Xoài - Chợ đầu Mối Dầu Giây

 

 

Chi Xoài (danh pháp mai ạnh khoa học: Mangifera) thuộc họ Đào lộn hột (Anacadiaceae) còn có tên gọi là quả sài, là những loài cây ăn quả vùng nhiệt đới. Người ta không biết chính xác nguồn gốc của xoài, nhưng nhiều người tin là chúng có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á, bao gồm miền đông Ấn Độ, Myanma, Bangladesh theo các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở khu vực này có niên đại khoảng 25 tới 30 triệu năm trước[cần dẫn nguồn]. Trong kinh Vệ Đà có chỉ dẫn tới xoài như là "thức ăn của các vị thần".

Tên gọi khoa học của chi này (mangifera) có nguồn gốc từ manga trong tiếng Malayalam[2].

Nơi trồng ở Việt Nam: Xoài được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số khu vực miền Trung, Tây Bắc... Năm 2013, sản lượng xoài cả nước vào khoảng 780.000 tấn (đứng thứ 13 trên thế giới), riêng khu vực trồng nhiều nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 417.268 tấn, trong đó: Đồng Tháp 123.870 tấn, Tiền Giang 61.290 tấn, Vĩnh Long 54.230 tấn, An Giang 64.251 tấn, các tỉnh còn lại 113.627 tấn... (Nguồn Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL 2014).

Lợi ích: Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê.

Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me một phần, quả bồ kết một phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.

Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị. Nhân xoài còn giảm nguy cơ gây ung thư: Phenol có trong xoài cũng như tính chất chống oxy hóa của xoài ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ ung thư, trong đó bao gồm ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, chất xơ pectin của xoài cũng giúp ngăn ngừa ung thư.

Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên. Đây là công thức của người Philipin.

Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Tại miền Bắc Việt Nam, vỏ được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng.

Nhựa vỏ cây xoài: có màu đen không mùi, vị đắng hắc, để ra không khí đặc lại, hoà vào nước chanh dùng bôi trị ghẻ lở.

Lá xoài: được dùng tại một số vùng ở Ấn Độ để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ chất độc cho nên nếu trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò.

 

..............................................................................................................

 

Hướng dẫn cơ bản đến chi tiết về kỹ thuật canh tác Xoài Thái  Bón lót cho 1 hố: 20 – 30kg phân chuồng hoai mục + 1 – 2kg super lân + 0,3 – 0,5kg vôi bột, có thể trộn thêm 1 -2kg phân hữu cơ vi sinh. Trộn đều phân với đất, lấp đất bằng miệng hố (công việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng).

Xoài ăn xanh hiện nay có rất nhiều giống, tuy nhiên giống xoài được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay là Khiêu Xa Vơi có nguồn gốc từ Thái Lan. Đặc điểm: Phiến lá tương đối nhỏ, lá màu xanh đậm, thân cành thường bị xì mủ, chảy nhựa. Vỏ trái có màu có màu xanh đậm, hạt dẹp mỏng và thường lép hạt. Trái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, trọng lượng trái trung bình 300 – 350gr. Trái có thể ăn xanh, chín đều rất ngon.

1. Chọn giống

Khi trồng nên chọn giống ghép, cây phải khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống. Vị trí ghép cách gốc từ 15-20cm, chiều cao cây 50-70cm tính từ mặt bầu lên.

2. Thời vụ

Xoài được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

3. Mật độ và khoảng cách

860-traicay1

Tùy điều kiện thổ nhưỡng, kỹ thuật thâm canh… có thể trồng với mật độ khác nhau. Mật độ trung bình 300 – 350 cây/ha (6m x 5m), trồng dày mật độ 500 – 950 cây/ha, với mất độ (4m x 5m hoặc 3m x 3,5m).

4. Cách trồng

+ Chuẩn bị hố trồng: Trước khi trồng khoảng 1 tháng, đào hố vuông rộng 70 – 80cm, sâu 50 – 70cm.

