Xoa Bụng Khi Mang Thai Có ảnh Hưởng Gì Không? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa
Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? 12/12/2018 - 14:24 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản1900 55 88 92Đặt lịch khámCó nên xoa bụng bầu khi mang thai hay không chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Liệu rằng hành động này có vô hại? Nó có tác động gì đến em bé trong bụng hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Những tác động khi xoa bụng bầu khi mang thai
Mẹ bầu khi mang thai nếu thường xuyên xoa bụng vào một số thời điểm sẽ gây tác hại cho thai nhi. Đó là:
1.1. Làm thay đổi ngôi thai
Khi thai nhi còn nhỏ, lượng nước ối trong bụng mẹ nhiều nên bé có thể thoải mái di chuyển bên trong. Nhưng từ tuần 32 trở đi, lượng nước ối giảm dần, thai nhi lúc này đã rất lớn, không gian bụng mẹ không còn đủ để bé thoải mái xoay chuyển nữa, ngôi thai cũng vì thế mà tương đối cố định. Giai đoạn từ tuần thứ 30-32 mà mẹ thường xuyên chạm, xoa bụng bầu có thể gây thay đổi ngôi thai, bé sẽ khó xoay trở lại vị trí thuận tiện cho mẹ sinh thường. Vì thế, mẹ cần tránh xoa bụng bầu vào thời điểm này.
>> Tìm hiểu: Thai quay đầu bao lâu thì sinh?
1.2. Gây tràng hoa quấn cổ
Hiện tượng tràng hoa quấn cổ hay còn gọi là dây rốn quấn cổ. Các chuyên gia cho biết nếu mẹ bầu thường xuyên xoa bụng, đặc biệt là trước 30 tuần sẽ khiến thai nhi dễ bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng. Nếu bé bị quấn từ 1-2 vòng là bình thường nhưng khi quấn nhiều vòng hơn, dây rốn bị căng, quá trình trao đổi chất giữa thai nhi và mẹ bị cản trở. Điều này khiến nhiều bé sinh ra bị thiếu cân, thiếu máu. Nặng hơn nữa, dây rốn bị thít chặt có thể gây nghẽn mạch máu dẫn tới suy thai, thai chết lưu.
1.3. Gây sinh non
Đây có lẽ là một tác hại mà rất nhiều mẹ bầu từng được nghe đến. Sau tuần 34, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện những cơn co thắt giả để chuẩn bị cho đợt vượt cạn sắp tới. Lúc này, tử cung của mẹ cũng vô cùng nhạy cảm. Vì thế, mẹ không được xoa bụng bầu để tránh kích thích các cơn co tử cung dẫn tới đứt nhau thai, sinh non.
Ở thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cũng không nên xoa hay vỗ bụng nhưng từ tháng thứ 6, mẹ có thể vỗ nhẹ theo nhịp đạp của bé để giáo dục con từ trong bụng mẹ.
Những mẹ bị nhau tiền đạo, thai nhi cử động nhiều bất thường, có dấu hiệu sinh non thì tuyệt đối không được xoa bụng bầu.
2. Cách xoa bụng bầu đúng cách
Khi xoa bụng bầu không đúng thời điểm, sai cách thì sẽ có những hệ lụy khôn lường. Nhưng nếu làm đúng thì đây lại là cách tuyệt vời giúp mẹ giao tiếp với bé, kích thích trí não thai nhi phát triển. Vậy làm thế nào để xoa bụng bầu đúng cách?
Mẹ hãy dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng lên bụng, không dùng cả bàn tay nhé.
Mỗi ngày mẹ chỉ nên xoa bụng 4 lần và không nên xoa bụng quá 5 phút/lần.
Nếu sử dụng dầu, kem mát xa, mẹ nhớ chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nhé.
Ngoài ra, mẹ có thể tận hưởng các dịch vụ mát xa cho mẹ bầu chuyên nghiệp.
