Xơ Vữa động Mạch: Nguyên Nhân, Triệu ... - Dược Phẩm Tâm Bình
Có thể bạn quan tâm
Xơ vữa động mạch là yếu tố hàng đầu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, phải cắt bỏ chi nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
5/5 - (30 bình chọn)- 1. Xơ vữa động mạch là gì?
- 2. Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch
- 2.1. Tăng nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu
- 2.2. Cao huyết áp
- 2.3. Do các bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận mạn, suy giáp
- 2.4. Do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
- 2.5. Hút thuốc lá quá nhiều
- 2.6. Ít hoạt động thể lực
- 2.7. Thường xuyên lo lắng, căng thẳng
- 3. Triệu chứng của xơ vữa động mạch
- 3.1. Triệu chứng của xơ vữa động mạch vành
- 3.2. Triệu chứng của xơ vữa động mạch cảnh
- 3.3. Triệu chứng của xơ vữa động mạch ngoại biên
- 3.4. Triệu chứng xơ vữa động mạch thận
- 4. Biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch
- 5. Đối tượng có nguy cơ xơ vữa động mạch
- 6. Chẩn đoán tình trạng xơ vữa
- 7. Điều trị xơ vữa động mạch
- 7.1. Điều trị bằng thuốc tây
- 7.2. Phẫu thuật
- 7.3. Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
- 8. Phòng ngừa xơ vữa động mạch
1. Xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) là quá trình lắng đọng chất béo, cholesterol, các chất thải tế bào, canxi và các chất khác lên lớp nội mạch bên trong động mạch. Mảng kết tụ này được gọi là mảng vữa.
Các mảng vữa này thường tác động lên động mạch cỡ lớn và trung bình như:
- Động mạch vành
- Động mạch cảnh
- Động mạch ngoại vi (động mạch chi dưới)
- Động mạch thận
Khi các mảng xơ vữa ngày càng tích tụ nhiều sẽ làm hẹp thành mạch, khiến máu khó lưu thông, gây nên thiếu máu và thiếu oxy ở các mô khác nhau trong cơ thể. Các mảng bám này có thể vỡ ra, gây ra cục máu đông. Nếu không được điều trị, xơ vữa động mạch có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc suy tim.
2. Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là bệnh lý diễn tiến chậm và phức tạp, có thể khởi điểm ở lúc trẻ nhưng bộc phát khi về già. Tuy nhiên, hiện nay, do lối sống, sinh hoạt mà đối tượng bị xơ vữa mạch máu ngày càng trẻ hóa. Một số nguyên nhân cụ thể gây nên xơ vữa động mạch như:
2.1. Tăng nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu
Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Do nồng độ cholesterol trong máu cao, các phân tử mỡ xấu LDL bám dày vào thành mạch sẽ hình thành nên mảng xơ vữa.
2.2. Cao huyết áp
Khi người bệnh bị cao huyết áp làm tăng áp lực lên lòng mạch máu, làm máu kém đàn hồi, hẹp lòng mạch khiến cho mỡ máu dễ bám và tích tụ hơn, hình thành nên các mảng xơ vữa.
2.3. Do các bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận mạn, suy giáp
Các bệnh lý này cũng góp phần làm ảnh hướng đến quá trình chuyển hóa lipid máu, mỡ xấu không được đào thải hết gây lắng đọng tại thành mạch.
2.4. Do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
Các thực phẩm giàu cholesterol như thức ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ khi nạp vào cơ thể sẽ khiến gan không đào thải hết được mỡ thừa, khiến mỡ thừa lắng đọng. Qua thời gian gây nên hẹp lòng mạch.
2.5. Hút thuốc lá quá nhiều
Theo Bộ y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu, khi kết hợp với yếu tố khác làm gia tăng đáng kể bệnh xơ vữa động mạch, đặc biệt xơ vữa mạch vành.
Người hút thuốc lá có nguy cơ bị xơ vữa mạch vành cao gấp hai lần bình thường, đặc biệt những người hút tới 40 điếu/ngày.
2.6. Ít hoạt động thể lực
Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tim mạch và kiểm soát các yếu tố nguy khác như cholesterol trong máu tăng cao, béo phì và stress. Do đó, nếu không vận động sẽ thúc đẩy xơ vữa động mạch.
2.7. Thường xuyên lo lắng, căng thẳng
Một số chuyên gia cảnh báo mối liên hệ giữa xơ vữa động mạch và các stress không kiểm soát trong cuộc sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng tâm lý mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa mạch, bao gồm đột quỵ và đau tim.
3. Triệu chứng của xơ vữa động mạch
Tùy thuộc vào các mảng bám tích tụ ở động mạch nào sẽ gây nên các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.