+ Bón lót cho 1 hố: 20 – 30kg phân chuồng hoai mục + 1 – 2kg super lân + 0,3 – 0,5kg vôi bột, có thể trộn thêm 1 -2kg phân hữu cơ vi sinh. Trộn đều phân với đất, lấp đất bằng miệng hố (công việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng).

+ Cách trồng: Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hốc, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó, cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây. Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch bỏ nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển.

5. Chăm sóc

+ Tưới nước: Thời kỳ đầu sau khi trồng cần đảm bảo tưới đủ nước cho cây, để cây sinh trưởng phát triển. Trời nắng hạn tưới 1-2 lần/ngày. Càng về sau tùy điều kiện thời tiết và sinh trưởng của cây để tưới.

+ Bón phân:

Giai đoạn cây tơ:cây cần nhiều đạm và lân, bón 0,3 – 0,5kg phân NPK 16-16-8, và 0,2kg ure, chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Giai đoạn cây cho thu hoạch: Mỗi cây bón 1,5 – 2kg phân NPK 16-16-8, chia làm 2 lần bón/năm, sau khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Có thể bón thêm chất kích thích để tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả.

Cách bón: Đào rãnh chung quanh tán cây cách thân từ 1 -2m đường kính, sâu 15 – 30cm, đặt phân và lấp đất, hoặc bón theo lỗ từ 6-8 lỗ quanh thân cây.

+ Tỉa cành, tạo tán:

Xoài là cây ra hoa đậu trái ở đầu cành, tạo tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái. Khi cây có chiều cao 1m cắt tỉa cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển 5-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng làm cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5-0,8m tỉa tiếp và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc và tán sẽ phát triển theo dạng tròn.

Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng. Việc tỉa cành nên làm ngay sau khi thu hoạch trái để dễ dàng xử lý cây ra hoa.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh thán thư : Do nấm. Bệnh gây hại trên cành non, lá, hoa và trái. Trên lá đốm bệnh có màu xám nâu, tròn hay góc cạnh, liên kết lại làm rách và rụng lá. Trên bông vết bệnh là những đốm màu nâu đen, làm hư và rụng bông. Trên trái bệnh làm cho trái bị thối đen.. Dùng Antracol 70WP, Amistar 250SC, Manage 15WP, Mataxyl 500WP,…..

Bệnh phấn trắng : Do nấm. Nấm bệnh đóng thành lớp phấn trắng và thường bắt đầu từ ngọn của phát hoa rồi lan dần đến cuống hoa, lá non và cành. Trái bệnh bị biến dạng và rụng. Có thể dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC,…

Bệnh muội đen (bồ hóng): Do nấm. Nấm tạo thành những mảng bồ hóng đen trên lá và trái. Nấm không gây hại trực tiếp vì không hút dinh dưỡng của cây nhưng làm giảm quang hợp của lá. Bệnh phát triển theo chất thải của rầy rệp. Có thể dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng,…

Bệnh xì mủ thân : Các loại thuốc có thể áp dụng hiệu quả phòng trị bệnh này như Kasuran, Coc 85, Kocide, Copper zine, Kasumin…

Rầy bông xoài : Rầy chích hút gây hại trên đọt non, phát hoa và trái non, sau đó đẻ trứng lên phát hoa. Tiếp theo ấu trùng mới nở đục vào cuống phát hoa hút nhựa hủy toàn bộ phát hoa. Ấu trùng trưởng thành đục lỗ nhỏ từ cuống phát hoa đang phát triển chui ra chích hút làm trái non bị vàng rồi rụng. Có thể dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, Supracide 40 EC, Song mã 24,5 EC,…

Sâu đục thân, đục cành : Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, có thể tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

Ruồi đục quả : Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Có thể dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

7. Thu hoạch

– Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo.

– Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

(Nguồn: nôngnghiệphiệnđại)

.............................................................................................................................................................................................  

