Xoài Cát Hòa Lộc – Wikipedia Tiếng Việt

Xoài cát Hòa Lộc
ChiMangifera indica
Giống cây trồngMangifera indica L
Nguồn gốc xuất xứHòa Hưng, Cái Bè

Xoài cát Hòa Lộc là giống xoài đặc sản nổi tiếng của vùng đất Định Tường, một trong những loại trái cây chủ lực của Tiền Giang.[1] Xoài cát Hòa Lộc là loại trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang, và là sản phẩm trái cây đầu tiên được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý.[2][3][4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xoài cát Hòa Lộc được một tá điền trồng đầu tiên tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường vào năm 1930 (nay là ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nên được mang tên là "Xoài cát Hòa Lộc".[5][6][7][8] Năm 2002, Tiền Giang thành lập Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng với vai trò quan trọng giúp nông dân chuyên canh.[9]

Năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền Nhãn hiệu tập thể số 77988; 77989 cho sản phẩm Xoài cát Hòa Lộc vào ngày 6 tháng 7.[10] Năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý vào ngày 30-9-2009 với tên "Chỉ dẫn địa lý xoài cát Hòa Lộc".[5][6][7]

Trong chủ trương phát triển vườn cây ăn trái từ năm 2008 thì đến năm 2010, tổng diện tích trồng Xoài cát Hòa Lộc ở Việt Nam sẽ được nâng lên 9.000 ha và mỗi năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài Việt Nam trên 40.000 tấn xoài.[11]

Năm 2012, HTX Hòa Lộc tổ chức sản xuất Xoài cát Hòa Lộc theo GAP, với 20,73 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.[1] Năm 2014, nông dân sản xuất với quy trình cao hơn và được chứng nhận GlobalGAP.[1][12] Năm 2019, tỉnh Tiền Giang có hơn 1.000 ha xoài cát Hòa Lộc được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap.[13]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài Tiền Giang, Xoài cát Hòa Lộc còn được nhân giống và trồng chuyên canh tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long như An Giang,[14] (1700 ha, chủ yếu ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn),[15] Đồng Tháp (873 ha),[16] Hậu Giang (huyện Châu Thành A có 620 ha),[17] Bến Tre, trồng ở các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Dương,[3][11] Bình Phước,[3][11][18] Đồng Nai,[3][11] Bà Rịa - Vũng Tàu,[11] trồng ở các tỉnh miền Trung như Bình Định[19] (100 ha ở huyện Phù Cát),[20]...

Mô tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Xoài cát Hòa Lộc là giống trái cây thuộc loài Mangifera indica, có tên Latinh là Mangifera indica L.[21] Một năm xoài có hai mùa, mùa thuận là từ tháng 3 đến tháng 5, mùa nghịch là từ tháng 10 đến tháng 12.[22] Xoài có thể ra trái sau 24 tháng trồng, trọng lượng trung bình 450-600 gr/trái. Dạng quả thuôn dài, tròn mình, eo rốn rõ, đỉnh nhọn, bầu tròn gần cuống. Vỏ khi chín vàng tươi, mỏng, phủ lớp phấn trắng mịn. Thịt quả vàng tươi, dày, chắc thịt, mịn, dẻo, ít xơ. Hương vị rất ngọt, thơm dịu.[7][8][22]

Dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 100g thịt quả xoài chín:[22]

  • Nước 86,5g
  • Glucid 15,9g
  • Protein 0,6g
  • Lipid 0,3g
  • Các chất khoáng: Ca 10 mg, P 15 mg, Fe 0,3 mg
  • Vitamin: A 1880 microgam, B1 0,06 mg, C 36 mg

Năng lượng cung cấp 62 Kcal.[22]

Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009, diện tích trồng Xoài cát Hòa Lộc trong vùng địa lý Hòa Lộc (gồm 13 xã thuộc huyện Cái Bè: Hòa Hưng, An Hữu, An Thái Trung, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành và Đông Hòa Hiệp)[7][23] là 3.622 ha, sản lượng thu hoạch đạt 53.246 tấn.[23] Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Xoài cát Hòa Lộc.[1] Xoài cát Hòa Lộc xuất khẩu ra nước ngoài khoảng 360 tấn/năm.[9] Xoài được xuất sang các nước Pháp,[5] Mỹ,[14] Canada,[5][9] Australia,[5] New Zealand,[9] Nhật Bản,[5][9][13] Singapore, Trung Quốc,[5] Hàn Quốc,[9][13] Đài Loan,[10] Nga.[9]