3. Lợi ích khi mát xa bụng bầu chuyên nghiệp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Y khoa Miami, Mỹ, mát xa cho mẹ bầu mang lại một số tác dụng tích cực như:
Giảm lo lắng
Giảm đau lưng và đau chân
Cải thiện giấc ngủ
Giảm nồng độ hormone gây căng thẳng norepinephrine
Trong một nghiên cứu khác về mát xa cho phụ nữ bị trầm cảm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra:
Nồng độ hormone serotonin và dopamine giúp chị em cảm thấy vui vẻ được cải thiện.
Tăng mức độ cortisol (đây là một chỉ số đo sự căng thẳng).
Cải thiện tâm trạng một cách tổng thể.
Ngoài ra, mát xa còn giúp giảm đau, tăng khả năng miễn dịch để chống lại virus và các khối u.
Với những lợi ích trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể thử nghiệm các dịch vụ mát xa chuyên nghiệp dành cho thai phụ để tận hưởng sự thoải mái và những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, mẹ nên tìm những cơ sở uy tín để trải nghiệm nhé.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề thai sản trọn gói, các mẹ vui lòng liên hệ đường dây nóng của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 1900 55 88 92 để được tư vấn miễn phí.
Tin liên quan
- Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không
- Mang thai có được dùng mỹ phẩm không
- Nhiễm HPV có mang thai được không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: Hành trình mang thai Bài viết liên quanNhững dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32
Ngôi thai thuận sẽ giúp cho quá trình vượt cạn của chị em được diễn ra thuận lợi,...
Hở eo tử cung là gì, có nguy hiểm không?
Hở eo tử cung hay còn được gọi hở eo cổ tử cung là một tình trạng nguy...
Những lưu ý đặc biệt vào thời điểm siêu âm mốc 22 tuần
Siêu âm mốc 22 tuần là dấu mốc vô cùng quan trọng mà mẹ không được bỏ lỡ,...
Mẹ bầu có tiền sử sinh non cần lưu ý gì trong lần mang thai sau
Trẻ sinh non (chào đời chưa đủ ngày đủ tháng) thường có nguy cơ cao gặp nhiều vấn...
Chuyên gia giải đáp: Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hiện nay, rất nhiều mẹ bầu luôn muốn theo dõi thai kỳ bằng phương pháp siêu âm. Ngoài...
Những xét nghiệm cần thiết khi khám thai tuần 12?
Khám thai tuần 12 là mốc quan trọng đối với tất cả phụ nữ khi mang thai. Lúc...
Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?
Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?
Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?
Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?
Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?
Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết
Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả
Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
“Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm
Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai
Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Xoa Bụng Bầu Có ảnh Hưởng Gì Không
-
Xoa Bụng Khi Mang Bầu Có Nên Hay Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bầu 3 Tháng đầu Có Nên Xoa Bụng? - Mediplus
-
3 Thời điểm Này Mẹ Bầu Tuyệt đối Không Nên Xoa Bụng
-
Xoa Bụng Bầu Có ảnh Hưởng Thai Nhi
-
4 Trường Hợp Mẹ Cần Tránh Xoa Bụng Bầu Kẻo ảnh Hưởng đến Con
-
Hướng Dẫn Massage Bụng Bầu đúng Cách | Vinmec
-
Tại Sao Bà Bầu Không Nên Xoa Bụng - ZCARE
-
Nguy Cơ Và Những Trường Hợp Cấm Tuyệt đối Việc Xoa Bụng Bầu
-
Có Nên Xoa Bụng Nhiều Khi Mang Thai? - CIH
-
Có Nên Xoa Bụng Bầu?
-
Xoa Bóp Bụng Bầu Có An Toàn Không? - Hello Bacsi
-
Mẹ Bị Va Chạm Vào Bụng Bầu Nhiều Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi Không?
-
Bà Bầu Xoa Bụng Có Sao Không Và Có Gây Hại Gì Cho Thai Nhi Không?
-
10 Thói Quen Của Bà Bầu Gây Hại Cho Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi