Xông Bồ Kết Có Diệt được Covid-19? - Bệnh Truyền Nhiễm

Xông bồ kết có diệt được Covid-19? Ngày đăng 15/02/2020 | 21:00 | Lượt xem: 10799

Trước tâm dịch như hiện nay, thông tin xông nhà bằng bồ kết sẽ chống được Covid-19 (nCoV) đã được lan truyền. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc xông bồ kết trong nhà có thể tiêu diệt vi rút Covid-19.

TIN LIÊN QUAN

Đốt bồ kết để xông mũi khi ngạt mũi, mắc bệnh cúm là cách làm được lưu truyền từ nhiều đời nay. Nhiều người vì thế cho rằng bồ kết cũng diệt được vi rút gây bệnh Covid-19 nên đổ xô đi mua. Giá bồ kết được bán trong những ngày này cũng theo đó tăng cao hơn rất nhiều lần.

Nhiều thông tin lan truyền như chỉ cần cho từ 4 đến 10 quả bồ kết tùy vào diện tích căn phòng cần xông rồi để vào một cái chậu. Sau đó đem đốt cho khói xông lên, ùa ra khắp phòng, Covid-19 sẽ không thể để xâm nhập vào nhà. Nếu trước đây giá bồ kết dao động khoảng 130.000 đồng/kg thì hiện nay đã lên tới khoảng 250.000 đồng/kg. Dù đắt gần gấp đôi nhưng nhiều người vẫn mua về để đốt.

Các chuyên gia y tế cho rằng đốt bồ kết chỉ có tác dụng tạo ra hương thơm, khi hít thở thì cảm thấy dễ chịu, giúp phòng chống các triệu chứng ngạt mũi còn việc diệt vi rút là chưa thể chứng minh.

Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: bồ kết, dầu tràm… bản chất là những loại thực vật có chứa tinh dầu. Theo truyền thống là để xông hơi, xông nhà, khử khuẩn, diệt vi trùng trong không gian sống. Bởi vậy, trong những vùng dịch hoặc không khí ẩm mốc như hiện nay thì việc sử dụng các loại tinh dầu như sả, bồ kết, dầu tràm là rất hữu ích.

Nhưng nếu xông bồ kết không cẩn thận, khói nhiều trong nhà kín sẽ gây ngộ độc, nhất là ở các gia đình có trẻ nhỏ và người già. Đây không phải là giải pháp tối ưu để phòng ngừa Covid-19.

Để phòng ngừa Covid-19, người dân nên tuân thủ những phương pháp phòng ngừa của Bộ Y tế cũng như Tổ chức Y tế thế giới WHO. Người dân không nên quá hoang mang, tin tưởng vào những lời đồn thổi trên mạng để học làm theo, tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Trong Đông y, bồ kết cũng được coi là loại thuốc sử dụng để điều trị các bệnh về rụng tóc, khó thở, táo bón, sâu răng, ho, kiết lị…Song song với đó, khói bồ kết cũng xua đuổi được nhiều loại côn trùng trong nhà như muỗi, gián… Tuy nhiên, trong cây bồ kết, cả quả và hạt, lá và vỏ đều có độc tính, nên việc sử dụng phải cẩn trọng. Người bệnh chỉ được dùng bồ kết khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

TS Đoàn Thu Trà – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ngoài vệ sinh cá nhân, rửa tay, đốt bồ kết nhưng yếu tố quan trọng là người dân phải đảm bảo môi trường trong nhà được thông thoáng và đảm bảo vệ sinh an toàn, ăn thức được nấu chín, ngủ đủ giấc, rèn luyện thể thao thường xuyên, hạn chế đến chỗ đông người.

Để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên tránh tiếp xúc gần với những người đang hoặc nghi mắc bệnh, rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh và môi trường xung quanh người bệnh, đeo khẩu trang theo đúng chỉ định, tránh tiếp xúc với động vật nuôi hoang dã không có phương tiện bảo vệ.

Khi có triệu chứng nhiễm bệnh phải đảm bảo vệ sinh khi ho (giữ khoảng cách, che miệng, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc vải, rửa tay…). Trong trường hợp phát hiện bệnh phải được cách ly và điều trị tại các cơ sở y tế được Bộ Y tế chỉ định.

Thùy An

ad syt ad

Các tin khác
  • Cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
  • Hà Nội đề xuất mở rộng độ tuổi tiêm phòng sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi
  • Các quận, huyện tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sởi
  • Các quận, huyện tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi
  • Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bệnh Sởi cho người dân
  • Sóc Sơn ghi nhận thêm một trường hợp bị chó dại cắn tại xã Bắc Sơn

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 122 Lượt truy cập trong tuần: 53420 Lượt truy cập trong tháng: 0 Lượt truy cập trong năm: 0 Tổng số lượt truy cập: 47277049 Về đầu trang

Từ khóa » Bồ Kết Có độc Không