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, đang tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ nông dân trồng xoài cát tập trung, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đồng thời liên kết với doanh nghiệp để tạo nên chuỗi giá trị, đảm bảo đầu ra bền vững cho sản phẩm Xoài cát Hòa Lộc.[7][10]

Tháng 2 năm 2019, Công ty TNHH sản xuất và chế biến nông sản Cát Tường chính thức trở thành nhà cung cấp sản phẩm xoài cát Hòa Lộc cho các suất ăn phục vụ hành khách hạng thương gia trên các chuyến bay của Vietnam Airlines trên các đường bay trong nước và quốc tế.[24]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Tấn Vũ, Sự Nguyễn (ngày 19 tháng 1 năm 2015). “Tìm hướng phát triển xoài cát Hòa Lộc”. báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Thanh Loan (ngày 24 tháng 12 năm 2019). “OCOP Tiền Giang kỳ vọng cú hích mới”. vnbusiness.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ a b c d L.Hoài (ngày 28 tháng 5 năm 2021). “Xoài cát Hòa Lộc: Giống xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao”. agrinews.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ Thái Bình (ngày 30 tháng 9 năm 2009). “Bộ KH&CN - Tiền Giang: Trao giấy chứng nhận sản phẩm cho khóm Tân Lập và xoài cát Hòa Lộc”. cand.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ a b c d e f g Chiêu Nam (ngày 4 tháng 11 năm 2013). “Hòa Hưng: Nông dân làm giàu từ xoài cát Hòa Lộc”. báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  6. ^ a b Phương Thảo, Hương Trang (ngày 24 tháng 5 năm 2017). “Chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát Tiền Giang”. khoahocphattrien.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ a b c d e Mai Quỳnh (ngày 3 tháng 7 năm 2020). “Xoài cát Hòa Lộc- đặc sản nổi tiếng xứ Tiền Giang”. thuonghieusanpham.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ a b Chỉ dẫn địa lý – Di sản thiên nhiên và văn hóa Việt, tr. 33
  9. ^ a b c d e f g “Xoài cát Hòa Lộc Tiền Giang chinh phục thị trường thế giới”. báo Tuổi Trẻ. ngày 5 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ a b c “Tiền Giang: Nỗ lực đưa trái xoài cát Hòa Lộc vươn ra thị trường thế giới”. agrotrade.gov.vn. ngày 12 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ a b c d e “Xoài cát Hòa Lộc – Cây trồng có giá trị kinh tế cao”. vusta.vn. ngày 2 tháng 7 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ Chiêu Nam (ngày 13 tháng 12 năm 2019). “Cái Bè ra mắt xã nông thôn mới Hòa Hưng”. Đài phát thanh truyền hình Tiền giang. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ a b c Nhật Trường (ngày 20 tháng 9 năm 2019). “Đưa trái cây đặc sản xoài cát Hòa Lộc xuất sang Hàn Quốc”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ a b Hoàng Tỷ (ngày 18 tháng 5 năm 2019). “An Giang xuất khẩu 1 tấn xoài cát Hòa Lộc sang Hoa Kỳ”. báo Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ Hạnh Châu (ngày 4 tháng 5 năm 2021). “An Giang liên kết sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả”. angiang.dcs.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ “Đồng Tháp: Cần phát triển cây xoài Nam bộ theo hướng bền vững”. dangcongsan.vn. ngày 17 tháng 9 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ Chí Công (ngày 30 tháng 12 năm 2016). “Để xoài cát Hòa Lộc phát triển bền vững”. báo Hậu Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ Hồng Thủy (ngày 28 tháng 3 năm 2017). “Trồng xoài trên đất Bình Phước thu hơn nửa tỷ đồng/vụ”. báo Nông nghiệp. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  19. ^ Vũ Đình Thung (ngày 3 tháng 9 năm 2021). “Tưới tiết kiệm cho xoài giúp quản lý bền vững nguồn nước”. báo Nông nghiệp. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  20. ^ Đình Thung, Lê Khánh (ngày 5 tháng 6 năm 2021). “XOÀI CÁT HÒA LỘC LÀM HỒI SINH MỘT VÙNG ĐẤT CHẾT”. vaas.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  21. ^ Trần Văn Hâu; Nguyễn Chí Linh; Nguyễn Long Hồ (2015). “Xác định thời điểm thu hoạch của trái xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” (PDF). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (37): 111. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
  22. ^ a b c d “Xoài cát Hòa Lộc”. tiengiang.gov.vn. ngày 18 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  23. ^ a b “Chỉ dẫn địa lý HÒA LỘC cho sản phẩm xoài cát - Tiềm năng sản xuất và cung ứng thị trường”. skhcn.tiengiang.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  24. ^ Kim Nữ (ngày 14 tháng 2 năm 2019). “Xoài cát Hòa Lộc chính thức được đưa vào suất ăn trên các chuyến bay của Vietnam Airlines”. Đài phát thanh truyền hình Tiền Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.

