Xơ Gan Mất Bù Còn điều Trị được Không? - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Xơ gan mất bù là gì?
Xơ gan mất bù là tình trạng xơ hóa gan đã sang đến giai đoạn cuối, khi gan đã hình thành quá nhiều sẹo và chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Sự hình thành sẹo xảy ra khi gan bị tổn thương và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên điều này, có thể là do tiếp xúc với các loại độc tố trong thời gian dài, nhiễm trùng hoặc do thói quen lạm dụng rượu. Gan là cơ quan nằm ở phía trên bên phải của ổ bụng và bên dưới khung xương sườn. Gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như:
- Tạo ra dịch mật, giúp cơ thể hấp thụ chất béo, cholesterol và các vitamin (A, D, E và K)
- Tích trữ đường và vitamin để cơ thể sử dụng khi cần
- Lọc máu bằng cách loại bỏ các độc tố, rượu và vi khuẩn
- Tạo protein đông máu
Xơ gan mất bù là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nguy cơ bị xơ gan mất bù ở nam giới thường cao hơn phụ nữ.
Nguyên nhân phổ biến gây xơ gan
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan là viêm gan siêu vi (viêm gan virus) mạn tính và lạm dụng rượu trong thời gian dài. Béo phì cũng là một nguyên nhân gây ra xơ gan nhưng không phổ biến bằng.
Theo thống kê của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, xơ gan thường phát triển ở những phụ nữ uống hơn hai ly/cốc đồ uống có cồn (2 ly đối với rượu và 2 cốc đối với bia) mỗi ngày trong nhiều năm. Đối với nam giới, việc uống quá ba ly rượu hoặc 3 cốc bia mỗi ngày trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ gan. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người là khác nhau và không phải ai tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn cũng đều sẽ bị xơ gan.
Các bệnh viêm gan virus mạn tính như viêm gan B và viêm gan C lây truyền qua đường tình dục hoặc tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh, có thể là khi dùng chung bơm kim tiêm, xăm mình hay xỏ khuyên bằng kim không sạch sẽ...
Các nguyên nhân khác gây xơ gan còn có:
- Viêm gan D: Loại viêm gan này cũng có thể gây xơ gan nhưng chỉ xảy ra ở những người đã bị viêm gan B.
- Viêm gan tự miễn: Viêm gan tự miễn thường là do di truyền.
- Các dạng tổn thương ống dẫn mật, ví dụ như xơ gan ứ mật nguyên phát.
- Các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng xử lý sắt và đồng của cơ thể, ví dụ như bệnh thừa sắt (hemochromatosis) hay bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng).
- Do dùng thuốc: một số loại thuốc bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn như acetaminophen, thuốc kháng sinh và thuốc chống trầm cảm, có thể dẫn đến xơ gan.
Xơ gan mất bù phát triển như thế nào?
Gan là một cơ quan rất chắc và có khả năng tái tạo các tế bào bị tổn hại. Xơ gan mất bù phát triển khi các yếu tố gây hại cho gan (ví dụ như rượu hay bệnh viêm gan siêu vi mạn tính) xảy ra trong một thời gian dài. Khi bị tổn thương, gan sẽ hình thành mô sẹo và dần dần, mô sẹo sẽ thay thế các mô gan. Tình trạng này dẫn đến xơ gan và cuối cùng là xơ gan mất bù. Khi bị xơ hóa, gan sẽ không thể hoạt động như bình thường.
Xơ gan mất bù khiến cho gan co và cứng lại. Điều này gây cản trở máu giàu chất dinh dưỡng chảy từ tĩnh mạch cửa vào gan. Tĩnh mạch cửa là mạch máu mang máu từ các cơ quan tiêu hóa đến gan. Khi máu không thể đi vào gan, áp lực trong tĩnh mạch cửa sẽ tăng lên và dẫn đến tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Hậu quả của tăng áp tĩnh mạch cửa là khiến cho máu chảy ngược và làm tĩnh mạch thực quản giãn rộng, sau đó sẽ vỡ và xuất huyết.
