Xót Ruột Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị Bệnh Xót Ruột.

Biểu hiện cồn cào xót ruột xảy ra thường xuyên khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu cũng như lo lắng về những bất thường của cơ thể. Xót ruột đôi khi không đơn giản chỉ là dấu hiệu khi bạn đói, vừa uống cà phê hoặc thiếu ngủ mà còn là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân, cách chữa trị xót ruột gây xót ruột qua bài viết dưới đây.

Xót ruột là bệnh gì?

xót ruột là bệnh gì

Bệnh xót ruột được liệt vào một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày. Cụ thể, khi sử dụng các loại trái cây hay đồ ăn có tính chua và cay, đa số những người bị viêm dạ dày dù nhẹ hay nặng sẽ có cảm giác xót ruột, cồn cào thậm chí là đau dạ dày. Hiện tượng này là do niêm mạc dạ dày tổn thương, do mất lớp nhầy bảo vệ nên rất nhạy cảm với dịch vị, axit tiêu hóa tiết ra trong dạ dày dẫn đến tình trạng xót ruột.

Một số người cũng thường bị xót ruột, buồn nôn đi kèm với cả triệu chứng tiêu chảy sau khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Rượu, bia có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hoá, gây ra các triệu chứng của đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày – hành tá tràng, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…

Ngoài ra nguyên do làm nên bệnh khá đa dạng, cũng có thể do trào ngược dạ dày thực quản, căng thẳng thần kinh hoặc thường xuyên hút thuốc lá, như thói quen ăn uống không đủ bữa, hạn chế ăn uống hoặc nhịn ăn. Xót ruột còn do thay đổi nội tiết tố, tình trạng thai nghén ở phụ nữ mang thai và các yếu tố tâm lý khác.

Triệu chứng của bệnh xót ruột

Có khả năng nhận diện nhanh bệnh xót ruột trải qua một vài triệu chứng như:

+ Đau và có cảm giác bỏng rát tại vùng thượng vị

+ Thường xuyên ợ chua, ợ hơi

+ Xót ruột, trong người cồn cào trong bụng trong cả lúc mới ăn no

+ Nôn và buồn nôn

+ Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đi đại tiện phân sống…

+ Chứng biếng ăn, sụt cân

Nên làm gì khi bị xót ruột?

Khi gặp các triệu chứng của bệnh bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nếu xác định xót ruột là do viêm loét dạ dày bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị bằng kháng sinh khi có sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Hoặc bạn sẽ cần dùng đến các thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày như thuốc kháng Histamin H2, thuốc giảm đau, thuốc ức chế bơm proton. Lưu ý khi sử dụng cần đặc biệt tuân thủ theo pháp đồ điều trị của bác sĩ tránh hiện tượng sử dụng quá liều gây nhờn thuốc

Tuy nhiên, không phải lúc nào xót ruột cũng là do bị viêm loét dạ dày. Những nguyên nhân rất đơn giản nêu ở phía trên cũng có thể dẫn đến xót ruột. Nếu xót ruột không phải do bệnh lý thì bạn không cần thiết phải dùng thuốc điều trị.

Một số loại thực phẩm sau đây có thể giúp bạn giảm thiểu triệu chứng xót ruột:

Cơm trắng

xót ruột có nguy hiểm không

Cơm đã quá quen thuộc và là lương thực không để thiếu trong bữa ăn gia đình người Việt Nam. Trong cơm chứa hàm lượng tinh bột cao, khi đi vào cơ thể sẽ hút và hấp thu bớt axit dạ dày, ngăn chặn lượng axit dư thừa từ đó làm giảm cơn đau dạ dày và xót ruột vô cùng hiệu quả. Ngoài cơm, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm nhạt khác để thay thế như: khoai tây luộc, khoai lang, bánh mì,…

Chuối

Khi bị xót ruột bạn nên ăn chuối vì kali trong chuối giúp bình ổn dạ dày, trung hòa lượng nước trong cơ thể, giảm chứng ợ chua và giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách ổn định hơn. Các vitamin và chất dinh dưỡng khác có trong chuối còn làm giảm nguy cơ viêm, sưng tấy đường ruột và bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Đu đủ

cách trị bệnh xót ruột

Giống như chuối, đu đủ cũng là một loại thực phẩm thân thiện với dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng đường ruột. Ăn đu đủ còn có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón và kích thích tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng đu đủ xanh hoặc chín để làm thành các món ăn hoặc đem sắc với táo tây lấy nước uống từ 2-3 lần/ngày.

Gừng

gừng trị cảm sốt khó tiêu

Từ lâu, gừng không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp mỗi gia đình mà còn được coi là một vị thuốc có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Gừng có vị ấm, tính cay, có chất kháng viêm tự nhiên, có tác dụng long đờm, chống oxy hóa nên gừng là phương thuốc chữa xót ruột hiệu quả. Bạn chỉ cần bỏ vài lát gừng vào một tách trà ấm và uống mỗi buổi sáng hoặc ngậm một vài lát gừng sẽ giúp làm ấm, hạn chế sự xuất hiện của sót ruột, ợ hơi và xoa dịu các cơn đau dạ dày nhanh chóng.

Sữa chua

Sữa chua cực tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa vì có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế trào ngược dạ dày, cải thiện tình trạng xót ruột và các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Nên sử dụng sữa chua khoảng 30 phút sau bữa ăn để bổ sung lợi khuẩn giúp ta có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cùng làn làn da trắng sáng, mịn màng.

Uống nước ấm

Khi bị xót ruột bạn nên uống một ly nước ấm. Nước ấm vừa làm ấm bụng và có thể làm dịu vùng niêm mạc bị kích thích và giúp trung hòa dịch vị dạ dày. Ngoài ra mỗi sáng thức dậy bạn cũng nên uống một ít nước ấm sẽ cải thiện hệ tiêu hóa của bạn nhờ quá trình hydrat hóa dạ dày và ruột, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giảm nguy cơ táo bón, tăng nhu động ruột.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt hàng ngày nếu có triệu chứng xót ruột. Bạn nên ăn đúng giờ, không để bụng quá đói hay ăn quá no, khi ăn nên nhai kĩ, tránh ăn đồ chua, cay, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn và đồ ngọt. Nên ăn đồ ănđược chế biến dưới dạng mền, lỏng bằng cách nấu, hấp và luộc để dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Không sử dụng rượu, bia chất kích thích khi bị xót ruột. Sắp xếp lại thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để điều hòa hoạt động các cơ quan, cân bằng cơ thể và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra được thủ phạm gây ra chứng cồn cào xót ruột cũng như biết cách chữa xót ruột đúng cách, phù hợp. Chứng bệnh này nếu kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn phát sinh thêm nhiều vấn đề về sức khỏe khác, vì vậy bạn nên tìm cách khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe của mình.

Từ khóa » Cách Làm Giảm Xót Ruột