Kỹ thuật chăm sóc cây Xoài Đài Loan

Kỹ thuật chăm sóc cây Xoài Đài Loan Xoài đài loan xanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Là giống xoài có tính chống chịu sâu bệnh tốt hơn hẳn các giống xoài khác. Giống xoài đài loan xanh còn có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại đất kể cả đất phền và đất nhiễm mặn nhẹ. Đặc biệt là cây cho trái quanh năm và có năng suất cao. Thời gian cho thu hoạch của xoài xanh đài loan tương đối nhanh. Khoảng 18 – 20 tháng sau trồng là có thể ra hoa trái. Quả xoài đài loan xanh to trọng lượng trung bình đạt 1,0-1,2kg cùi dầy, thịt quả chắc, ít xơ, hạt mỏng, ăn ngọt đậm, đặc biệt khi ăn xanh vẫn ngọt. Không chỉ dùng để ăn tươi nó còn dược dùng để chế biến công nghiệp như: làm mứt, sấy khô, sản xuất nước ép. Với năng suất, giá thành ổn định xoài đài loan xanh sẽ giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế.   1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống: Khi trồng nên chọn giống ghép, cây phải khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống. Vị trí ghép cách gốc từ 15-20cm, chiều cao cây 50-70cm tính từ mặt bầu lên.   2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng: Trồng xoài vào đầu mùa mưa, từ tháng 5-7 để có đủ nước tưới trong giai đoạn đầu. - Khoảng cách trồng tùy vào độ màu mỡ của đất, nhưng mật độ thường là 6x6m hay 8-9m/cây. Có thể trồng theo hình vuông. Nếu trồng xoài ĐT-15 mật độ 3x3m/cây song phải tạo tán thường xuyên. Tuy nhiên, ở những vùng cao nên trồng thưa để cây có tán lớn, tuổi thọ cao.   3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Đào hố kích thước khoảng 60x60x60 cm, mỗi hố trộn 30-50 kg phân hữu cơ đã hoai mục và 0,5kg vôi bột, 0,5kg lân và 1 muỗng cà phê phèn xanh vào lớp đất mặt. Cho tất cả các hỗn hợp này xuống hố để từ 20-30 ngày mới trồng. Khi trồng trộn thêm khoảng 2kg phân hữu cơ vi sinh/gốc.   4, Phân Bón Lót: Bón phân lót cho 1 hố: 20-30kg phân chuồng mục + 1-2kg super lân + 0,1kg kali + 0,3-0,5kg vôi bột. Trộn đều phân với đất, lấp bằng miệng hố (công việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng).   5, Kỹ Thuật Trồng Cây Xoài Đài Loan: Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây. Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển.     6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Xoài Đài Loan:   6.1, Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.   6.2, Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Cây Xoài là loại cây ra hoa đậu trái ở đầu cành, tạo tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái. Khi cây có chiều cao 1m cắt tỉa cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển 5-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng làm cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5-0,8m tỉa tiếp và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc và tán sẽ phát triển theo dạng tròn. - Hàng năm sau khi thu hoạch nên cắt tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng. Việc tỉa cành nên làm ngay sau khi thu hoạch trái để dễ dàng xử lý cây ra hoa.     6.3, Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Xoài Đài Loan: Giai đoạn cây tơ bón 100-150 gram phân NPK 20-20-15+TE/gốc/lần. cây con năm đầu tiên nên pha phân vào nước tưới 2 tháng/lần. - Giai đoạn cây lớn, khi cây cho trái gia tăng lượng phân bón sau khi thu hoạch để cây đủ sức nuôi trái năm sau. - Trên đất màu mỡ không nên bón nhiều phân ure cho cây. - Ở một số loại xoài bón nhiều phân ure, Kali trái bị nứt, có vị chát. Gặp trường hợp này bón thêm vôi, CaSO4. - Cắt tỉa cành bị sâu bệnh và cành vượt tránh lây lan dịch bệnh.   7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Xoài Đài Loan: Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 7 ngày phun 1 lần, sau đó 1 tháng phun 1 lần.  Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC,...  Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng,...  Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L,...  Sâu đục thân, đục cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.  Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, Supracide 40 EC, Song mã 24,5 EC,...  Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP. Bệnh thối đọt: Do nấm Dipldia Natalensis phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần nên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa. Trên trái, vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.  Cách phòng trị: dùng Boocđô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.   8, Thu Hoạch và Bảo Quản: Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.   Trích nguồn Intenert ............................................................................................................................................................................................................. Kỹ thuật trồng cây xoài Úc

