Xin Hỏi Về Cách Chọn MCCB, MCB - Dien Tu Viet Nam

  • Đăng ký hoặc đăng nhập
    • Logging in... Ghi Nhớ? Ðăng Nhập Forgot password or user name? hoặc Đăng ký
    • Log in with Facebook
  • Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo Collapse No announcement yet. Xin hỏi về cách chọn MCCB, MCB Collapse X Collapse
  • Bài viết
  • Hoạt động gần đây
  • Tìm kiếm
  • Trang of 3
  • Lọc
  • Giờ All Time hôm nay Last Week Last Month
  • Show All Discussions only Photos only Videos only Links only Polls only Events only
Filtered by: Clear All new posts Trước 1 2 3 template Next
  • thanh84 thanh84 Thành viên mới
    • Tham gia: Aug 2005
    • Bài viết: 27
    • Share
    • Tweet
    #1

    Xin hỏi về cách chọn MCCB, MCB

    28-12-2007, 11:50 Mình có một thắc mắc muốn hỏi mọi người trong diễn đàn. Khi mình chọn MCCB, hoặc MCB, thông số cơ bản nhất là dòng định mức. Chẳng hạn theo thiết kế dòng định mức là 10A, dòng cắt là 10kA, nhưng không có sản phẩm đó, vậy mình có thể chọn sản phẩm khác, cùng dòng cắt (hoặc cao hơn) nhưng dòng định mức sẽ cao hơn. Vậy dòng định mức chọn cao hơn là cao hơn bao nhiêu lần so với dòng định mức đã tính toán để thiết bị vẫn hoạt động đúng theo ý đồ thiết kế.. Cụ thể chọn cao hơn 10A thì trong dải dòng điện là bao nhiêu. Xin cảm ơn mọi người. Tags: None
  • huybinhhn huybinhhn Thành viên mới
    • Tham gia: Jul 2007
    • Bài viết: 1
    • Share
    • Tweet
    #2 28-09-2008, 00:17 Nguyên văn bởi thanh84 Xem bài viết Mình có một thắc mắc muốn hỏi mọi người trong diễn đàn. Khi mình chọn MCCB, hoặc MCB, thông số cơ bản nhất là dòng định mức. Chẳng hạn theo thiết kế dòng định mức là 10A, dòng cắt là 10kA, nhưng không có sản phẩm đó, vậy mình có thể chọn sản phẩm khác, cùng dòng cắt (hoặc cao hơn) nhưng dòng định mức sẽ cao hơn. Vậy dòng định mức chọn cao hơn là cao hơn bao nhiêu lần so với dòng định mức đã tính toán để thiết bị vẫn hoạt động đúng theo ý đồ thiết kế.. Cụ thể chọn cao hơn 10A thì trong dải dòng điện là bao nhiêu. Xin cảm ơn mọi người. Chào bạn thanh84! Theo như mình biết, 2 chỉ tiêu quan trọng nhất khi chọn MCCB hoặc MCB đó là dòng địn mức (In) và dòng cắt (Icu). Nếu như thiết kế cần In=10A, Icu=10kA. nhưng ko có sp này thì tốt nhất nên chọn sản phẩm có In=10A và Icu>10kA. Nếu ko có thì mới chọn In là giá trị lớn hơn gần nó nhất (vd: với hãng schneider là 16A, 20A, 25A...) sau đó tới Icu cũng xét từ 10kA trở lên. Đó là theo kinh nghiệm của mình. Mong các bạn khác đóng góp ý kiến.