Cụ thể:
3.1. Triệu chứng của xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành cung cấp máu giàu oxy nuôi trái tim. Khi bị tắc nghẽn sẽ có những triệu chứng như:
- Đau thắt ngực: đau khi vận động, cảm xúc mạnh, đỡ khi nghỉ ngơi
- Các cơn đau tức kéo dài trong vài phút
- Xuất hiện các cơn đau lan ra ở vai trái và cánh tay trái
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Đau đầu
- Tê mặt
- Tê liệt người
Nếu các cơn đau kéo dài, đột ngột từ vài chục phút đến hàng giờ, rất có thể là tình trạng nhồi máu cơ tim.
3.2. Triệu chứng của xơ vữa động mạch cảnh
Mạch cảnh cung cấp máu cho tuần hoàn não. Khi bị các mảng bám làm ứ trệ dễ xuất hiện các triệu chứng như:
- Buồn nôn, thường xuyên lo lắng, căng thẳng
- Đau tức ngực, dễ bị choáng
- Ho nhiều
- Suy giảm ý thức
- Nặng hơn xuất hiện triệu chứng mắt mờ, không thấy vật thể đột ngột
- Khó nói, không điều chỉnh được giọng nói
- Yếu hoặc liệt nửa người
3.3. Triệu chứng của xơ vữa động mạch ngoại biên
Động mạch ngoại biên giúp lưu thông máu đến các chi, khi bị các mảng bám dày gây tắc nghẽn sẽ có những dấu hiệu như:
- Lâu lành các vết thương hở
- Chân tay mỏi, nặng nề khi hoạt động, không cầm nắm, đi lại được lâu
- Thường xuyên bị chuột rút
- Chân tay lạnh, yếu cơ, da chân tay nhăn nheo
- Mạch chi dưới đập chậm, yếu
3.4. Triệu chứng xơ vữa động mạch thận
Xơ vữa động mạch thận gây nên các tổn thương mạn tính, các triệu chứng cũng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Phải đi khám trực tiếp mới biết kết quả. Triệu chứng thường thấy như:
- Ăn không ngon
- Sưng phù chân tay
- Khó tập trung
4. Biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch
Các động mạch đều thực hiện nhiệm vụ mang máu chứa oxy đến cơ quan như tim, não và thận. Nếu dòng máu bị cản trở bởi các mảng bám có thể gây ứ trệ hoặc các cục máu đông chèn ép gây nên các biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh tim: Khi mảng bám tích tụ nhiều ở động mạch vành, máu không đến được tim gây đau tim
- Bệnh động mạch cảnh: Khi mảng xơ vữa tích tụ ở các mạch máu lớn hai bên cổ (động mạch cảnh), máu không lên được não, tăng nguy cơ đột quỵ
- Bệnh động mạch ngoại vi: Nếu các mảng bám trong động mạch lớn dẫn máu đến cánh tay và chân có thể gây đau, tê và nhiễm trùng, nhiều trường hợp hoại tử phải cắt bỏ chi.
- Bệnh thận: Mảng xơ vữa từ động mạch lớn đưa máu đến thận bị cản trở khiến thận suy giảm chức năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tích tụ tại thận dẫn đến suy thận.
5. Đối tượng có nguy cơ xơ vữa động mạch
Một số đối tượng dễ mắc xơ vữa động mạch như:
- Người cao tuổi có xu hướng gặp xơ vữa mạch máu nhiều hơn
- Người có thành viên trong gia đình bị xơ vữa động mạch, có yếu tố di truyền
- Người có lối sống ít vận động, chế độ ăn nhiều dầu mỡ
- Người có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường. Nghiên cứu chỉ ra, người mắc tiểu đường có tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành cao hơn.
- Người thường xuyên hút thuốc lá
- Người thừa cân, béo phì
6. Chẩn đoán tình trạng xơ vữa
Để chẩn đoán xơ vữa động mạch, các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe để kiểm tra mạch đập, có chứng phình động mạch hay không hoặc vết thương lâu lành do lưu lượng máu bị hạn chế.