 

Cây xoài Úc to tròn, có ít sơ, hương vị ngọt nhẹ được trồng chủ yếu ở Nam Bộ. Kỹ thuật trồng cây xoài Úc dưới đây sẽ giúp bà con nông dân nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc, ngăn ngừa sâu bệnh giống xoài Úc này. Chúc bà con có một mùa thu hoạch bội thu.

Kỹ thuật trồng cây xoài Úc

I. Các Giống Xoài

1. XOÀI R2E2

Quả to tròn, trọng lượng trung bình 800 g/trái, hương vị ngọt nhẹ, thịt trái cứng chắc, rất ít xơ, khi chín có màu vàng ửng hồng rất đẹp trên u vai quả. Từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 04 tháng.

trồng cây xoài Úc

2. XOÀI KP (Kensington Pride)

Quả hình dạng tròn, có trọng lượng trung bình 400 g/trái, hương vị ngọt thơm, rất ít xơ, khi chín có màu vàng ửng hồng nhẹ trên u vai quả. Từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 03 tháng.

II. Kỹ Thuật Trồng & Chăm Sóc

1. MẬT ĐỘ TRỒNG:

hàng cách hàng: 07 m; cây cách cây: 06 m. Khoảng 240 cây/ha.

2. QUY CÁCH HỐ TRỒNG CÂY:

Hố đào hình vuông, mỗi cạnh 0,5m; chiều sâu hố từ 0,7 – 1m. Định hướng cho bộ rễ ăn sâu xuống dưới, tránh đổ ngã khi mùa mưa bão tới.

3. CÁCH TRỒNG CÂY CON:

cây xoài Úc

Trộn lẫn phân hữu cơ (10 kg) + DAP (0,2 kg) với đất trong hố cho đều. Lột bỏ bao ny-lon, đặt vào hố trồng sao cho mặt bầu cây con ngang bằng mặt hố, nén chặt quanh gốc cây và tưới đủ ẩm.

4. TẠO HÌNH, TỈA CÀNH:

a. Tạo hình: Bấm ngọn cách gốc 0,7m; chọn 3 chồi khỏe phân bố đều. Khi 3 chồi này được 2 tầng lá, bấm ngọn dưới đọt lá 2. Tương tự như vậy cho các đợt chồi kế tiếp trong khoảng 2 năm đầu.

b. Tỉa cành: Thường xuyên tiến hành sau vụ thu hoạch xoài. Tỉa bỏ các đầu cành có cuống trái, cành bên trong tán, cành sâu bệnh, cành tăm.

5. BÓN PHÂN:

a. Giai đoạn 03 năm đầu sau khi trồng: Dùng phân NPK công thức 20:20:15. Hai năm đầu bón 0,5 kg/cây/năm; năm thứ ba bón 1 kg/cây/năm. Chia làm hai lần bón: mưa giông và đầu mùa mưa chính.

trồng cây xoài

b. Giai đoạn thu hoạch trái: Lượng phân (Bảng kèm theo) chia làm hai lần bón: 2/3 ngay sau thu hoạch, 1/3 khi cây bắt đầu trổ bông.

Khi cây bắt đầu trổ bông, phun thêm vi lượng chứa Bo để tăng đậu trái. Sau ra hoa một tháng phun thêm phân vi lượng chứa Ca để tránh nứt trái, tăng chất lượng trái, giảm bệnh trên trái.

