Xơ Vữa động Mạch 2 Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán ...

Chi dưới bị xơ vữa động mạch có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động, đi lại như người bình thường. Cần phát hiện sớm và điều trị tình trạng xơ vữa động mạch 2 chi dưới tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bệnh xơ vữa động mạch chi dưới là một dạng của bệnh lý xơ vữa động mạch. Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, chiếm khoảng 7%  ở người có độ tuổi từ 60-69 tuổi, 12,5% ở độ tuổi từ 70-79 tuổi và chiếm lên đến trên 23% ở độ tuổi trên 80.

Nguyên nhân gây bệnh

Trong quá trình vận chuyển máu từ tim tới nuôi các cơ quan và chi dưới, thành động mạch dễ bị tổn thương do tích tụ phân tử lipid có trong máu tạo thành các mảng xơ vữa. Khi mảng xơ vữa ngày càng lớn dần khiến lòng động mạch bị hẹp lại, lượng máu tới nuôi 2 chi dưới bị giảm đi đáng kể. Lâu dần quá trình này gây nên tình trạng thiếu máu nuôi chân.

Xơ vữa động mạch chi dưới làm giảm lưu lượng máu nuôi chân

Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây xơ vữa động mạch chi dưới nhưng đã chỉ ra những nguy cơ làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch đó là do tuổi tác, tiền sử gia đình, mỡ máu cao, hút thuốc lá, lười vận động…

Dấu hiệu nhận biết

Thông thường ở hầu hết người bệnh giai đoạn nhẹ không có những dấu hiệu đặc trưng. Người bệnh có thể cảm thấy  đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ trong một đoạn đường nhất định, có thể phải dựng lại nghỉ mới có thể tiếp tục được. Và dấu hiệu này lại lặp lại khi đi tiếp một đoạn đường tiếp theo như vậy. Đây là dấu hiệu thường thấy nhưng lại khiến nhiều người nhầm lẫn với một số bệnh lý liên quan tới xương khớp, không đặc thù cho bệnh.

Bệnh xơ vữa động mạch 2 chi dưới khiến người bệnh đi lại khó khăn

Khi mảng xơ vữa trong động mạch chi dưới đã phát triển nặng hơn, gây hẹp hoặc bít tắc động mạch thì các dấu hiệu có thể nhận thấy rõ như bị loét, hoại tử cả ngón chân hoặc bàn chân do thiếu máu nuôi dưỡng kèm theo cảm giác đau liên tục. Tuy nhiên đến giai đoạn này bệnh đã tiến triển quá nặng và không có khả năng phục hồi.

Chẩn đoán

Bệnh thường được phát hiện và điều trị muộn do nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó khi thấy xuất hiện những biển hiện đau mỏi ở giai đoạn nhẹ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và chính xác.

Chỉ số cổ chân – cánh tay – ABI được thực hiện dựa vào số đo huyết áp cao nhất ở cổ chân chia cho trị số huyết áp cao nhất ở cánh tay. Kết quả ABI bình thường trong khoảng 0,9-1,3. Khi chỉ số lớn hơn 1,3 thường gợi ý động mạch chày không đè xẹp được. Chỉ số 4,1-9,0 thường gặp ở bệnh mạch máu ngoại biên nhẹ và vừa. Khi chỉ số <4,0 thường chỉ ra có bệnh mạch máu ngoại biên nặng.

Đo huyết áp cổ chân trong quá trình thực hiện chỉ số ABI

Siêu âm mạch máu là biện pháp được dùng để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch đặc biệt là bệnh lý xơ vữa động mạch cảnh chi dưới. Thực hiện siêu âm mạch máu cho ta biết rõ động mạch đang bị hẹp tắc ở đâu và mức độ nặng nhẹ của tình trạng này.

Ngoài ra, ở một số cơ sở y tế, người bệnh có thể được chỉ định chụp mạch máu trên trên máy chụp kỹ thuật số DSA, chụp cắt lớp hệ động mạch chủ bụng chậu và toàn bộ chi dưới.

Với các kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ dễ dàng nắm bắt được tình trạng bệnh lý xơ vữa động mạch chi dưới và đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp.

Cách điều trị

Phương pháp điều trị tối ưu nhất cho những trường hợp mắc xơ vữa động mạch chi dưới hiện nay là kết hợp lối sống khoa học cùng luyện tập phục hồi chức năng, đặc biệt cần giảm thiểu lượng mỡ thừa trong máu, ngăn cản tiến triển của xơ vữa động mạch chi.

Để cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch hình thành ở động mạch chi dưới, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học để kiểm soát tốt tình trạng mỡ trong máu, huyết áp và đường huyết ổn định:

        Bỏ thuốc lá bởi đây chính là yếu tố thúc đẩy tình trạng xơ vữa thông qua sự co giãn mạch, tăng kết dính tiểu cầu và làm tăng độ quánh của máu trong lòng động mạch.

