Xô đỏ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Xô đỏ

Xô đỏ

Tên khác

Tên thường gọi: Xô đỏ, Hoa diễn, Xác pháo núi

Tên khoa học: Salvia splendens Ker - Gawl.,

Họ khoa học: thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Cây Xô đỏ

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây thảo lưu niên; thân có góc, phân nhánh, nhẵn, cao 0,6-1m. Lá có phiến to, dài 6-8cm, rộng 3-5cm, không lông, gốc tròn hay hơi hình tim, mép khía tai bèo, có răng, gân phụ 4 cặp; cuống dài 1-1,5cm. Cụm hoa đứng ở ngọn, cao đến 20cm, như nhung đỏ, có lá bắc đỏ chói cũng như đài hoa; tràng hoa đỏ, dài 5-6mm, không lông, môi dưới 3 răng. Quả bế 4, cao 4mm.

Ra hoa quanh năm, nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Salviae Splendentis.

Nơi sống và thu hái:

Gốc ở Nam Mỹ (Brazin), được trồng nhiều làm cảnh ở các vườn hoa Hà Nội, Ðà Lạt.

Vị thuốc Xô đỏ

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Tính vị:

Đang cập nhật.

Công dụng:

Có công dụng tiêu thũng giải độc.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Xô đỏ

Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị rắn độc cắn.

Tham khảo

Trồng và chăm sóc cây xô đỏ

Đất trồng cây xô đỏ phải đủ phân, trước mùa sinh trưởng không nên tưới nhiều nước (2 ngày tưới 1 lần), nếu tưới nhiều lá sẽ vàng, rụng; cần chú ý thật khô hãy tưới ; đất phải tơi xốp. Cây mọc càng cao cần tăng cường tưới nước, và bắt đầu bón phân, nói chung mỗi tháng bón 2 lẩn. Giữa kỳ sinh trưởng cần hái ngọn 3-4 lần, ngoài ra cần hái bỏ nụ hoa, giảm bớt tiêu hao dinh dưỡng. Nếu muốn hoa nở sớm thì trước đó 1 tháng hái nụ hoa, rồi bón thêm phân. Khi trồng hoa vào chậu phải đặc biệt chú ý điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, bảo đảm thông gió để tránh rệp ống, nhện đỏ, rận phấn, nếu phát biện chúng có thể phun thuốc Rogor O,1%

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Xô đỏ