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • nguyenledung nguyenledung Thành viên mới
    • Tham gia: Sep 2008
    • Bài viết: 20
    • Share
    • Tweet
    #3 29-09-2008, 00:51 Bạn Thanh84 mến! Mình đã làm việc với MCB và MCCB khá nhiều nên xin trả lời cho bạn thắc mắc này. Một CB bất kỳ (MCB, MCCB, ACB,...) thì có các thông số cơ bản sau đây: - Dòng định mức In: 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25, ... Với các dòng định mức lớn của các CB lớn như MCCB hay ACB, dòng này sẽ đi kèm với các máy biến áp điện lực có công suất tương ứng. Ví dụ: trạm 200kVA - 315A, trạm 250kVA - 400A, trạm 315kVA - 500A, ... - Thông số sơ bản thứ hai là characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của CB. Đây chính là thông số quan trong nhất cho việc chọn CB nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện. Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này. - Thông số thứ ba là Icu hay còn gọi là ultimated current là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong thời gian 1 giây. Ví dụ Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây/ Thông số này cho biết độ bền tiếp điểm của CB. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự. - Thông số thứ tư là thông số lần đóng ngắt. Ví dụ bạn ngắt CB rồi bật CB lên lại thì gọi là 1 lần đóng ngắt. CB thông thường cũng quy định số lần này. Các MCB có quy định là từ 7500 đến 10000 lần, MCCB thì hơn 10000 lần. ACB thì khỏng 8000 lần tùy theo hãng. Ngoài ra còn rất nhiều thông số khác nữa áp dụng cho CB. Tuy nhiên trong các thiết kế người ta thường dùng thông số In và Icu. Theo tôi hai thông số này không đủ quy định về chủng loại CB. Thông số thứ hai chính là thông số quan trong nhất của CB. Đây chính là chỉ số ID chính thức của các CB.

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • 0979567801 0979567801 Thành viên chính thức
    • Tham gia: Sep 2008
    • Bài viết: 36
    • Share
    • Tweet
    #4 29-09-2008, 12:12 Trong dân dụng thì chỉ cần hiểu như sau là đủ dùng rồi: + dòng định mức là dòng CB làm việc ổn định lâu dai, quá dòng này thì CB nhảy(cắt điện) + Dòng cắt ( dòng xung kích): là dòng qua CB có thể chịu được mà kg phải nổ to hơn bom ( quá dòng này có thể có tiếng nổ đấy!)

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • cô nhóc cô nhóc Moderator
    • Tham gia: Jul 2006
    • Bài viết: 1192
    • Share
    • Tweet
    #5 29-09-2008, 22:43 Nhưng anh tính toán thế nào mà dòng định mức có 10A mà dòng cắt lên đến 10 kA nhỉ? Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh. Hi hi.

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • cuongaz cuongaz Thành viên tích cực
    • Tham gia: Aug 2007
    • Bài viết: 286
    • Share
    • Tweet
    #6 29-09-2008, 23:38 Theo mình nghĩ mcb trong dân dụng chỉ cần ở mức : 4.5 , 6, 10, 15 kA là được . Đại đa số các hãng sản xuất đều như vậy , dòng cắt càng cao càng đắt và khó sản xuất , chỉ trường hợp đặc biệt người ta mới sử dụng như vậy . Không phải cao là tốt tùy theo trường hợp mà sử dụng , trong khi phối hợp bảo vệ ta phải chọn đúng nếu không khi xảy ra ngắn mạch dây cháy hết mà cb vẫn chưa tác động cũng như không ( do chọn CB có dòng cắt quá cao chưa tới ngưỡng để tác động)

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • nguyenledung nguyenledung Thành viên mới
    • Tham gia: Sep 2008
    • Bài viết: 20
    • Share
    • Tweet
    #7 30-09-2008, 00:08 Không biết "Cô Nhóc" có phải là con gái không? Cách đặt vấn đề chẳng giống con gái chút nào cả. Tuy nhiên để trả lời câu hỏi của cô nhóc xin gởi đường dẫn đến tài liệu sau. Có gì thì tất cả cùng bàn luận sau khi đọc kỹ tài liệu này đã! Tham khảo thêm từ http://www.schneider-electric.com/co...1kv/ect158.xml

