Xoa Bụng Bầu Không đúng Cách Tiềm ẩn Nhiều Nguy Cơ - Dân Trí

Xoa bụng bầu - những nguy cơ không phải ai cũng biết

- Có thể ảnh hưởng tới ngôi thai

Ngôi thai ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dạ, sinh nở của mẹ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bé có thể dễ dàng và thoải mái di chuyển trong tử cung của mẹ do còn nhiều nước ối. Nhưng khi sang đến tuần thứ 32, nước ối giảm dần do thai nhi phát triển nhanh hơn, không gian trong tử cung cũng hẹp đi. Thế nên trong khoảng 30 - 32 tuần thì việc chạm, xoa bụng bầu thường xuyên có thể khiến bé thay đổi vị trí và không thể xoay lại vị trí ngôi thuận lợi cho mẹ sinh thường.

Xoa bụng bầu không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ - 1

- Có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ (tràng hoa quấn cổ) là hiện tượng không hiếm gặp xảy ra khi bé “nhào lộn” thay đổi tư thế trong bụng mẹ. Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 - 2 vòng, bé vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và chào đời an toàn. Nhưng nếu bé bị dây rốn quẩn cổ nhiều vòng hơn có nguy cơ cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi khiến bé không nhận đủ dinh dưỡng. Nguy hiểm nhất là trường hợp dây rốn co thắt chặt - 1 trong những nguyên nhân gây nghẽn mạch máu. Trong khi đó xoa bụng bầu thường xuyên nhất là trước 30 tuần sẽ tăng nguy cơ này cho trẻ.

- Có thể gây sinh non

Mẹ bầu sẽ có những cảm nhận về các cơn co thắt giả từ tuần thứ 34 trở đi. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung của mẹ bầu nhạy cảm hơn nên việc xoa bụng bầu thường xuyên hoàn toàn không nên vì có thể kích thích cơn co tử cung gây đứt nhau thai, gây ra tình trạng sinh non.

Xoa bụng bầu không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ - 2
Xoa bụng bầu quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

3 trường hợp cấm tuyệt đối việc xoa bụng bầu

- Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hoặc che kín toàn bộ tử cung (còn mẹ bầu thường thì bánh nhau sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung). Trường hợp mẹ bị nhau tiền đạo thì khi chuyển dạ thai nhi khó xoay đầu chui ra ngoài, gây khó sinh. Ngoài ra mẹ bị mất máu dễ khiến suy thai. Vì thế nếu bị nhau tiền đạo, thì việc xoa bụng bầu là điều tuyệt đối cấm kỵ.

- Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường

Nếu mẹ bầu cảm thấy bé có cử động nhiều hơn bình thường cũng nên đến khám bác sĩ và tránh tuyệt đối việc xoa bụng nhiều càng kích thích thai nhi cử động nhiều hơn, có thể khiến bé bị dây quấn cổ hoặc tăng nguy cơ sinh non.

- Khi có dấu hiệu sinh non

Với những mẹ bầu có dấu hiệu sinh non hay có tiền sử sinh non, thai chết lưu, nạo phá thai thì cần nhớ không nên xoa hoặc chạm vào bụng bầu quá nhiều bởi hành động này có thể kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.

Xoa bụng bầu không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ - 3
Một số trường hợp mẹ tuyệt đối không nên xoa bụng bầu

Hướng dẫn cách xoa bụng bầu đúng cách

Việc xoa bụng bầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ như vậy nhưng chủ yếu là do không được thực hiện đúng cách. Trái lại, việc xoa bụng bầu đúng chuẩn còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và thai nhi, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé và gia tăng sự gắn kết, tăng tình cảm cho 2 mẹ con.

Do đó, mẹ và người thân hãy nhớ những nguyên tắc khi xoa bụng bầu như sau:

- Nên xoa bụng bầu vào thời gian nào?

Trong 3 tháng đầu thai kì thì việc mát xa bụng bầu, xoa bụng hay vuốt thai thì chỉ được làm tối đa là 5 phút. Giai đoạn cuối thai kì thì chỉ thực hiện tối đa là 10 phút.

Việc xoa bụng bầu cũng nên được thực hiện vào một thời điểm cố định trong ngày và lý tưởng nhất là 9h tối để tránh ảnh hưởng tới “lịch sinh hoạt” của bé yêu trong bụng.

- Vuốt bụng theo hướng nào?

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ nên massage theo hướng vòng tròn để tránh sự dịch chuyển của thai nhi. Giai đoạn đầu thai kì trẻ thường nằm cố định nên mẹ cũng dễ nhận bết được đâu là đầu đâu là chân để mát xa cho bé từ dầu xuống chân và nên massage theo hướng vòng tròn để tránh sự dịch chuyển của thai nhi.

- Về mức độ

Trong suốt giai đoạn mang thai cần thực hiện vuốt ve nhẹ nhàng, không được mạnh tay hay dồn dập để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Xoa bụng bầu không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ - 4
Mẹ nên xoa bụng bầu cố định vào một khung giờ

Tốt nhất để đảm bảo an toàn, mẹ cùng bố nên học cách massage bụng bầu tại các lớp tiền sản để được người có chuyên môn hướng dẫn cụ thể. Chị Hoàng L. (Hà Nội) rất hài lòng sau khi tham gia lớp tiền sản của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc: “Mình đăng ký thai sản trọn gói từ tuần thứ 8 tại bệnh viện Thu Cúc và được tham gia lớp học tiền sản cùng với ông xã. Mình đã được học hỏi thêm rất nhiều kiến thức hữu ích cho việc chăm sóc thai kỳ, vượt cạn và cả chăm sóc sau sinh. Đặc biệt, những kiến thức này đều rất thực tế, như mình và chồng được các cô hướng dẫn và cho thực hành cách massage bụng bầu. Trước đó, hai vợ chồng cứ nghĩ chỉ xoa bụng bầu đơn giản như cách giao tiếp với con mà không biết rằng nếu xoa bụng quá nhiều sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho bé. Những “hành trang” này giúp mình tự tin hơn rất nhiều, đến giờ trộm vía mẹ mạnh khỏe, em bé phát triển tốt”.

Xoa bụng bầu không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ - 5
Tham gia các lớp học tiền sản giúp mẹ có sự chuẩn bị đầy đủ kiến thức về mang thai và sinh con

Không chỉ chị Hoàng L., thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc còn được rất nhiều mẹ bầu khác tin tưởng. Vì các gói thai sản trọn gói này đã có đầy đủ các dịch vụ, các mốc khám thai hay xét nghiệm,....từ tuần mẹ đăng ký. Mẹ đi sinh cũng rất nhẹ nhàng, thoải mái vì không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng gì và chăm sóc sau sinh, mẹ được ví như “bà hoàng”. Đồng hành với mẹ và bé trong suốt thai kỳ đến sau sinh là đội ngũ bác sĩ Quốc tế và bác sĩ Việt Nam đầu ngành, giàu kinh nghiệm; đội ngũ điều dưỡng, nhân viên y tế tận tâm và chu đáo.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ thai sản trọn gói tại đây

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ : 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0904.97.0909

Tổng đài: 1900.55.88.96

Email: contact@thucuchospital.vn

Website: http://benhvienthucuc.vn/

Từ khóa » Xoa Bụng Bầu