Tuổi cây Urê (g/cây) Super lân (g/cây) K2SO4 (g/cây)
4-5 456 375 420
6-7 609 500 560
Thời kỳ cho trái ổn định 1.087 - 2.174 1.000 - 2.000 1.000 - 2.000

6.PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHÍNH:

a. Rầy bông xoài (còn gọi là rầy nhảy): Gây hại trên đọt non, lá non nhưng nặng nhất là trên hoa làm hoa bị khô và rụng. Nó tạo ra vết thương từ đó nấm bệnh dễ xâm nhập (thán thư), đồng thời nó tiết ra mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển mạnh gây ra đen trái và lá. Phòng trị bằng các thuốc: Trebon, Applaud, Actara, Butyl… lưu ý khi phun vào chiều mát và tránh thời điểm hoa nở.

b. Sâu đục trái: Gây hại nặng từ khi trái non đến khi trái gần chín. Sâu đục vào đầu trái gây thối và rụng trái, làm giảm sản lượng đáng kể. Nó lây lan nhanh trong phạm vi chùm trái. Trái rụng nhộng trong đó sẽ trưởng thành và vũ hóa thành bướm. Để phòng trị, trước hết phải gom và hủy bỏ toàn bộ trái rụng, sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ, carbamate và cúc tổng hợp.

c. Ruồi đục trái: Tấn công mạnh khi trái lớn, làm trái hư và rụng, đây là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước trên thế giới. Phòng trừ bằng các bẫy dẫn dụ (Vizubon, protein). Đối với các giống xoài không cần màu sắc thương phẩm dùng bao trái bọc lại. Tiêu hủy trái rụng. Sử dụng các thuốc nhóm lân hữu cơ, carbamate và cúc tổng hợp.

d. Bệnh thán thư: Gây hại nặng trên hoa và trái xoài. Trên hoa nó làm người ta lầm tưởng hoa hư do sương muối, trên trái nó gây hại nặng trong quá trình tiêu thụ. Sử dụng các thuốc gốc Cu trước mùa ra hoa xoài, khi xoài ra hoa ta dùng các sản phẩm khác như Ridomil, Antracol, Daconil, Mancozeb… (thuộc nhóm lưu huỳnh hữu cơ), carbendazim. Lưu ý khi phun vào chiều mát và tránh thời điểm hoa nở.

  ---------------------------------------------------------------------------------------------------   Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.

..............................................................................................................

TIÊU CHUẨN RAU QUẢ XOÀI TƯƠI - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn Codex Stand 184-1993

1. Định nghĩa sản phẩm

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống xoài thương phẩm Mangifera indica L, thuộc họ Anacardiaceae, được tiêu thụ ở dạng tươi sau khi xử lý và đóng gói. Không áp dụng cho mục đích chế biến công nghiệp.

2. Qui định về chất lượng

2.1. Yêu cầu tối thiểu

Đối với tất cả các loại, ngoài qui định riêng và dung sai cho phép, xoài quả phải:

- Nguyên vẹn;

- Chắc;

- Mã ngoài tươi tốt;

- Trong tình trạng tốt, không có những quả bị thối hỏng hoặc giảm chất lư­ợng không phù hợp cho tiêu dùng;

- Sạch, hầu như không có tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường;

- Không có các vết thâm đen, hoại tử;

- Không có vết bầm dập;

- Hầu như không bị hư hỏng do sâu bọ;

- Không bị tổn thương do nhiệt độ thấp;

- Không bị ẩm ướt bất thường ngoài vỏ trừ trường hợp có nước ngưng tụ khi chuyển khỏi kho lạnh;

- Không có mùi vị lạ;

- Phát triển đầy đủ và có độ chín phù hợp.

Nếu quả còn cuống, thì chiều dài cuống không được quá 1,0cm.

2.1.1. Sự phát triển và trạng thái của xoài quả phải:

- Đảm bảo quá trình chín sau thu hoạch vẫn diễn ra một cách bình thường đến độ chín thích hợp theo đặc điểm của giống.

- Chịu được các điều kiện vận chuyển và bốc xếp.

- Đến nơi tiêu thụ vẫn giữ được chất lượng tốt.

Độ chín, màu sắc quả có thể thay đổi tùy theo giống.

2.2. Phân Loại

Xoài quả được phân thành 3 loại như sau:

2.2.1. Loại “hảo hạng”

Xoài quả phải có chất lượng tốt nhất và đặc trưng cho giống. Không được có khuyết tật, trừ những khuyết tật rất nhẹ với điều kiện không ảnh hưởng đến hình thái chung của sản phẩm, chất lượng, duy trì chất lượng và hình thức trong bao bì.

