Xin Cấp Phép Xây Dựng ở đâu? Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Xây Dựng?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Xin cấp giấy phép xây dựng ở đâu?
    • 1.1 1.1. Thẩm quyền của Bộ Xây dựng:
    • 1.2 1.2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
    • 1.3 1.3. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
    • 1.4 1.4. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã:
  • 2 2. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng:
    • 2.1 2.1. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
    • 2.2 2.2. Đối với trường hợp xây dựng mới các công trình khác:
  • 3 3. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
  • 4 4. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng
  • 5 5. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng nhà 3 tầng
  • 6 6. Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ:

1. Xin cấp giấy phép xây dựng ở đâu?

Hiện nay trừ các công trình được quy định tại khoản 2 Điều 89 Bộ luật xây dựng 2014 là được miễn xin cấp phép xây dựng, còn lại tất cả các công trình đều phải xin cấp phép xây dựng.Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 103 Luật xây dựng 2014, theo đó cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:

1.1. Thẩm quyền của Bộ Xây dựng:

Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt. Ví dụ một vài các công trình dân dụng như là:

– Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa có nhiều hơn 1000 giường nằm cho bệnh nhân;

– Sân vận động cấp quốc gia có sức chứa trên khán đài lớn hơn 40.000 chỗ; 

– Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người khác có tổng sức chứa lớn hơn 3000 người; 

– Nhà ga hàng không có lượt khách lớn hơn 10 triệu lượt khách/năm;

– Các công trình như là Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Chính phủ, Trụ sở Trung ương Đảng và các công trình đặc biệt quan trọng khác…

1.2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình sau:

– Các công trình xây dựng cấp I, cấp II theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư 03/2016/TT-BXD;

– Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

– Công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng;

– Công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị;

– Ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.

1.3. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Bộ xây dựng hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nêu trên.

1.4. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy phép đối với các công trình nhà ở đơn lẻ nằm trong quy hoạch phát triển của xã mình.

Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là Bộ xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tùy vào tính chất và loại công trình nhà đầu tư sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.

Lưu ý: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp. Trường hợp cấp giấy phép xây dựng không đúng quy định mà không thu hồi giấy phép đã cấp sai đó thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

2. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng:

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BXD, Thông tư Bộ xây dựng hướng dẫn về cấp phép xây dựng.

2.1. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

Hồ sơ cấp phép xây dựng được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD bao gồm các loại giấy tờ như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

– Đối với công trình xây chen có tầng hầm, thì cần phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

2.2. Đối với trường hợp xây dựng mới các công trình khác:

Thì hồ sơ xin cấp phép xây dựng được quy định như sau:

  • Đối với công trình không theo tuyến:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có Mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được Mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa Điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200.

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

  •  Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000.

+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.

+ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

+ Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:

 Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

 Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.

  •  Đối với công trình tôn giáo:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm các tài liệu giống như đối với công trình không theo tuyến và bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.

  •  Đối với công trình tín ngưỡng:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng như quy định đối với công trình xây dựng không theo tuyến.

  •  Công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, di tích lịch sử theo phân cấp.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.

+ Bản vẽ các mặt đứng, các mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

+ Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.

  •  Đối với công trình quảng cáo:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình đối với trường hợp thuê đất hoặc thuê công trình để xây dựng công trình quảng cáo.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa Điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp công trình xây dựng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

Đối với trường hợp công trình xây dựng mới:

+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/50 – 1/500.

+ Bản vẽ các mặt đứng chính công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

+ Bản vẽ mặt cắt móng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/50.

+ Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/500.

Đối với trường hợp biển quảng cáo được gắn vào công trình đã được xây dựng hợp pháp:

+ Bản vẽ kết cấu của bộ phận công trình tại vị trí gắn biển quảng cáo tỷ lệ 1/50.

+ Bản vẽ các mặt đứng công trình có gắn biển quảng cáo tỷ lệ 1/50 – 1/100.

  •  Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thực hiện theo quy định đối với xây dựng công trình không đúng tuyến và các Điều Khoản quy định của Hiệp định hoặc thỏa thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Dương Gia để trả lời câu hỏi Xin cấp phép xây dựng ở đâu? Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng? Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong vấn đề cấp giấy phép xây dựng như sau:

3. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

 Điều 14. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

4. Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy định.

4. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng

 Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng

1. Cử cán bộ, công chức có năng lực, chuyên môn phù hợp để tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cho chủ đầu tư lập hồ sơ và thụ lý hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng đảm bảo đúng các quy định.

2. Niêm yết công khai các điều kiện, thủ tục hành chính, quy trình, thời gian cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

3. Có lịch tiếp dân và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác cấp phép xây dựng.

4. Thực hiện các quy định trong quá trình xem xét cấp giấy phép xây dựng và chịu trách nhiệm về những nội dung của giấy phép xây dựng đã cấp; bồi thường thiệt hại do việc cấp phép chậm, cấp phép sai so với quy định.

5. Thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định.

6. Không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc thành lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

5. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng nhà 3 tầng

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có mảnh đất 50m2, nay tôi muốn xây nhà cấp 3 tầng trên mảnh đất đó. Vậy tôi phải làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà như thế nào?

Luật sư tư vấn:

* Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình, nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 1 Thông tư số  10/2012/TT-BXD).

– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định (nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số  10/2012/TT-BXD.

– Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.

– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

6. Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào. Hiện tôi có mảnh đất sau khi trừ chỉ giới xây dựng thì còn lại là chiều ngang 2,0m, chiều dài 8,0m. Xin cho hỏi giờ tôi muốn xây dựng và xin phép xây dựng. nhưng được cơ quan cấp phép hồi trả vì diện tích xây dựng của tôi không đủ điều kiện để cấp phép. Vậy tôi phải làm như thế nào? Xin được luật sư tư vấn. Xin cám ơn.

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ Điều 93 Luật xây dựng năm 2014 quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Để xin cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 93 Luật xây dựng năm 2014 nêu trên. Nếu diện tích đất của bạn không đáp ứng được quy định tại Điều 93 Luật xây dựng năm 2014 nêu trên thì sẽ không được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, không phù hợp với quy hoạch tại địa phương. Ngoài ra, công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014, nếu bạn phù hợp với quy hoạch chung và thực hiện xây dựng không cần xin phép.

Từ khóa » Xin Phép Xây Dựng Nhà ở đâu