Xi Tè Cho Trẻ: Bác Sĩ Chuyên Khoa Nói Gì? - Cẩm Nang Bibomart
Có thể bạn quan tâm
Tập xi tè cho trẻ nhỏ là thói quen của nhiều bà mẹ nhằm rèn con có thói quen tiểu tiện đúng giờ. Điều tưởng chừng rất tốt, không có gì đáng bàn cãi này thực tế lại đang gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn bởi có một số ý kiến cho rằng xi tè có thể ảnh hưởng tới bàng quang, thận của trẻ.
Mục lục
- Lợi ích của việc xi tè sớm cho con
- Tác hại của việc xi tè sớm
- Các bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Lợi ích của việc xi tè sớm cho con
Mặc dù nhiều ý kiến phản đối xi tè sớm cho con, nhưng khó có thể phủ nhận những lợi ích của xi tè như:
– Tiết kiệm chi phí mua bỉm: Đây là lợi ích đầu tiên nếu việc tập xi cho con thành công. Tính trung bình 1 tháng, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ sử dụng khoảng 1 triệu tiền bỉm, số tiền này không phải là nhỏ so với những mẹ đang “cần kiệm” nuôi con. Mẹ có thể chỉ tốn chi phí đóng bỉm khi con ngủ vào ban đêm, còn ban ngày con chỉ cần mặc quần là đủ.
– Tiết kiệm thời gian: Những mẹ nào nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi chắc chắn đều ngán ngẩm và mệt mỏi với thời gian thay, giặt quần áo của trẻ, đặc biệt là khi trẻ “ị”. Việc tập xi cho trẻ sẽ giúp con hình thành thói quen đi tè, ị đúng giờ và mẹ không còn mất nhiều thời gian cho việc giặt quần, tã.
– Con tự lập ngay từ nhỏ: Việc đi vệ sinh đúng giờ giấc mà mẹ đã dạy khiến trẻ sớm hình thành tính tự lập ngay từ nhỏ. Mẹ có thể đưa trẻ đi chơi thoải mái mà không lo con “ị” đột xuất tại cuộc vui.
Tác hại của việc xi tè sớm
Bên cạnh những lợi ích của việc tập xi tè sớm cho trẻ, nhiều bà mẹ cho rằng, lợi ích đó không thể bù lại những ảnh hưởng nặng nề như:
– Phá vỡ quy trình phát triển bàng quang: Trẻ dưới 1 tuổi, bàng quang đang trong giai đoạn phát triển và hoàn chỉnh tới 3 tuổi, nếu mẹ tập xi tè sẽ phá vỡ quy trình này. Vì bàng quang cần được tích đầy và xả rỗng tự do nhưng do mẹ xi tè khiến nó không được tích đầy và xả rỗng không theo nhu cầu của trẻ.
– Trẻ bị táo bón: Việc làm này cũng dẫn tới những sự cố khi đi vệ sinh như táo bón, nhiễm trùng tiểu. Lý do, khi bàng quang không đủ mạnh nhưng bé vẫn cố đi vệ sinh khiến bé có nguy cơ bị suy thận, kéo theo táo bón, nhiễm trùng đường tiểu.
Các bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Trước những ý kiến trái chiều về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) (trả lời phỏng vấn cho báo Gia đình & Xã hội) cho rằng, việc xi tè cho con chỉ là tạo thói quen phản xạ có điều kiện khi đi tiểu trong những thời điểm thích hợp, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thận, bàng quang của bé.
Tuy nhiên, tập xi tè cho bé dưới 1 tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn vì não của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên chưa thể bắt được tín hiệu đi tiểu theo nhu cầu. Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, việc “xi” diễn ra tốt hơn vì bé có thể hiểu được tín hiệu từ cơ thể cũng như từ mẹ và dễ dàng đi tiểu theo nhu cầu.
Theo BS Nguyễn Văn Học, bệnh viện Nhi Trung ương, để việc xi tè diễn ra thuận lợi, cha mẹ cần nắm bắt được lịch sinh học của con. Ví dụ, sau khi trẻ bú, sau khi ngủ dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ… mẹ có thể xi tè cho bé để tạo thành thói quen. Tùy theo nhu cầu mẹ cho bé ăn và uống nước, khoảng 3 – 5 tiếng xi một lần.
Để đảm bảo thận của trẻ phát triển tốt ngay từ những năm tháng đầu đời, bác sĩ Thúy đưa ra lời khuyên: “Các phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ vùng đi tiểu của trẻ, khi phát hiện tiểu đục hay đau cần đưa tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Về thói quen ăn uống, nhiều phụ huynh bồi dưỡng bằng cách cho con ăn chất đạm quá nhiều nhưng thận của bé dưới 6 tháng tuổi không lọc được hết chất đạm. Lượng chất đạm đưa vào cơ thể cần phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, không nên cho trẻ ăn quá mặn ảnh hưởng đến thận. Thêm nữa, cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vì có những loại thuốc gây hại cho thận”.
Một yếu tố quan trọng khác có liên quan đến hoạt động của thận là nước, tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ uống quá nhiều hay quá ít nước. Với trẻ dưới 1 tuổi, tính cả sữa, nước canh cho vào cơ thể thì uống khoảng 1 lít/ngày là phù hợp.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, dấu hiệu của các bệnh liên quan đến thận khi rõ ràng là đã vào giai đoạn muộn. Còn dấu hiệu sớm có chăng chỉ là chậm tăng cân, xanh xao, nôn ói… nhưng nhiều phụ huynh thường bỏ qua những dấu hiệu sớm này và thường đưa đến các chuyên khoa khác để thăm khám, chứ không nghĩ đó là bệnh liên quan đến thận.
Theo Afamily.vn
Từ khóa » Xi ị Cho Bé
-
Cách Xi Bé đi Tè, ị Chuẩn Khoa Học, áp Dụng Cho Bé Trên 1 Tuổi
-
Nhạc Xi ị, Xi Tè Cho Con Yêu | Bố Và Tép - YouTube
-
Tiếng Xi ị Thần Thánh Của Mẹ Bĩm Sửa - YouTube
-
Khi Nào Tập Xi Tè, ị Cho Trẻ Là Tốt Nhất - Webtretho
-
Tập Xi Tè Sớm Cho Bé Có ảnh Hưởng Sức Khỏe Con - TheAsianparent
-
Bô Xí Tập ị Cho Bé Thương Hiệu Nhật | Shopee Việt Nam
-
'Xi Tè' Cho Trẻ Dễ Hại Thận: Đây Là Câu Trả Lời - VTC News
-
Nuôi Cả 5 Con đều Xi Tè Cho Con đâu Ra đấy, Bí Quyết Của Bà Mẹ Chỉ ...
-
Cách Xi Bé đi Tè, ị Chuẩn Khoa Học, áp Dụng Cho Bé Trên 1 Tuổi
-
Tiếng Xi ị Thần Thánh Của Mẹ Bĩm Sửa 2022 - 20 Giờ
-
Có Nên Xi Tè Cho Bé,xi Tè Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Của Trẻ Sơ Sinh ?
-
“Xi Tè” Sớm Có ảnh Hưởng đến Thận Của Con Không?