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • cô nhóc cô nhóc Moderator
    • Tham gia: Jul 2006
    • Bài viết: 1192
    • Share
    • Tweet
    #8 30-09-2008, 00:24 Nhóc hỏi vì thấy cách thiết kế hơi lạ. Thường dòng ngắn mạch sẽ cao đến 10 kA chỉ nếu ngắn mạch trong thanh cái chính hoặc đường dây có thiết diện khá lớn thôi. Và dường như không ai lắp một cái tải 10A vào thanh cái chính cả. Nếu lắp thì qua tủ trung gian, hoặc ít nhất cũng qua đường dây có thiết diện nhỏ. Như vậy tính toán ngắn mạch tại sau CB sẽ không lên đến 10 kA. Last edited by cô nhóc; 30-09-2008, 00:37. Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh. Hi hi.

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • nguyenledung nguyenledung Thành viên mới
    • Tham gia: Sep 2008
    • Bài viết: 20
    • Share
    • Tweet
    #9 30-09-2008, 12:17 Nhóc ơi! Anh không thể upload tài liệu lên được nên chỉ đường dẫn để em tải về. Đây là tài liệu tính ngắn mạch của hãng Schneider Electric Group (SEG). Tài liệu này khá bổ ích cho các kỹ sư điện khi tính về ngắn mạch. Còn về dòng 10kA trên sản phẩm như anh đã nói nói thể hiện độ bền của thiết bị. Nếu khi tính toán theo phương pháp của SEG mà dòng ngắn mạch đạt 5kA thì cần phải chọn CB có ngắn mạch bền lớn hơn. Thực ra việc ngắn mạch nếu tính ở phía hạ áp thì rất nhỏ. Ngoài ra, do các thiết bị bảo vệ được gắn rất nhiều trên mạng trung thế, mỗi CB lại có tính bảo vệ riêng nên dòng ngắn mạch cỡ 10kA rất khó xảy ra ở phía hạ thế. Có dịp nào đó thì anh sẽ trao đổi với nhóc nhiều hơn về vấn đề này nhé. Hãy đọc kỹ tài liệu của SEG đi nhé!

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • cô nhóc cô nhóc Moderator
    • Tham gia: Jul 2006
    • Bài viết: 1192
    • Share
    • Tweet
    #10 30-09-2008, 19:01 Nhóc đã tải về và đọc sơ lược rồi anh à. Cảm ơn anh đã gởi đường link. Nhưng cái thắc mắc của Nhóc vẫn còn, vì nếu thiết kế theo những kiểu thông thường thì cái CB 10 A sẽ không cần đến sức chịu đựng dòng cắt đến 10 kA. Như vậy, nếu sau khi thiết kế mà không tìm ra vật liệu, thiết bị thì việc đầu tiên cần xem lại cách thiết kế của mình. Có thể có một đôi chỗ sơ sót nào đó. Đây là chuyện rất thường hay xảy ra, kể cả với những người thiết kế lâu năm và giỏi. Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh. Hi hi.