Triệu chứng xơ gan mất bù
Các triệu chứng của xơ gan mất bù xảy ra do gan không thể lọc máu, phân hủy độc tố, tạo ra protein đông máu và hấp thụ chất béo cũng như là các vitamin tan trong chất béo. Một số triệu chứng thường gặp gồm có:
- Mất cảm giác thèm ăn
- Chảy máu cam
- Vàng da (da và tròng trắng mắt chuyển màu vàng)
- Xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ hình mạng nhện dưới da
- Sụt cân không chủ đích
- Ngứa ngáy
- Suy nhược cơ thể
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn:
- Đầu óc lú lẫn, lơ mơ
- Bụng phình to (cổ trướng)
- Sưng phù chân
- Rối loạn cương dương
- Ngực to lên (ở nam giới)
Chẩn đoán xơ gan mất bù
Quá trình chẩn đoán bắt đầu bằng bước lấy bệnh sử chi tiết và khám lâm sàng. Bạn cần nói chi tiết về bệnh sử của mình, mức độ uống rượu, có từng tiếp xúc với người bị viêm gan B/C hay không, tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn cũng như là các yếu tố nguy cơ khác. Khám lâm sàng là quá trình bác sĩ kiểm tra các biểu hiện như:
- Da nhợt nhạt
- Mắt hoặc da chuyển màu vàng
- Lòng bàn tay đỏ
- Run tay
- Gan hoặc lá lách nở to
- Tinh hoàn nhỏ
- Mô vú phát triển (ở nam giới)
- Đầu óc không tỉnh táo
Tuy nhiên, chỉ khám lâm sàng thôi thì chưa đủ mà phải tiến hành cả các xét nghiệm nhằm kiểm tra mức độ tổn thương gan và phát hiện xơ gan. Các xét nghiệm này gồm có
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (để phát hiện tình trạng thiếu máu)
- Xét nghiệm đông máu (để xem tốc độ hình thành cục máu đông)
- Xét nghiệm albumin trong máu (để xác định lượng albumin – một protein được tạo ra trong gan)
- Xét nghiệm chức năng gan
- Xét nghiệm AFP (alpha fetoprotein) nhằm sàng lọc ung thư gan
Ngoài ra còn cần thêm các phương pháp sau để đánh giá tình trạng của gan:
- Nội soi đường tiêu hóa trên (để xem có bị giãn tĩnh mạch thực quản hay không)
- Siêu âm gan
- Chụp MRI ổ bụng
- Chụp CT scan ổ bụng
- Sinh thiết gan (nhằm xác định mức độ xơ gan)
Điều trị xơ gan mất bù
Việc điều trị xơ gan sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng đã tiến triển đến mức độ nào. Một số phương pháp thường được chỉ định để điều trị xơ gan gồm có:
- Dùng thuốc chẹn beta hoặc nitrat (đối với trường hợp bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa)
- Bỏ rượu (nếu nguyên nhân gây xơ gan là do rượu)
- Thắt tĩnh mạch (nhằm ngăn ngừa xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản)
- Tiêm kháng sinh (để điều trị viêm phúc mạc – tình trạng có thể xảy ra khi bị cổ trướng)
- Lọc máu ngoài thận (để lọc máu trong những trường hợp bị suy thận)
- Bổ sung lactulose và một chế độ ăn ít protein (để điều trị bệnh não gan)
Ghép gan là lựa chọn cuối cùng trong các trường hợp bị xơ gan mất bù khi các phương pháp điều trị khác đều thất bại.
Tất cả bệnh nhân xơ gan đều phải ngừng uống rượu và cần dùng thuốc, kể cả các loại thuốc không kê đơn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Biến chứng của xơ gan mất bù
Khi gan bị chai cứng, máu không thể lưu thông qua gan và sẽ chảy qua các tĩnh mạch khác ví dụ như tĩnh mạch thực quản, dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản. Những tĩnh mạch này vốn không có khả năng chịu được áp lực máu cao như vậy nên sẽ bắt đầu phình ra, dẫn dần bị giãn và thậm chí vỡ.
Các biến chứng khác do xơ gan mất bù còn có:
- Bầm tím (do số lượng tiểu cầu thấp và/hoặc khả năng đông máu kém)
- Xuất huyết (do lượng protein đông máu giảm)
- Nhạy cảm hơn với các loại thuốc (do gan không còn khả năng xử lý thuốc)
- Suy thận
- Ung thư gan
- Kháng insulin và tiểu đường tuýp 2
- Bệnh não gan (tình trạng đầu óc lú lẫn do độc tố trong máu tác động lên não)
- Sỏi mật (ống dẫn mật bị tắc nghẽn, làm cho mật ứ lại, cô đặc và kết tinh thành sỏi)
- Lách to
- Cổ trướng (bụng phình to)
Ngăn ngừa xơ gan mất bù
Để ngăn ngừa xơ gan mất bù, bạn cần ngăn ngừa xơ gan trước. Nên có biện pháp quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C. Tất cả mọi người, từ trẻ sơ sinh đến người lớn đều nên tiêm vắc-xin phòng viêm gan B, đặc biệt là những người trong nhóm có nguy cơ cao (ví dụ như nhân viên y tế).
Bên cạnh đó, nên bỏ rượu, xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của xơ gan.
Từ khóa » Chẩn đoán Xơ Gan Mất Bù
-
Phân Biệt Xơ Gan Còn Bù - Xơ Gan Mất Bù - Vinmec
-
Xơ Gan Mất Bù: Cảnh Báo Nguy Hiểm đến Tính Mạng
-
Xơ Gan Mất Bù: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Xơ Gan Mất Bù Là Gì Và Phương Pháp điều Trị Xơ Gan Mất Bù | Medlatec
-
Xơ Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh
-
Xơ Gan Mất Bù Là Gì? Phương Pháp Chẩn đoán, điều Trị
-
Xơ Gan: Nguyên Nhân, Phân Loại Và Chẩn đoán điều Trị
-
Phân Biệt Xơ Gan Còn Bù Và Xơ Gan Mất Bù - SlideShare
-
Xơ Gan Mất Bù - Phòng Khám Đa Khoa Hoàng Long
-
Xơ Gan - Rối Loạn Về Hệ Gan Và Mật - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Xơ Gan Mất Bù Sống được Bao Lâu? Triệu Chứng Phổ Biến Là Gì?
-
Xơ Gan Mất Bù Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Gây Bệnh
-
XƠ GAN
-
[PPT] Xơ Gan Mất Bù