Ngoài ra, có thể chẩn đoán cụ thể hơn thông qua:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số cholesterol trong máu
- Siêu âm Doppler: sử dụng sóng âm thanh để mô phỏng hình ảnh động mạch có bị tắc nghẽn hay không
- Đo chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI) kiểm tra tắc nghẽn động mạch ở cánh tay hoặc chân
- Chụp mạch cộng hưởng từ hoặc chụp mạch cắt lớp vi tính để quan sát động mạch
- Chụp mạch tim
- Điện tâm đồ
- Kiểm tra khả năng chịu đựng khi tập thể dục, theo dõi nhịp tim và huyết áp
7. Điều trị xơ vữa động mạch
7.1. Điều trị bằng thuốc tây
Để ngăn ngừa diễn biến nặng hơn của xơ vữa động mạch, các bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc điều trị như:
- Thuốc hạ cholesterol: các loại thuốc nhóm statin như rosuvastatin, atorvastatin…và nhóm Fibrat
- Thuốc ức chế men chuyển /ức chế thụ thể (ACE) giúp ngăn ngừa hẹp động mạch: lisinopril, captopril, valsartan…
- Thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi giảm huyết áp
- Thuốc lợi tiểu hoặc thuốc nước giúp giảm huyết áp
- Thuốc chống đông máu và chống tập kết tiểu cầu như aspirin để ngăn máu đông và tránh tắc nghẽn động mạch
>>> Tìm hiểu thêm: 7 nhóm thuốc hạ mỡ máu khẩn cấp
7.2. Phẫu thuật
Nếu sử dụng thuốc không có tác dụng hoặc các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng, có thể cần đến phẫu thuật, các bác sĩ có thể chỉ định:
- Phẫu thuật bắc cầu: giúp thiết lập lại dòng chảy xung quanh đoạn động mạch bị xơ
- Nong mạch có hoặc không đặt stent: mở lại động mạch bị hẹp và cải thiện dòng chảy của máu
- Ghép nối động mạch vành
- Phẫu thuật bóc nội mạc mạch cảnh
7.3. Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Bệnh cạnh điều trị theo Tây y, trong dân gian cũng lưu truyền một số bài thuốc dân gian giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây nên xơ vữa. Một số vị thảo dược thường dùng như:
- Cây dong riềng đỏ
- Nghệ vàng
- Tỏi
- Lá xương sông
- Trà xanh
Ngoài ra có một số bài thuốc đông y trị xơ vữa động mạch theo từng thể như:
- Điều trị đau tim dùng bài thuốc cổ phương huyết phủ trục ứ thang
- Bài thuốc chữa nhồi máu cơ tim có sử dụng các vị thảo dược nhân sâm, ngũ vị tử, phụ tử chế, đương quy…
- Điều trị bệnh động mạch vành khi ổn định lại chia thành nhiều thể theo can thận như:
- Thể can thận âm hư hừng bài thuốc thiên ma câu đằng ẩm gia giảm, thủ ô diên thọ thang gia gia giảm
- Thể tâm tỳ hư dùng bài thuốc quy tỳ thang gia giảm
- Thể tâm thận dương hư dùng các vị thảo dược phụ tử chế, nhục quế, đan sâm, đương quy…
8. Phòng ngừa xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch rất nguy hiểm nếu như bạn không phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh không chỉ xảy ra ở người già mà ngay cả những người trẻ cũng có nguy cơ mắc. Vì vậy, để phòng tránh cần chú ý đến sức khỏe ngay từ bây giờ bằng cách:
- Tăng cường tập thể dục thể thao
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích
- Tăng cường thức ăn có lợi cho tim mạch như các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng và chất béo có lợi
- Bổ sung một số chất thiết yếu như omega-3, stanols và sterols
- Men gạo đỏ
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, mệt mỏi kéo dài
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Điều trị triệt để các tình trạng liên quan đến xơ vữa mạch như mỡ máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường…
Trên đây là một số thông tin về xơ vữa động mạch, nguyên nhân và cách điều trị. Bạn nên chủ động thăm khám định kỳ để tầm soát nguy cơ và phòng ngừa biến chứng. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Tai biến mạch máu não – Từ xơ vữa mà hình thành
- Mỡ máu cao – Nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa
- Hạ mỡ máu – giảm cholesterol ngay từ bây giờ để ngăn xơ vữa mạch máu
Từ khóa » Xơ Vữa Mạch Máu Như Thế Nào
-
Xơ Vữa động Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Xơ Cứng động Mạch Hay Xơ Vữa động Mạch? | Vinmec
-
Xơ Vữa động Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Xơ Vữa động Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Xơ Vữa động Mạch Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello Bacsi
-
Cách Nhìn Mới Về Xơ Vữa động Mạch
-
Bệnh Xơ Vữa động Mạch Và TOP 6 điều Cần Biết - CarePlus
-
XƠ VỮA MẠCH MÁU: CẢNH GIÁC VỚI ĐỘT QUỴ VÀ NHỮNG CƠN ...
-
Những Triệu Chứng Xơ Vữa động Mạch Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Nguyên Nhân Khiến Xơ Vữa động Mạch ở Người Trẻ Gia Tăng
-
️ Xơ Vữa Xơ Cứng động Mạch Là Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Biến Chứng Xơ Vữa động Mạch Có Nguy Hiểm Không?
-
Xơ Vữa động Mạch – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xơ Vữa động Mạch - Bệnh Viện Nhân Dân 115