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • nguyenledung nguyenledung Thành viên mới
    • Tham gia: Sep 2008
    • Bài viết: 20
    • Share
    • Tweet
    #11 30-09-2008, 23:10 Thực ra, khi tính toán ngắn mạch, người ta tính ở chế độ xác lập. Ở chế độ này các xung dòng lên rất cao và thời gian duy trì cũng ngắn. Với MCB loại In = 10A, Icu = 10kA, đặc tuyến chọn lọc là loại C, khi đó nếu em quan sát đặc tuyến dòng và thời gian thì sẽ thấy như sau: - Khi I = 1.25In = 12.5A, đúng 25 phút sau MCB sẽ nhảy và cắt điện (nhảy do nhiệt) - Khi I = 3In = 30A thì khoàng 3 - 7 giấy sau MCB sẽ nhày - Khi I = 10In =100A thì chỉ khoàng 1/1000 giây là MCB nhảy rồi. Rõ ràng nếu với phân tích trên thì Nhóc sẽ hỏi tại sao cần Icu = 10kA làm gì? Thiết kế có vấn đề rồi đây? Anh cũng đã từng tự đặt ra khá nhiều câu hỏi như thế và hầu hết anh phải tự trả lời về MCB phải chọn như thế nào. Suy cho cùng thì dòng 10kA của MCB không thể nào sảy ra hay nói đúng hơn là sẽ xảy ra trong điều kiện sau: - Các bảo vệ cầu chì, ngắn mạch phái trung thế bị hỏng hay không hoạt động! (Đánh giá xác suất này là 1%) - Các CB cấp cao hơn hoàn toàn hỏng về các bộ bảo vệ. (Mỗi tầng CB như vậy cho xác suất lá 10%, đến CB của chúng ta là 3 tầng nến xác suất xảy ra là (10%)^3 = 0.1%) - Tồn tại một dây dẫn đủ lớn để gây ra dòng ngắn mạch 10kA (xác suất này được đánh giá là 0.1%) Tổng kết 3 xác suất trên, hiện tượng dòng 10kA xảy ra trên tiếp điểm MCB sẽ là nhỏ hơn 1 phần 10 triệu. Theo anh với xác suất cỡ này, ta không nên quan tâm Icu = 10kA làm gì cho mệt phải không? Chỉ cần quan tâm là khi chọn MCB ấy thì khi ận hành MCB có bị nhảy bất thường khi sử dụng với tải hay không mà thôi! Còn thì ai muốn 10kA, ai muốn 6kA có lẽ nhà tư vấn muốn có nhiều tiền hơn thôi hay cũng có thể họ sợ dòng 10kA có thể "xảy ra" đó em ạ!

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • 0979567801 0979567801 Thành viên chính thức
    • Tham gia: Sep 2008
    • Bài viết: 36
    • Share
    • Tweet
    #12 01-10-2008, 00:03 Không biết mấy anh em có phải là dân điện chuyên nghiệp kg?? Vấn đề này cực kỳ đơn giản! ĐỂ mình nói nhé! Nói theo lý thuyết, còn sai số thì tùy loại CB. Dòng In = 10A là dòng làm việc ổn đinh của CB, quá dòng này là CB đã cắt rồi, kg đợi đến 10KA đâu! ( Đây là nhiệm vụ chính của CB, giống như đứt dây chì!) Trong thiết kế, phải tính toán và chọn CB kg được thấp hơn giá tính tính toán, cao hơn và gần giá trị trong dãy CB ( 2A, 5A, 10A, 15A, 20A...). Nếu chọn được bằng thì càng tốt! CŨng xin nói thêm, khi chọn CB cho các phụ tải là các động cơ, thì phải cao hơn 2-3 lần giá trị dòng định mức của động cơ. Lý do, là dòng khởi động đọng cơ lớn hơn nhiều dòng làm việc ổn định. Dòng Icu = 10KA là dòng chịu đựng của CB, Quá dòng này thì CB hư ( xem như vứt). Dòng này sảy xa trong thời gian tính bằng uS thôi cũng chào vĩnh biệt CB rồi! Dòng này càng cao thì CB càng Ngon ( chứ kg bền nhé, tùy vào mỗi hãng SX)

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • cô nhóc cô nhóc Moderator
    • Tham gia: Jul 2006
    • Bài viết: 1192
    • Share
    • Tweet
    #13 01-10-2008, 06:50 Icu là dòng mà CB có thể cắt được khi có sự cố ngắn mạch. Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh. Hi hi.

