Xịt Rửa Mũi Bằng Xi Lanh - Nguy Hiểm Khôn Lường Cho Trẻ - - Fysoline

  1. Tầm quan trọng của việc rửa mũi
  2. Xịt rửa mũi bằng xi lanh cho trẻ thực sự tiện dụng và an toàn?
    1. Viêm tai giữa
    2. Tổn thương niêm mạc mũi
  3. Chuyên gia mách mẹ xịt rửa mũi trẻ theo cách thông minh nhất

Tầm quan trọng của việc rửa mũi

Theo hướng dẫn của trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), rửa mũi có các công dụng chính sau:

  1. Làm sạch chất nhầy từ mũi, vì vậy khi nhỏ thuốc có thể hiệu quả hơn.
  2. Làm sạch các chất gây dị ứng và kích thích từ mũi, làm giảm tác động của chúng.
  3. Làm sạch vi khuẩn và vi rút từ mũi, giảm nhiễm trùng.
  4. Giảm sưng ở mũi và tăng luồng khí.

Mũi là bộ phận cửa ngõ của hệ hô hấp. Hàng ngày, mũi phải hít nhiều không khí chứa bụi bẩn. Khi bị sổ mũi hay mũi đặc khó thở, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, nước muối biển là rất tốt. Tuy nhiên, rửa mũi như thế nào cho đúng lại là một câu chuyện khác hoàn toàn.

Xịt rửa mũi bằng xi lanh cho trẻ thực sự tiện dụng và an toàn?

Trào lưu xịt rửa mũi bằng xi lanh cho con trẻ xuất hiện từ việc các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau về sự tiện dụng và hiệu quả của cách làm này. Từ chỉ dẫn của bác sĩ trong một số trường hợp đặc biệt phải bơm rửa mũi bằng xi lanh (như bệnh nhân viêm xoang), nhiều mẹ tự ý vận dụng vào con mình và thấy hiệu quả vì dịch nhầy trong mũi dù đặc đến mấy cũng đều được đẩy ra sau cú bơm xịt mạnh cả 10-20ml nước muối sinh lý vào thẳng mũi trẻ.

Phương pháp này được nhiều mẹ tin tưởng vì có thể đẩy được mũi đặc ra ngoài. Trong khi đó, rửa mũi bằng bình xịt phun sương thấy dịch nhầy mũi không ra nhiều. Thực chất, phương pháp xịt rửa mũi trẻ bằng xi lanh lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

Viêm tai giữa

Tai – mũi – họng có các hốc tự nhiên thông với nhau và thông với bên ngoài. Do đó bệnh lý của tai mũi họng không phải là bệnh riêng từng bộ phận mà có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác.

Ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh, tuyệt đối không được lạm dụng phương pháp này. Bởi vì, trẻ có vòi nhĩ còn ngắn, nằm ngang và luôn mở. Xịt rửa bằng xi lanh khiến dịch mũi họng dễ bị đẩy lên vòi nhĩ dấn đến không chỉ viêm mũi mà còn gây viêm tai giữa. Ngoài ra, dùng xi lanh để xịt rửa mũi trẻ rất nguy hiểm bởi loại này có áp lực cao dễ gây sặc do phản xạ nuốt của bé còn yếu và sang chấn tâm lý nặng cho trẻ nhỏ.

Biểu hiện khi bị viêm tai giữa là đau tai. Khi đó, các bé thường hay kéo rứt tai, khó chịu đặc biệt khi được đặt nằm nghiêng về bên tai bị viêm. Bởi khi đó dịch nhầy viêm tai giữa bắt đầu đổ bộ dồn về phía màng nhĩ, khiến các bé khó chịu thường lăn qua lăn lại để giảm cơn đau. Ngoài ra, bỏ ăn, khóc nhiều cũng là dấu hiệu các mẹ cần quan tâm.

Tổn thương niêm mạc mũi

Việc bơm rửa bằng xi lanh tạo ra áp lực mạnh gây tổn thương, phù nề niêm mạc mũi trẻ. Không chỉ vậy, các loại xi lanh có đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu, xước niêm mạc mũi nghiêm trọng.

Chuyên gia mách mẹ xịt rửa mũi trẻ theo cách thông minh nhất

Xịt rửa mũi bằng xi lanh là giải pháp bất đắc dĩ đành phải làm vậy. Chứ bình thường không ai dùng xi lanh tiêm để bơm vào mũi con trẻ cả. Lợi ích thì chưa rõ nhưng tác hại khi dùng xi lanh xịt rửa mũi trẻ có thể dễ dàng nhận thấy được.

Để rửa mũi trẻ, mẹ có thể dùng dung dịch nước muối biển sâu dạng bình xịt. Khi xịt, nước muối biển đi vào mũi dạng hạt phun sương mịn, siêu nhỏ đi vào từng ngóc ngách mũi để làm sạch một cách an toàn. Hiện nay, có những sản phẩm xịt nước muối biển sâu được thiết kế với áp suất phun sương phù hợp với trẻ từ 3 tháng tuổi , tránh làm hỏng niêm mạc mũi trẻ.

Trẻ nhỡ và trẻ lớn có thể tự xịt rửa mũi nếu sản phẩm xịt có khấc chặn an toàn
Trẻ nhỡ và trẻ lớn có thể tự xịt rửa mũi nếu sản phẩm xịt có khấc chặn an toàn

Mẹ nên ưu tiên dùng sản phẩm xịt có khấc chặn an toàn để vòi không đi sâu vào mũi trẻ. Vì vậy, trẻ nhỡ và trẻ lớn có thể tự xịt rửa mũi mà vẫn hiệu quả và an toàn.

Mẹ có thể xem chi tiết video hướng dẫn thao tác xịt mũi đúng cách an toàn cho trẻ nhỏ do chính ThS.BS Đinh Ngọc Hoa – Chuyên gia nhi Bệnh viện Saint Paul thực hiện:

>> Chuyên gia hướng dẫn thao tác xịt mũi đúng cách an toàn cho trẻ

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nên được rửa mũi bằng nước muối sinh lý dành riêng cho bé.

Hy vọng với những thông tin hữu ích từ chuyên gia này, mẹ có thể chăm sóc tốt hệ hô hấp con trẻ.

Tác giả: Hoài Anh

Tham vấn chuyên khoa: Đinh Ngọc Hoa

Có thể bạn quan tâm:

>> Mẹ phải làm gì để tránh mắt trẻ sơ sinh bị ghèn?

>> 10 sai lầm không ngờ 70% các bà mẹ Việt dễ mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh

>> Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, chuẩn chuyên gia

Từ khóa » Có Nên Dùng Xi Lanh Rửa Mũi Cho Trẻ