        Bỏ thuốc lá giúp hạn chế đáng kể tình trạng xơ vữa động mạch chi dưới

  Hạn chế ăn nhiều chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày vì chất béo trong thức ăn sẽ được chuyển hóa vào máu, lượng chất béo này là nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa. Giảm lượng đường và muối khi chế biến món ăn cũng giúp bình ổn huyết áp và lượng đường huyết hiệu quả.

        Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi mọng nước giúp thúc đẩy quá trình đào thải và chuyển hóa mỡ dư thừa. Các loại rau xanh và hoa quả người bệnh xơ vữa động mạch chi nên ăn có thể kể đến như các loại rau cải, súp lơ, hành tây, các loại đỗ, chanh, cam, lựu…

Thực phẩm giúp hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch 2 chi dưới

Kết hợp với thói quen dinh dưỡng trên, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện những bài tập phục hồi chức năng cải thiện xơ vữa động mạch chân như đi bộ. Cần đủ cường độ để tạo ra khập khiễng cách hồi. Sau đó người bệnh sẽ nghỉ cho đến khi hết đau và tập lại. Mỗi đợt tập luyện kéo dài 30-60 phút, tiến hành 3 lần trong tuần và duy trì trong 3 tháng sẽ cải thiện tình trạng vận động của chân.

Hiện nay, bên cạnh các thực phẩm có lợi cho người bệnh xơ vữa động mạch, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất Bergamonte từ bergamot – loại cây họ cam quýt đã có tác dụng tốt trong hỗ trợ kiểm soát mỡ máu, ổn định đường huyết bình thường và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Nghiên cứu trên 237 người bị tăng lipid máu, tăng cholesterol máu cho thấy sử dụng chiết xuất bergamote trong 30 ngày làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL, đặc biệt tăng HDL (cholesterol tốt) đồng thời giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Bergamonte đã được nghiên cứu và cấp bằng sáng chế Mỹ và được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm chức năng Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận GRAS (Generally Recognized as Safe): là chứng nhận tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cho phép sử dụng trong thức ăn và thức uống.

Ngoài ra, TS, Lương Y Nguyễn Hoàng đã dành hơn 40 nghiên cứu công dụng của Nần nghệ cũng chỉ ra khả năng làm giảm mỡ trong máu, bình ổn huyết áp “Trong củ Nần nghệ này có các hợp chất saponin tương đồng như loại hợp chất mà Liên Xô cũ đã dùng để làm thuốc chữa mỡ máu cao”

Tiến hành thử nghiệm trên 500 bệnh nhân có rối loạn mỡ máu. Kết quả cho thấy: Hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần, trong quá trình sử dụng không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.

Hiện nay, 2 loại dược liệu này đã được nghiên cứu và kết hợp thành công trong sản phẩm TPBVSK KYOMAN giúp người bệnh kiểm soát mỡ máu, hạn chế xơ vữa động mạch, đồng thời bình ổn huyết áp và đường huyết trong máu.

TS, Lương Y Nguyễn Hoàng – Nguyên giảng viên trường ĐH Dược Hà Nội – Người đã dành hơn 40 năm nghiên cứu về Dược liệu Nần nghệ đã có những chia sẻ về sản phẩm KYOMAN:

Trong củ Nần nghệ này có các hợp chất saponin tương đồng như loại hợp chất mà Liên Xô cũ đã dùng để làm thuốc chữa mỡ máu cao. Từ đó chúng tôi mạnh dạn dùng hỗn hợp saponin để tạo ra thuốc Diosgin đã dùng cho khoảng 200 người vào thời gian đó. Sau 1 tháng xét nghiệm lại thì thấy các chỉ số mỡ máu đều trở lại bình thường: giảm cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL (lipoprotein tỉ trong thấp) rất rõ, đồng thời làm tăng chỉ số HDL (lipoprotein tỷ trọng cao).

 Hiện nay trên thị trường không còn lưu hành thuốc Diosgin nên người bệnh không thể tìm thấy loại thuốc này. Chúng tôi đã chuyển giao đề tài nghiên cứu về cây Nần nghệ cho Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI để tạo ra sản phẩm KYOMAN.

Ngoài Nần nghệ, KYOMAN được bổ sung thêm chiết xuất Bergamote đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, hesperidin và rutin tạo ra tác dụng toàn diện: vừa kiểm soát mỡ máu, tăng sức bền thành mạch máu, ổn định đường huyết, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt sản phẩm này rất an toàn, trong nghiên cứu cũng như thực tế sử dụng không thấy có tác dụng phụ. Hi vọng sản phẩm này sẽ trở thành người bạn đồng hành với nhiều bệnh nhân mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa, mang lại sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch.”

Có thể nói, sản phẩm KYOMAN chính là giải pháp toàn diện để cải thiện và phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch 2 chi dưới.

Bệnh xơ vữa động mạch 2 chi dưới có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Do đó, bệnh cần được phát hiện qua những dấu hiệu và được điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng xấu.

Từ khóa » Xo Vua Dong Mach Chi Duoi