Xoa Bóp- Dễ Thực Hiện, Trị Nhiều Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Xoa bóp có đặc điểm là dùng sự khéo léo và sức mạnh của đôi tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người được xoa bóp một lực thích hợp tạo cho người được xoa bóp cảm giác sảng khoái nhằm làm dịu đi chứng đau mỏi của cơ, khớp, thần kinh. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả tốt.
Tác dụng của xoa bóp
Tác dụng tại chỗ: Khi xoa bóp, lớp sừng của biểu bì bong ra làm hô hấp của da được tốt hơn, mặt khác tăng cường chức năng của tuyến mỡ, tuyến mồ hôi nên sự đào thải các chất bã qua tuyến mồ hôi sẽ tốt hơn. Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, có lợi cho việc dinh dưỡng ở da, làm cho da co giãn tốt, da bóng đẹp và mịn màng.
Đối với hệ thần kinh: Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh, từ đó có tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung.
Thủ thuật chặt ở vùng đầu.
Đối với cơ gân khớp: Làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng khả năng làm việc, sức bền cơ và làm giãn những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Trong các bệnh khớp, gân, dây chằng bao giờ cũng có hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau, hạn chế vận động. Xoa bóp có thể cải thiện các tình trạng trên. Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế.
Đối với hệ tuần hoàn: Làm giãn mạch, trở lực trong lòng mạch giảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp cho máu trở về tim tốt hơn.
Các tác dụng khác: Kích thích hệ thống lympho, tăng cường hệ miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá.
Theo y học cổ truyền, xoa bóp thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ.
Ưu và nhược điểm của xoa bóp
Xoa bóp có nhiều ưu điểm như chi phí thấp so với các phương pháp điều trị khác, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh bởi sau khi tiến hành xoa bóp, người bệnh sẽ thấy khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Ngoài ra, xoa bóp là một phương pháp điều trị giảm đau không dùng thuốc hiệu quả. Người bệnh vẫn có thể giảm đau nhanh chóng mà không phải uống thuốc cũng như không phải chịu tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh.
Mặc dù đây là phương pháp an toàn, dễ thực hiện, tuy nhiên cũng cần lưu ý là xoa bóp phải được thực hiện bởi những người được đào tạo bài bản, đúng chỉ định, tránh không lạm dụng phương pháp này vì vẫn có thể xảy ra biến chứng như co giật, chấn thương hoặc liệt nếu xoa bóp không đúng phương pháp.
Trường hợp nào nên và không nên xoa bóp?
Nên xoa bóp trong các trường hợp sau:
Chống đau: Đau đầu, đau vai gáy, đau lưng mạn tính, đau cơ, viêm đau dây, rễ thần kinh do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau quanh khớp vai.
Các trường hợp co cứng cơ: Liệt cứng, co cứng cơ do kích thích rễ, dây thần kinh; tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho da, dưới da, cơ, thần kinh trong các bệnh bại liệt, teo cơ; kích thích phục hồi dẫn truyền thần kinh trong tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương các đám rối thần kinh do các nguyên nhân khác nhau; thư giãn, chống mệt mỏi căng thẳng thần kinh, giảm stress; phục hồi cơ bắp sau tập luyện thể thao hay lao động nặng.
Các trường hợp sau không nên xoa bóp:
Gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, khớp; bệnh tim phổi nặng như nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp.
Các trường hợp gãy xương không được thực hiện xoa bóp.
Không xoa bóp ở vùng lở loét mụn nhọt vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm. Khi các cơ quan bị tổn thương thực thể về ngoại khoa như: Viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm… cũng tuyệt đối không được xoa bóp.
Một số động tác xoa bóp cơ bản
Xát: Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da (mô ngón tay là phần thịt ở bàn tay dưới ngón tay), theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái). Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.
Xoa: Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau. Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ.
Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Tác dụng của day là làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ấn: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ để bấm vào các huyệt và những nơi cơ co cứng để điều trị một số bệnh cấp và mạn tính.
Ấn huyệt chữa ho, sổ mũi.
Miết: Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải, sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh. Thủ thuật này thường được thực hiện ở vùng đầu, bụng.
Phân: Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau. Thủ thuật này thường được thực hiện ở đầu mặt, ngực, lưng.Xoa bóp là một biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất hiệu quả trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp này không đúng lại gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.
Hợp: Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ. Tay của thầy thuốc như ở thủ thuật phân. Thủ thuật này thường được thực hiện ở vùng đầu, bụng, lưng.
Véo: Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ hai của ngón cái với đốt thứ ba của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Véo thường được dùng ở lưng, trán.
Bóp: Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón đeo nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ (khi bóp vào huyệt). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên. Nói chung không nên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau. Nên dùng đốt thứ ba các ngón tay để bóp, cũng không nên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau. Thường thực hiện thủ thuật này ở vùng cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy từng đối tượng được xoa bóp.
Đấm: Nắm tay lại dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.
Ngoài ra, còn có các thủ thuật như chặt, lăn, phát… Tuỳ từng trường hợp cụ thể người thầy thuốc sẽ áp dụng thủ thuật thích hợp nhằm đạt được hiệu quả trong phòng và trị bệnh.
Từ khóa » Xoa Bóp Là Gì
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Là Làm Gì? | Vinmec
-
Xoa Bóp Thế Nào để Phòng Và điều Trị Bệnh Hiệu Quả?
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt - Vật Lý Trị Liệu
-
Xoa Bóp Là Gì? Tác Dụng Với Sức Khỏe Và Điều Cần Biết
-
Tác Dụng Của Xoa Bóp Bấm Huyệt đối Với Chữa Bệnh - Trung Tâm VMC
-
6 Kỹ Thuật Xoa Bóp Bấm Huyệt Nâng Cao Tay Nghề Tại Nhà
-
8 Lợi ích Không Ngờ Của Việc Xoa Bóp - Hello Bacsi
-
5 Tác Dụng Không Ngờ Của Xoa Bóp Trị Liệu
-
Xoa Bóp Và Vận động Trị Liệu
-
Xoa Bóp - Bấm Huyệt
-
#Bấm Huyệt Là Gì? Lợi Ích Và Quy Trình Xoa Bóp Bấm Huyệt
-
CÁC KỸ THUẬT XOA BÓP Và VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Là Gì?
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Theo Y Học Cổ Truyền Và Hiện đại