Xơ Gan Có Mấy Giai đoạn? Xơ Gan F4 Còn Chữa được Không?
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Xơ gan có mấy giai đoạn? Xơ gan F4 còn chữa được không?
- 19/07/2021 | Phát hiện bệnh sớm nhờ ghi nhớ dấu hiệu các giai đoạn của xơ gan
- 06/07/2021 | Giải đáp băn khoăn: viêm gan B có gây ra xơ gan
- 19/01/2021 | Những kiến thức không thể bỏ qua về bệnh xơ gan mất bù
1. Khái niệm về xơ gan F4
Về giải phẫu sinh học thì gan được coi là cơ quan nội tạng có kích thước lớn nhất trong cơ thể con người. Một người mắc bệnh xơ gan khi trong tổ chức gan xuất hiện các mô sẹo xâm lấn, ăn dần các tế bào khỏe mạnh gây suy giảm hoặc làm biến mất chức năng gan.
Mô sẹo phát triển làm mất chức năng gan
Dựa vào mức độ nặng nhẹ của các thương tổn do các mô sẹo gây ra thì xơ gan tiến triển theo 4 giai đoạn: F1, F2, F3, F4. Biểu hiện của bệnh qua từng thời kỳ được xác định như sau:
-
Giai đoạn F1: giai đoạn này các tổn thương gan mới chớm nở và chưa tác động sâu nên không có triệu chứng rõ ràng;
-
Giai đoạn F2: các tổn thương bắt đầu lan rộng hơn khiến chức năng gan bắt đầu suy yếu rõ rệt. Các chất độc không được đào thải ra khỏi gan, ứ đọng nhiều tại đây;
-
Giai đoạn F3: mô sẹo tấn công và chiếm diện tích của các tế bào làm suy giảm nhiều chức năng quan trọng của gan. Bệnh nhân ở giai đoạn này đã bắt đầu có hiện tượng xơ gan cổ trướng;
-
Giai đoạn F4: là giai đoạn cuối của xơ gan, còn được biết đến là bệnh xơ gan cổ trướng. Lúc này gan đã mang trên mình đầy thương tích và không còn khả năng hoạt động bình thường, mức độ tổn thương đã ở trong tình trạng nặng nhất. Phần lớn tiên lượng cho bệnh nhân ở thời kỳ này thường không được khả quan.
2. Dấu hiệu nhận biết khi xơ gan chuyển sang giai đoạn F4
Các triệu chứng báo hiệu sự chuyển biến thành thể nặng ở bệnh xơ gan giai đoạn cuối bao gồm:
-
Vàng da: xơ gan ở giai đoạn F4 sẽ làm các bộ phận như da, mắt, móng tay của bệnh nhân đồng loạt chuyển thành màu vàng vọt;
-
Bệnh nhân bị chán ăn và giảm cân nhanh: chất độc tù đọng trong gan lâu ngày khiến cơ thể dần bị ngộ độc, suy kiệt, ăn không ngon, sút cân nhanh chóng;
Bệnh nhân xơ gan F4 thường cảm thấy chán ăn và mệt mỏi
-
Phù chi, chướng bụng: mặc dù cân nặng giảm nhưng những ca bị xơ gan F4 vẫn có dấu hiệu phù tay chân. Da bụng căng bóng, bụng phình to và thấy rất rõ các mạch máu nổi lên;
-
Mệt mỏi thường xuyên, tinh thần mất tỉnh táo, không minh mẫn: gan mất đi chức năng thải độc, tạo điều kiện cho amoniac giải phóng lên não (chứng não gan), hậu quả là bệnh nhân dần mất đi nhận thức về lời nói, hành vi, thèm ngủ, hay lơ mơ.
3. Biến chứng do xơ gan F4
Vì đây là giai đoạn cuối và nghiêm trọng nhất của bệnh xơ gan nên đồng thời nó cũng khiến bệnh nhân phải trải qua các biến chứng nguy hiểm như:
-
Bệnh não gan: biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan và như đã phân tích ở trên, bệnh khiến các chất độc không được gan xử lý làm rối loạn tri thức người bệnh, gây ra các hiện tượng: run rẩy tay chân, hay ngủ gà gật mất tỉnh táo;
-
Xuất huyết tiêu hoá: tình trạng này xảy ra khi các mạch máu xung quanh bị mô sẹo trong gan xâm lấn, chèn ép, đồng thời tăng huyết áp trong tĩnh mạch, dần dần tĩnh mạch không chịu được sức ép này sẽ dễ bị vỡ gây xuất huyết tiêu hoá;
-
Nhiễm trùng: Khi gan bị xơ, dịch tự do trong ổ bụng nhiều có thể xuất hiện biến chứng nhiễm trùng dịch ổ bụng. Ngoài ra, gan suy yếu cũng có thể xuất hiện áp xe gan;
-
Xơ gan cổ trướng: chiếm 85% trong số biến chứng xơ gan giai đoạn F4;
-
Ung thư gan: các mô sẹo hình thành do bệnh xơ gan có khả năng cao tiến triển thành các khối u ác tính hay còn được gọi là ung thư gan. Bệnh lý này có tỷ lệ tử vong rất cao và cơ hội điều trị là rất thấp.
4. Giai đoạn xơ gan F4 còn chữa được không?
Hiện nay cơ hội để điều trị khỏi hẳn xơ gan giai đoạn cuối dường như là rất mong manh. Mọi biện pháp được áp dụng để chữa trị cho bệnh nhân xơ gan F4 chủ yếu là để giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh phát triển thành ung thư gan.