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • 0979567801 0979567801 Thành viên chính thức
    • Tham gia: Sep 2008
    • Bài viết: 36
    • Share
    • Tweet
    #14 01-10-2008, 09:36 Vậy là Nhóc hiểu sai rồi! Ngắn mạch thực là cũng là 1 dạng phụ tải, lúc này phụ tải chính là điện trở và dung dẫn đường dây! DO các giá trị này quá nhỏ, nên trong dân dụng, người ta thường bỏ qua ( trong truyền tải điện, thì đây là 1 vần đề rất lớn trong việc tính toán tổn thất đường dây). Rất mong được làm quen với nhóc, Nhớ nhóc nhiều!

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
  • 0979567801 0979567801 Thành viên chính thức
    • Tham gia: Sep 2008
    • Bài viết: 36
    • Share
    • Tweet
    #15 02-10-2008, 22:54 CB có 4 thông số chính: Điện áp cao nhất,In,Icu,Ics ví dụ: In=10A Ics =8kA: gọi là dòng ngắn mạch phục vụ ( làm việc) Icu=10ka : Gọi là dòng ngắn mạch phá hủy U= 690V nếu dòng trong mạch nhỏ hơn hoăc bằng 10A thì CB kg hoạt động ( kg tác động) Nếu dòng trong mạch từ 10A-8kA thì CB tác động ( cắt mạch điện). Tại giá trị dòng trong mạch từ 10kA trở lên thì đem CB bỏ rọt rác ( các tiếp điểm và cuộn dây kg chịu nổi giá trị này). Last edited by 0979567801; 02-10-2008, 23:00.

    Comment

    Gửi bài viết Huỷ bỏ
Trước 1 2 3 template Next Về tác giả Collapse thanh84 Tìm hiểu thêm về thanh84 Bài viết mới nhất Collapse
  • shbetlegal dfffffffffffff bởi shbetlegal vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv
    • Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
    hôm nay, 15:10
  • shbetlegal Sam Loc SHBET bởi shbetlegal uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu uuuu
    • Channel: Quảng cáo
    hôm nay, 15:03
  • vi van pham Trả lời cho Hỏi về bơm màng bldc bởi vi van pham Phải xem cơ cấu bơm, chứ xem cơ cấu rotor, thì chỉ làm thầy bói xem voi.
    • Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
    hôm nay, 08:19
  • yname11 Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptop bởi yname11 vg, cám ơn bác...........
    • Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
    Hôm qua, 14:37
  • khoine9899 Hỏi về bơm màng bldc bởi khoine9899 Em chào các anh và mọi người. Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...
    • Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
    Hôm qua, 11:22
  • bqviet Trả lời cho Cần mọi người giúp mạch tạo sóng siêu âm máy rửa bởi bqviet Vi du https://www.eevblog.com/forum/review...-noise-maker)/
    • Channel: Điện tử công suất
    27-11-2024, 20:26
  • Minhdai95 Cần mọi người giúp mạch tạo sóng siêu âm máy rửa bởi Minhdai95 Em chào mọi người, e đang sửa mạch tạo sóng siêu âm cho máy rửa mà chưa có tài liệu để tham khảo sửa, mọi người cho e xin tài liệu ạ...
    • Channel: Điện tử công suất
    27-11-2024, 11:37
  • pia2k1 Trả lời cho Đăng rao vặt, thanh lý thì chọn chuyên mục nào ạ? bởi pia2k1 Cùng câu hỏi và cần được giải đáp thêm ạ...
    • Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
    27-11-2024, 11:28
  • mèomướp Trả lời cho Công thức điện tử bởi mèomướp Dạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
    • Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
    26-11-2024, 21:21
  • mèomướp Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptop bởi mèomướp Dạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
    • Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
    26-11-2024, 20:31
Xem toàn bộ Copyright © 2000-2024 Dientuvietnam.net. Founded by BinhAnh. Developed by R&P. All rights reserved. Forum software powered by vBulletin® Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved. Múi giờ GMT+7. Trang này được tạo vào lúc 17:21. Đang tải... Ðồng ý Không OK OK Huỷ bỏ X

Từ khóa » Chọn Dòng Cắt Cho Mccb