2.2.2. Loại I

Xoài quả có chất lượng tốt và đặc trưng cho giống. Cho phép có khuyết tật nhẹ dưới đây với điều kiện không ảnh hưởng đến hình thái chung của sản phẩm, chất lượng, việc duy trì chất lượng và hình thức trong bao bì:

- Khuyết tật nhẹ về hình dạng;

- Khuyết tật nhỏ ở vỏ như vết xây xát hoặc rám nắng, vết bẩn sần khô do nhựa quả chảy ra (cả những vết dài) và vết bầm dập đã lành với tổng diện tích không lớn hơn 3, 4, 5cm 2 cho các nhóm kích cỡ A, B, C tương ứng.

2.2.3. Loại II

Gồm những quả không không đạt chất lượng loại hảo hạng và loại I nhưng đáp ứng được yêu cầu tối thiểu qui định tại 2.1. Cho phép khuyết tật dư­ới đây với điều kiện xoài quả vẫn giữ được những đặc điểm cơ bản liên quan đến chất lượng, đến việc duy trì chất lượng và hình thức:

- Khuyết tật về hình dạng;

- Khuyết tật nhỏ ở vỏ như vết xây xát hoặc rám nắng, những vết bẩn sần khô do nhựa quả chảy ra (cả những vết dài) và những vết bầm dập đã lành với tổng diện tích không lớn hơn 5, 6, 7cm 2 cho các nhóm kích cỡ A, B, C tương ứng.

Đối với loại I và loại II, tổng số những đốm nâu sần phân tán trên vỏ, cũng như màu vàng của giống xoài xanh do tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, không vượt quá 40% của diện tích bề mặt quả và không được có bất một dấu hiệu nào của sự hoại tử.

3. Qui định về kích cỡ

Kích cỡ được xác định bằng khối lượng quả theo bảng sau:

Ký hiệu Khối lượng(g)
A 200 – 350
B 351 - 550
C 551 - 800

Sự chênh lệch tối đa cho phép giữa các quả trong cùng một bao gói thuộc một trong những nhóm kích cỡ nói trên là 75, 100 và 125g tương ứng. Khối lượng tối thiểu của mỗi quả là 200g.

4. Qui định về dung sai

Dung sai về chất lượng và kích cỡ quả không đáp ứng được những yêu cầu của loại, được phép trong mỗi bao gói sản phẩm.

4.1. Dung sai về chất lượng

4.1.1. Loại “Hảo hạng”

5% số lượng hoặc khối lượng xoài quả không đáp ứng các yêu cầu của loại này, nhưng đạt các yêu cầu của loại I hoặc, trong phạm vi cho phép của loại đó.

4.1.2. Loại I

10% số lượng hoặc khối lượng xoài quả không đáp ứng các yêu cầu của loại này, nhưng đạt các yêu cầu của loại II hoặc, trong phạm vi cho phép của loại đó.

4.1.3. Loại II

10% theo số lượng hoặc khối lượng xoài quả không đáp ứng các yêu cầu của loại này hoặc yêu cầu tối thiểu, trừ những quả không dùng được do bị thối, bầm dập hoặc giảm chất lượng.

4.2. Dung sai về kích cỡ

Đối với tất cả các loại, cho phép 10% theo số lượng hoặc khối lượng xoài quả trong mỗi bao gói nằm ngoài phạm vi kích cỡ của nhóm (với kích cỡ chênh lệch bằng 50% sự chênh lệch tối đa cho phép giữa các quả trong cùng một bao gói). Trong phạm vi kích cỡ nhỏ nhất, khối lượng tối thiểu của quả xoài là 180g và trong phạm vi kích cỡ lớn nhất thì khối lượng tối đa của quả xoài là 925g.

Ký hiệu

Pham vi kích cỡ thông thường

Phạm vi kích cỡ cho phép (

Từ khóa » Xoài ở Tỉnh Nào