Xơ gan là một bệnh lý dường như không có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn
Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân bị xơ gan có thể kéo dài tuổi thọ của mình lên đến 10, thậm chí là 20 năm nếu bệnh được phát hiện và điều trị tích cực khi ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên trường hợp người bệnh bị xơ gan giai đoạn cuối thì cơ hội sống sót lại thấp hơn nhiều. Trên thực tế, đa số người bệnh được chẩn đoán bị xơ gan khi đã bước sang giai đoạn muộn.
Những con số trên cũng chỉ là các ước tính và không phải lúc nào cũng chính xác đối với mọi trường hợp. Cơ hội sống của bệnh nhân còn có sự thay đổi và tùy thuộc vào các yếu tố khác như: sức khỏe và tình trạng của bệnh nhân, biến chứng xơ gan nghiêm trọng tới cỡ nào và phương án điều trị có phù hợp không.
5. Phương pháp điều trị xơ gan F4
Khoa học không thể đảo ngược hay chữa lành các tổn thương do mô sẹo xơ gan mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp giúp trì hoãn quá trình này, kiểm soát các triệu chứng để giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng sống.
Ngoài việc áp dụng những phương pháp kể trên, bệnh nhân cũng cần xây dựng một nếp sống lành mạnh như:
-
Chế độ ăn hợp lý: không tiêu thụ nhiều chất béo và thức ăn nhiều muối, mỗi bữa ăn cần có thêm các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá, chất xơ và vitamin;
-
Rèn luyện thể chất một cách điều độ;
-
Kiêng tuyệt đối rượu bia, bổ sung đạm;
-
Tránh vận động nặng;
-
Dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Xơ gan F4 còn chữa được không thì câu trả lời là không thể điều trị được dứt điểm. Thời gian sống còn lại của bệnh nhân chỉ còn tính bằng ngày tháng và nếu tích cực điều trị thì chất lượng sống sẽ được cải thiện, bệnh nhân bớt trải qua quá nhiều đau đớn. Chính vì mức độ nguy hiểm của xơ gan nên mỗi người cần duy trì một thói quen sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Quý bạn đọc nếu còn băn khoăn, thắc mắc cần được hỗ trợ, hãy gọi tới hotline 1900565656 của BVĐK MEDLATEC và tư vấn viên sẽ giải đáp cho quý bạn đọc!
Từ khoá: xơ gan Xơ gan F4 còn chữa được không xơ gan F4Bình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024“Thần cồn” nạp nửa lít rượu mỗi ngày trong 20 năm, kết qu...
Rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến lá gan của cơ thể - điều này có lẽ nhiều người dân đã biết. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ bản lĩnh “nói không” với rượu bia để chủ động phòng ngừa bệnh. Trường hợp của nam bệnh nhân 60 tuổi đến từ Sơn La là lời cảnh tỉnh cho những người nghiện rượu bia, đặc biệt khi sẵn có bệnh lý gan. Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024Nữ nhân viên ngân hàng bị nhiễm độc gan sau khi dùng thuố...
Trở về sau chuyến công tác ở Châu Phi, nữ nhân viên ngân hàng ở Hà Nội gặp biến chứng gan nguy hiểm. Nguyên nhân bắt nguồn từ một loại thuốc chị sử dụng để phòng bệnh. Thứ Ba, 13 tháng 8, 2024Điều trị viêm gan B mạn tính cần lưu ý những gì?
Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Do đó, nếu mắc bệnh, bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể kiểm soát viêm gan B hiệu quả. Dưới đây là cách điều trị viêm gan B và những lưu ý quan trọng cho người bệnh. Thứ Ba, 13 tháng 8, 2024Người bị viêm gan B ăn gì và cần kiêng những gì?
Một số bệnh nhân viêm gan B phải dùng thuốc điều trị nhưng cũng nhiều trường hợp, bệnh nhân không cần dùng thuốc mà chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống khoa học và theo dõi diễn biến bệnh. Vậy người bị viêm gan B ăn gì và kiêng những gì? Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Khám gan nhiễm mỡ ở đâu...
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến với triệu chứng mờ nhạt nhưng có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh lý này và giải đáp câu hỏi khám gan nhiễm mỡ ở đâu thông qua bài viết dưới đây! Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » F4 Thì Phải Làm Sao
-
Cách Thức Phân Loại Trường Hợp Nghi Mắc COVID-19 Phải Cách Ly
-
HCDC TP.HCM: Người Dân Cần Bình Tĩnh, Không Hoang Mang Tự ...
-
Covid-19: Phải Làm Gì Khi Nghe Ngóng, Biết Mình Là F?
-
Phân Loại, Cách Ly Người Nhiễm, Nghi Nhiễm Covid-19 Theo Khuyến ...
-
Tại Sao Các Trường Hợp Nghi Mắc F2, F3... Có Thể Cách Ly Tại Nhà?
-
Bộ Y Tế Khuyến Cáo Phân Loại Cách Ly Và Hướng Dẫn Tự ... - OceanBank
-
Dịch COVID-19: F1, F2 Là Gì? Khi Nào Là F3, F4? - PLO
-
Cần Làm Gì Khi Trở Thành Người Nghi Nhiễm Và Người Tiếp Xúc Gần
-
Xác định F0, F1, F2, F3… Liên Quan Dịch Covid-19 Thế Nào?
-
Cuộc Chiến Với COVID – 19: Bình Tĩnh để Chiến Thắng - HCDC
-
Cách Phân Loại Cách Ly Ngừa Lây Dịch Covid-19 Ai Cũng Cần Biết
-
Không Tiếp Tục Cách Ly đối Với 58 Trường Hợp F4 Tại Hậu Giang
-
Phòng Chống Dịch Bệnh - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
Cần Làm Gì Khi Biết Mình Trở Thành Người Tiếp Xúc Gần Với Bệnh Nhân ...