nếu bệnh nhân làm xét nghiệm tìm kháng thể virus Hepatitis C (Anti – HCV) thì chi phí dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/ lần. Trong khi đó, xét nghiệm định lượng virus viêm gan C và xác định genotype HCV thì mức phí cao hơn, khoảng 1.000.000 đồng/ lần.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức chi phí tham khảo và không phải mức giá niêm yết của cơ sở y tế nào. Mức giá có thể có sự chênh lệch ở mỗi cơ sở do chúng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như phương pháp, hệ thống máy móc, chất lượng dịch vụ, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ,… Do đó, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế dự định thăm khám để biết rõ thông tin chi tiết, từ đó giúp bạn chủ động hơn trong việc chuẩn bị tài chính.
Những vấn đề cần lưu ý khi xét nghiệm viêm gan C
Để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm viêm gan C, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:
- Buổi sáng là thời điểm thích hợp để làm các xét nghiệm nói chung và xét nghiệm viêm gan C nói riêng. Bởi khi đó, cơ thể đủ thời gian để thanh lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi gan. Hơn nữa, thời gian ngủ qua đêm không ăn chỉ còn đáp ứng nhu cầu nhịn ăn trước giờ xét nghiệm;
- Một số thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến một số phản ứng hóa học khi làm xét nghiệm viêm gan B. Do đó, bạn cần nhịn ăn từ 4 – 6 giờ đồng hồ trước khi làm xét nghiệm. Nếu có cảm giác đói bụng, bạn có thể uống một ít nước lọc nhưng uống vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến việc siêu âm vùng bụng hay sinh thiết gan;
- Tuyệt đối không được uống rượu bia hay các đồ uống có cồn khác trước giờ làm xét nghiệm ít nhất 12 giờ. Bởi bia rượu sẽ làm thay đổi nồng độ men gan cũng như chức năng gan;
- Tạm ngưng việc sử dụng thuốc đang sử dụng trước ngày xét nghiệm để không làm sai lệch kết quả, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tâm lý, thuốc chống đông máu,… Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ về lộ trình sử dụng thuốc.
Địa chỉ xét nghiệm viêm gan C uy tín
Để xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan C, bạn có thể tìm đến những bệnh viên hay phòng khám có chuyên khoa Gan – Mật. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín, có đầy đủ trang thiết bị y tế và hệ thống máy móc để chẩn đoán bệnh để phòng tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể, bạn có thể tham khảo và lựa chọn địa chỉ phù hợp với vị trí địa lý và nhu cầu cá nhân:
Địa chỉ xét nghiệm viêm gan C uy tín ở Hà Nội
1. Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới
+ Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
+ Số điện thoại: (024) 3868 9963
+ Thời gian tiếp nhận bệnh nhân:
- Thứ hai đến thứ bảy: Từ 7h30 – 12h00;
- Buổi chiều không tiếp nhận bệnh nhân.
2. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
+ Cơ sở 1:
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân:
- Khám thường (thứ hai đến thứ sáu): Từ 7h30 – 12h00 (buổi sáng) và từ 13h30 – 16h00 (buổi chiều)
- Khám dịch vụ (thứ bảy và chủ nhật): Từ 7h30 – 12h00 (buổi sáng) và từ 13h30 – 16h00 (buổi chiều).
+ Cơ sở 2:
- Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân:
- Thứ hai đến thứ sáu (khám thường và khám dịch vụ): Từ 7h00 – 12h00 (buổi sáng) và từ 13h30 – 16h30 (buổi chiều);
- Thứ bảy (chỉ khám dịch vụ): Từ 7h00 đến 12h00 (buổi sáng).