Sách

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhiều tác giả. “Chỉ dẫn địa lý – Di sản thiên nhiên và văn hóa Việt”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài cát Hòa Lộc”. khoahocphattrien.vn. ngày 27 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  • N.Q. (ngày 29 tháng 10 năm 2015). “Xác định thời điểm thu hoạch xoài cát Hòa Lộc”. khoahocphothong.com.vn. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  • Lê Ngọc (ngày 6 tháng 11 năm 2015). “Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  • x
  • t
  • s
Xoài
Giống xoài
  • Alampur Baneshan
  • Alice
  • Alphonso
  • Amrapali
  • Anderson
  • Angie
  • Anwar Ratol
  • Ataulfo
  • Bailey's Marvel
  • Banganapalle
  • Bennet Alphonso
  • Beverly
  • Bombay
  • Brahm Kai Meu
  • Brooks
  • Carabao
  • Carrie
  • Chaunsa
  • Chinna rasalu
  • Chok Anan
  • Xoài kem dừa
  • Cogshall
  • Cushman
  • Dasheri
  • Dot
  • Duncan
  • Earlygold
  • Edward
  • Eldon
  • Emerald
  • Fairchild
  • Fascell
  • Fazli
  • Florigon
  • Ford
  • Gary
  • Gir Kesar
  • Glenn
  • Gold Nugget
  • Golden Lippens
  • Graham
  • Haden
  • Haribhanga
  • Hatcher
  • Himsagar
  • Honey Gold
  • Xoài kem lạnh
  • Irwin
  • Xoài ngà
  • Jakarta
  • Jean Ellen
  • Julie
  • Keitt
  • Kensington Pride
  • Kent
  • Lakshmanbhog
  • Lancetilla
  • Langra
  • Lippens
  • Mahachanok
  • Mallika
  • Manilita
  • Mulgoba
  • Nam Dok Mai
  • Osteen
  • Palmer
  • Panchadara Kalasa
  • Parvin
  • Pico
  • Raspuri
  • Rosigold
  • Ruby
  • Sài Gòn
  • Sammar Bahisht
  • Sensation
  • Shan-e-Khuda
  • Sindhri
  • Sophie Fry
  • Southern Blush
  • Spirit of '76
  • Springfels
  • Sunset
  • Tommy Atkins
  • Torbert
  • Totapuri
  • Valencia Pride
  • Van Dyke
  • Young
  • Zill
Xoài
Xoài
Loài thương mại khác
  • Mangifera altissima (Pahutan)
  • Mangifera casturi (Kasturi)
  • Mangifera caesia (xoài Jack)
  • Mangifera foetida (xoài hôi)
  • Mangifera indica
  • Mangifera laurina (Mangga kopyor)
  • Mangifera sylvatica (xoài Himalaya)
  • Mangifera zeylanica (xoài Sri Lanka)
Món xoài
  • Aamras
  • Amba
  • Amchoor
  • Muối chua xoài
  • Xôi xoài
Chủ đề khác
  • Lễ hội Xoài Quốc tế
  • Danh sách món xoài
  • Sùng bái xoài
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons

Từ khóa » Xoài Cát Chu Là Gì