Xét Xử Phúc Thẩm Trong Vụ án Dân Sự - Agribank
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của Hiến pháp và quy định của Luật Tổ chức Tòa án thì tại Việt Nam chúng ta hiện nay việc xét xử là của Tòa án và theo quy định, Tòa án luôn phải đảm bảo hai chế độ xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Cấp xét xử phúc thẩm cũng là cấp xét xử cuối cùng trong tiến trình tố tụng của Việt Nam. Việc quy định cấp xét xử phúc thẩm ngoài mục đích tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng dân sự thì còn mục đích khắc phục những sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, đồng thời tránh xảy ra oan sai trong quá trình xét xử, đảm bảo sự công bằng cho mọi công dân, tổ chức Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 tiếp tục khẳng định việc xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị và về cơ bản so với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003 thì thủ tục phúc thẩm theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không có sự khác biệt, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 vẫn kế thừa gần như toàn bộ những quy định liên quan đến thủ tục phúc thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự 2003.
Bộ luật TTDS 2015 quy định thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày Tòa cấp sơ thẩm tuyên án
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin giới thiệu những quy trình, thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm cũng như kinh nghiệm kháng cáo, kháng nghị và tham gia phiên tòa phúc thẩm trong các tranh chấp dân sự liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Trình tự phúc thẩm vụ án dân sự Về nguyên tắc, bản án dân sự sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực của pháp luật nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án các đương sự tiến hành kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu so với nguyên tắc xét xử của tòa án, chúng ta có thể thấy rằng, hệ thống xét xử trong các vụ án (bao gồm cả những vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, hôn nhân gia đình…) thì pháp luật chỉ quy định hai cấp xét xử trong tất cả các vụ án đó là cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm và bản án phúc thẩm được coi là bản án đã có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các đương sự và những cá nhân, tổ chức, người có liên quan phải tuân thủ và thi hành. Vậy quy trình, thủ tục phúc thẩm bao gồm những công việc gì, những bước thực hiện như thế nào. Bước 1: Người có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm Theo quy định bản án sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực của pháp luật và sau 15 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án, đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm; ngoài việc kháng cáo của các đương sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Bước 2: Đơn kháng cáo bản án sơ thẩm Đơn kháng cáo đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm của Ngân hàng được coi là bước rất quan trọng quyết định kết quả việc kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Theo quy định, khi Ngân hàng phát hiện quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và chưa thỏa đáng tại bản án sơ thẩm của Tòa án, Ngân hàng cần làm ngay đơn kháng cáo và trong đơn kháng cáo, Ngân hàng cần đưa một số nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; - Tên, địa chỉ của người kháng cáo; - Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; - Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; - Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo (trong phần cuối đơn kháng cáo thì người đại diện theo pháp luật của ngân hàng hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn). Kèm theo đơn kháng cáo, Ngân hàng phải gửi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cùng với tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn kháng cáo, các tài liệu, chứng cứ phải được gửi cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo, trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Toà án cấp phúc thẩm thì Toà án đó phải chuyển cho Toà án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định. Bước 3: Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm Theo quy định, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án; trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức. Đối với trường hợp kháng cáo quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định; trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Như vậy, thời hạn kháng cáo chỉ là 15 ngày kể từ thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án. Nếu quá thời hạn mười lăm ngày thì theo quy định Ngân hàng vẫn có quyền kháng cáo quá hạn, tuy nhiên, việc kháng cáo quá hạn Ngân hàng cần nêu lý do vì sao kháng cáo quá hạn cùng những chứng cứ, tài liệu. Việc kháng cáo hay kháng cáo quá hạn, Ngân hàng cần gửi trực tiếp lên Tòa án cấp sơ thẩm nơi đã xét xử vụ án và Tòa án Cấp cao (trước kia là Tòa phúc thẩm) để kháng cáo bảo vệ quyền và lợi ích cho Ngân hàng. Một điều lưu ý trong việc nộp đơn kháng cáo Ngân hàng nên biết và thực hiện để việc kháng cáo đảm bảo tuân thủ và không bị dán đoạn: Khi tiến hành gửi Đơn kháng cáo cho Tòa án cấp có thẩm quyền, Ngân hàng phải đồng thời nộp án phí, việc nộp án phí chỉ là tạm thời, nếu Ngân hàng thắng trong vụ việc kháng cáo thì tiền án phí mà Ngân hàng đã nộp sẽ được hoàn lại theo đúng quy định. Việc hoàn lại tiền tạm ứng án phí sẽ do Cơ quan Thi hành án thực hiện.
Phiên tòa xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự
Bước 4: Thông báo về việc kháng cáo và thụ lý việc kháng cáo của Tòa án Khi hồ sơ vụ án và đơn kháng cáo đã được Ngân hàng gửi cho Tòa án cấp có thẩm quyền, Toà án cấp có thẩm quyền phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo; Đương sự được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản ghi ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Toà án cấp phúc thẩm. Văn bản ghi ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong giai đoạn này, Ngân hàng cần chờ Tòa án ra thông bao về việc thụ lý và ấn định thời gian xét xử (nếu vụ án được Tòa án đưa ra xét xử). Theo quy định thời gian để Tòa án thụ lý, xem xét, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan để đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm kể từ ngày Tòa án nhận được đơn kháng cáo của Ngân hàng là 2 tháng, do vậy, Ngân hàng cần bám sát và cử những bộ phận (thường là bộ phận pháp chế) và những cá nhân thường xuyên liên lạc với Tòa án để nắm bắt lịch trình đảm bảo quyền và lợi ích của Ngân hàng. (Đương sự trong vụ án dân sự: là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Giai đoạn tố tụng trong phiên xét xử phúc thẩm của Tòa án Sau khi đã tiến hành thu thập chứng cứ và các tài liệu có liên quan đến việc kháng cáo của Ngân hàng và nhận thấy việc kháng cáo là có cơ sở và đúng pháp luật, Tòa án cấp có thẩm quyền sẽ đưa vụ án mà Ngân hàng đã kháng cáo ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, việc xét xử phúc thẩm về cơ bản cũng không khác nhiều so với trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm, cũng bao gồm các bước: Khai mạc phiên Tòa; Thủ tục hỏi tại phiên Tòa; Tranh luận tại phiên Tòa; Nghị án và tuyên án. Trong giai đoạn này, Ngân hàng với tư cách là người kháng cáo cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cũng như những chứng cứ đủ sức thuyết phục để chứng minh cho việc kháng cáo là có cơ sở với mục đích cuối cùng là yêu cầu Tòa án phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm buộc khách hàng vay vốn trả toàn bộ gốc, lãi đối với khoản tiền đã vay từ Ngân hàng. Do vậy, người đại diện hợp pháp của Ngân hàng (Người đại diện đương nhiên hoặc đại diện theo ủy quyền) nên là người có am hiểu pháp luật, am hiểu quy trình thủ tục tại phiên Tòa để khi trình bày đưa ra những lập luận và tranh luận có tính thuyết phục đảm bảo được quyền và những yêu cầu của Ngân hàng. Khi phiên Tòa diễn ra luôn có những tình huống bất ngờ có khi có lợi nhưng cũng có khi bất lợi cho Ngân hàng, do vậy, chúng tôi đề xuất với các Ngân hàng, khi tham gia tố tụng tại phiên xét xử phúc thẩm nên thuê Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vì chi phí bỏ ra là không nhiều nhưng kết quả thu được có khi lại lớn hơn. Cũng cần lưu ý rằng, việc thuê Luật sư, các Ngân hàng nên ký Hợp đồng với Luật sư ngay từ khi kháng cáo đến hết giai đoạn xét xử phúc thẩm và Thi hành án vì khi thuê như thế, Luật sư có điều kiện về thời gian để nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với Ngân hàng để thống nhất cách thức cũng như các phương án làm sao có lợi nhất cho Ngân hàng khi phiên Tòa kết thúc và điều quan trọng là trong phần xét hỏi tại Tòa (thủ tục rất quan trọng để làm rõ sự thật của vụ án bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng), Luật sư được quyền hỏi những người tham gia phiên Tòa phúc thẩm gồm hỏi nguyên đơn, hỏi người kháng cáo, hỏi các cá nhân, tổ chức và những người có liên quan khác được Tòa án triệu tập để làm sáng tỏ những nhận định, những quan điểm có lợi cho phần tranh luận của Ngân hàng ở bước tiếp theo sau phần xét hỏi vì trong giai đoạn xét hỏi, Người đại diện của Ngân hàng không được phép hỏi mà chỉ có nghĩa vụ trả lời Hội đồng xét xử những câu hỏi do Hội đồng xét xử, kiểm sát viên và Luật sư hỏi tại phiên Tòa. Bên cạnh đó, trong khi xét hỏi, nếu Hội đồng xét xử hoặc Luật sư của những người tham gia phiên Tòa hỏi mà Người đại diện của Ngân hàng không trả lời được thì Người đại diện Ngân hàng được phép không trả lời và có quyền nhờ Luật sư bảo vệ cho mình trả lời thay. Sau phần xét hỏi, Tòa án sẽ chuyển sang phần tranh luận và tại phần tranh luận, người đại diện của Ngân hàng sẽ được trình