3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Bệnh lây qua đường máu – Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm
+ Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ Số điện thoại: 069 555 283 – 069 572 400
+ Thời gian tiếp nhận bệnh nhân:
- Khoa Khám bệnh (tầng 1): Từ 6h30 – 17h00 (thứ hai đến thứ sáu);
- Khoa Khám bệnh theo yêu cầu (tầng 30): Từ 6h30 – 17h00 (thứ hai đến thứ bảy)
Địa chỉ xét nghiệm viêm gan C ở Thành phố Hồ Chí Minh tốt nhất
1. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Phòng khám Viêm gan
+ Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Số điện thoại: (028) 3957 1342
+ Thời gian tiếp nhận bệnh nhân:
- Thứ hai đến thứ sáu: Từ 6h30 – 11h30 (buổi sáng) và từ 13h00 – 16h30 (buổi chiều);
- Thứ bảy: Chỉ làm việc buổi sáng từ 6h30 – 11h30.
2. Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Nghiên cứu và điều trị viêm gan
+ Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Số điện thoại: (028) 3855 4137
+ Thời gian tiếp nhận bệnh nhân:
- Phòng khám theo BHYT (tại tầng 1 tòa nhà A):
- Thứ hai đến thứ sáu: Từ 7h00 – 11h00 (buổi sáng) và từ 13h00 – 16h00 (buổi chiều);
- Thứ bảy: Từ 7h00 – 11h00 (buổi sáng). Phòng khám không tiếp nhận bệnh nhân buổi chiều.
- Phòng khám dịch vụ (tại tòa nhà 602 Nguyễn Chí Thanh):
- Thứ hai đến thứ sáu: Hoạt động xuyên suốt từ 7h00 – 16h00;
- Thứ bảy: Từ 7h00 – 11h00 (buổi sáng). Buổi chiều không làm việc.
3. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh
+ Địa chỉ: Số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Số điện thoại: (028) 3923 5804 – (028) 3923 8704
+ Thời gian tiếp nhận bệnh nhân:
- Khoa khám bệnh:
- Thứ hai đến thứ sáu: Từ 7h00 – 11h30 (buổi sáng) và từ 13h00 – 16h00 (buổi chiều). Khám dịch vụ từ 16h00 – 18h00;
- Khám dịch vụ trong khung giờ từ 16h00 – 18h00 (thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
- Khoa khám bệnh theo yêu cầu:
- Thứ hai đến thứ sáu: Từ 6h30 – 11h30 (buổi sáng) và từ 13h00 – 16h00 (buổi chiều);
- Thứ bảy và chủ nhật: Từ 7h30 – 11h30 (buổi sáng). Buổi chiều không làm việc.
Viêm gan C là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, thậm chí người bệnh phải đối diện với những biến chứng nghiêm trọng. Mặt khác, căn bệnh này thường không có những triệu chứng rõ ràng ở những thời kỳ đầu nên người mắc bệnh thường khó phát hiện bệnh. Do đó, tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan C là điều cần thiết để phát hiện sự tồn tại của virus HCV cũng như tầm soát một số biểu hiện bất thường ở gan.
Có thể bạn quan tâm:
- Virus viêm gan C có lây không? Cách phòng ngừa?
- Xét nghiệm viêm gan ở đâu tốt? Top 8 địa chỉ uy tín nhất
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Từ khóa » Xét Nghiệm Viêm Gan C ở Bệnh Viện Nhiệt đới
-
Bệnh Viêm Gan C Là Gì
-
TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ VIÊM GAN C
-
Chuyên đề Tháng 6: Hỏi đáp Về Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C
-
Trả Lời, Tư Vấn Cho Bệnh Nhân
-
Vai Trò Của Xét Nghiệm Trong Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Gan | Medlatec
-
Khám Chữa Viêm Gan Tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
-
Top 5 Địa Chỉ Khám Và điều Trị Viêm Gan C Uy Tín Tại Hà Nội
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Viêm Gan Vi Rút C Năm 2021
-
Bảng Giá Xét Nghiệm Viêm Gan C ở Bệnh Viện
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh Viêm Gan C
-
Khám Và điều Trị Viêm Gan C
-
Quy Trình Xét Nghiệm Viêm Gan B Ở Bệnh Viện Nhiệt Đới - DRBACSI
-
Chẩn đoán Và Xét Nghiệm Viêm Gan C | Vinmec
-
Bệnh Viêm Gan (virus) C Mạn Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Đồng Nai