bày quan điểm đối với phần kháng cáo (chỉ được trình bày quan điểm đối với những nội dung Ngân hàng đã kháng cáo); hết phần tranh luận, Tòa án sẽ tiến hành nghị án và tuyên án, khi tuyên án, bản án phúc thẩm được coi là bản án đã có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các đương sự và những cá nhân, tổ chức, người có liên quan phải tuân thủ và thi hành. Lưu ý đối với việc kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong hoạt động ngân hàng hiện nay Theo con số thống kê mà chúng tôi biết được thì năm 2017 vừa qua tại một Ngân hàng thương mại cổ phẩn đã có hơn 2000 vụ việc mà Ngân hàng này kháng cáo bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án xét xử lại bản án sơ thẩm trong các vụ tranh chấp giữa Ngân hàng này và các khách hàng. Thực tế nhiều vụ án kể cả những vụ án đã có hiệu lực của pháp luật (bản án phúc thẩm) nhưng Ngân hàng vẫn không chấp nhận với nội dung xét xử của tòa án vì có những trường hợp tòa án phán quyết chưa có đủ cơ sở, thiếu căn cứ pháp lý nhưng vẫn tuyên án và việc này vô hình chung đã xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của Ngân hàng. Do vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng khi tham gia tố tụng tại cấp phúc thẩm của Tòa án, các Ngân hàng cần chú ý. Thứ nhất: Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm tại Tòa án là 15 ngày kể từ ngày Tòa cấp sơ thẩm tuyên án, vì thế, bộ phận Pháp chế của Ngân hàng cần chủ động đề xuất và trình người có đủ thẩm quyền tại Ngân hàng quyết định việc kháng cáo theo đúng thủ tục và trình tự như nói trên để đảm bảo quyền và lợi ích cho Ngân hàng. Thứ hai: Hãy nhớ là người đại diện hợp pháp tại Ngân hàng sẽ là người có đủ thẩm quyền ký đơn đề nghị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, do vậy, khi Ngân hàng kháng cáo, bộ phận được giao nhiệm vụ hãy trình người đại diện theo pháp luật hoặc trình người đã được người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng ủy quyền để ký đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm (Bộ luật tố tụng dân sự không quy định bắt buộc là người đại diện theo pháp luật ký đơn kháng cáo nhưng theo quan điểm của chúng tôi người ký đơn kháng cáo nên trình người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền). Thứ ba: Bộ phận Pháp chế tại Ngân hàng cần chủ động trong việc thống kê các bản án để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để áp dụng đối với các vụ án tương tự vì các tranh chấp tại Ngân hàng chủ yếu là các tranh chấp phát sinh từ việc cho vay đối với khách hàng. Thứ tư: Các Ngân hàng phải thường xuyên tập huấn cho cán bộ (những người có thể sẽ được ủy quyền tham gia tố tụng tại Tòa án) các bước, thủ tục, quy trình tố tụng tại Tòa án để khi những cán bộ đại diện cho Ngân hàng tranh tụng tại Tòa có thể hiểu và nắm rõ được quy trình xét xử của Tòa án đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng. Thứ năm: Thiết nghĩ các Ngân hàng cần đào tạo và thành lập bộ phận chuyên tham gia tố tụng tại Tòa án và giao quyền cho bộ phận này thực hiện mọi quy trình, thủ tục tố tụng liên quan đến việc xét xử của Tòa án mà Ngân hàng là đương sự trong các vụ án đó.
Từ khóa » Chữ Ký Của Bác Phúc
-
Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng, 2 Phó Thủ Tướng Và BTCN Văn ...
-
Chữ Ký Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội❤️️Các Nhiệm Kỳ
-
Giới Thiệu Chức Danh, Chữ Ký Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc
-
Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng Và 3 Phó Thủ Tướng Chính Phủ - VOV
-
Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng Và 3 Phó Thủ Tướng Chính Phủ - NTO
-
Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng Và 3 Phó Thủ Tướng ... - Bộ Nội Vụ
-
Nguyễn Xuân Phúc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng Và 3 Phó Thủ Tướng Mới - NLD
-
Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng Và 3 Phó ... - Truyền Hình Cao Bằng
-
Chính Phủ Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng Và 3 Phó Thủ Tướng
-
Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng, 2 Phó Thủ Tướng Và Bộ Trưởng ...
-
Giả Chữ Ký Bác Sĩ Cấp Hàng Ngàn Giấy Nghỉ Việc Hưởng Bảo Hiểm Xã ...
-
Giới Thiệu Chữ Ký Của Thủ Tướng Phạm Minh Chính Và 2 Tân Phó Thủ ...