Có thể bạn quan tâm
Đề cương ôn thi xã hội học đại cương. Câu 1: Khái niệm xã hội học, các chức năng của xhh. - Khái niệm: xã hôi học là khoa học về các quy luật và tính quy luật của xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động các cá nhân, các nhóm xã hội , các giai cấp và các dân tộc. + phân tích khái niệm: xhh là khoa học về quy luật là: quy luật (XH) hình thức phát triển của XH từ thấp đến cao Tính quy luật: tính chất mức độ của hoàn cảnh trong điều kiện lịch sử nào, biểu hiện như thế nào các vấn đề XH. Ví dụ: bất bình đẳng giới Tham nhũng: hình thức biểu hiện của nó ở các nước đang phát triển -> tính chất tinh vi của nó là khác nhau. - Chức năng của xã hội học: có 3 chức năng + chức năng nhận thức: nhận thức các tri thức khoa học, các quá trình và hiện tượng xã hội. Nhận thức quy luật, tính quy luật của nó. Phân tích: chức năng nhận thức của xhh thể hiện trước hết ở chỗ xhh cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực XH và con người. Thứ hai xhh phát hiện các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động và phát triển của các quá trình, hiện tượng XH , của mối tác động qua lại của con người và xã hội. Thứ 3, xhh xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu. + chức năng thực tiễn: vận dụng những tri thức của xhh vào thực tiễn để cải tạo thực trạng xã hội, đề ra các giải pháp để khắc phục những vấn đề nảy sinh nhằm quản lý và dự báo với nó về sự phát triển. Phân tích: chức năng thực tiễn của xã hội học có quan hệ biện chứng với chức năng nhận thức. Chức năng thực tiễn là một trong những mục tiêu cao cả của xã hội học thể hiện ở sựu nỗ lực cải thiện xã hội và cuộc sống của con người. Chức năng thực tiễn của xã hội học không đơn thuần là việc vận dụng quy luật xã hội học trong hoạt động nhận thức hiện thực mà còn là việc giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội để sao cho có thể cải thiện được thực trạng xã hội. Nghiên cứu của xã hội học còn phải hướng tới dự báo những gì sẽ xảy ra và đề xuất các kiến nghị, các giải pháp để có thể kiểm soát các hiện tượng, quá trình xã hội. + chức năng tư tưởng: cung cấp những tri thức khoa học hình thành tư tưởng tiến bộ trau dồi thế giới quan, hình thành tư tưởng phê phán, suy xét nhiều vấn đề xã hội. Ví dụ: giữa Việt Nam và phương tây có nhiều tư tưởng khác nhau; phương tây công bằng , dân chủ đề cao tính cạnh tranh. Phân tích: Ngoài chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn chung cho mọi khoa học, xã hội học thực hiện chức năng thứ 3 rất quan trọng đối với khoa học xã hội và nhân văn là chức năng tư tưởng. Chức năng này thể hiện ở chỗ xã hội học Mácxit trang bị thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao lý tưởng xã hôi chủ nghĩa và tinh thần cách mạng phấn đấu đến cùng cho chủ nghĩa xã hội. Xã hội học Mácxit góp phần vào việc bồi dưỡng tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, giáo dục ý thức về vai trò, về trách nhiệm công dân của mỗi người trong sự nghiệp phát triển của xã hội theo phương châm “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Xã hội học Macxit không chỉ trau dồi thế giới quan và tư tưởng Mac – Leenin mà còn hình thành và phát triển phương pháp tư duy nghiên cứu khoa học và khả năng suy xét phê phán. Chức năng tư tưởng có quan hệ hữu cơ với chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn. Các quy luật tri thức xã hội học chỉ có ý nghĩa khoa học và nhân văn chân chính, “đích thực” khi hướng tới phục vụ lợi ích và sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân trong quá trình phát triển xã hội văn minh. Tính tư tưởng, tính đảng, tính triết học của xhh Mac-Leenin trở nên thuyết phục hơn, hiện thực hơn khi được hình thành và phát triển trên cơ sở các bằng chứng, các phát hiện, các quy luật và các phạm trù khoa học. Nói một cách khác chức năng tư tưởng của xhh Macxit đóng vai trò là “Kim chỉ nam” định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn cho nghiên cứu xhh. Đồng thời, tính tư tưởng, tính triết học và tính khoa học của xã hội học được “ vật chất hóa” trở thành hiện thực trong quá trình thực hiện chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn. Câu 2. Những điều kiện tiền đề cho sự ra đời của xhh. + Tiền đề kinh tế - xã hội: biến đổi kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn. Xã hội học xuất hiện ở châu âu thế kỷ 19 với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Trước hết, các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ XVIII đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sức mạnh bành trướng của thương mại và công nghiệp. Dưới tác động của tự do hóa thương mạị, sản xuất... hệ thống quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị phá vỡ thay bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Hoạt động buôn bán và sản xuất được tổ chức lại theo quy mô công nghiệp lúc đầu đã xuất hiện ở Anh sau đó ở Pháp , Đức… Biến đổi kinh tế kéo theo những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội. Nông dân bị tách ra khỏi ruộng đất trở thành người làm thuê. Các hình thức tổ chức xã hội theo kiểu phong kiến trước đây bị lung lay, xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ. Ví dụ, tổ chức tôn giáo trước kia rất có thế lực nay bị mất dần vai trò và quyền lực thống trị trước sức ép của hoạt động kinh tế đang diễn ra sôi động. Tóm lại: sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong hoạt động kinh tế - xã hội của các tầng lớp giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội như vậy xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội. + Tiền đề chính trị xã hội và tư tưởng: Biến đổi chính trị xã hội và tư tưởng. Biến đổi chính trị, xã hội quan trọng nhất góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII là cuộc đại cách mạng pháp năm 1789. Cuộc cách mạng này đã không chỉ mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản. Đặc điểm chung của những thay đổi to lớn trong đời sống chính trị châu âu lúc bấy giờ là quyền lực chính trị chuyển sang tay giai cấp tư sản và một thiểu số người nắm giữ tư liệu sản xuất, điều đó dẫn tới mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt. Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội nhất là giữa giai cấp công nhân vô sản và giai cấp tư sản đã lên tới đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX – công xã Pari năm 1871, và sau này là cuộc cách mạng tháng 10 nga vĩ đại năm 1917. Các cuộc cách mạng này đã làm thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong các tầng lớp tiến bộ xã hội. Những biến động chính trị xã hội và đặc biệt là cuộc cách mạng pháp đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lịch sử xã hội học. Trước hết đó là sự kiện xã hội học ra đời ở Pháp mà không phải ở Anh, Đức hay Mỹ. Thứ 2 là các công trình của các nhà xã hội học người pháp như: Auguste comte, Durkheim, nhà xhh người Anh:Spencer… đặc biệt là nhà lý luận cách mạng và tư tưởng xã hội Karl marx…đều chịu ảnh hưởng của học thuyết xã hội chủ nghĩa pháp. Các nhà tư tưởng xã hội, Các nhà xã hội học này đã ra sức miêu tả, tìm hiểu các quá trình hiện tượng xã hội để phản ánh và giải thích đầy đủ những biến động chính trị xã hội đang diễn ra quanh họ. Hơn thế nữa một số nhà xã hội học tiến bộ đã chỉ ra con đường và biện pháp để lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xã hội. + Tiền đề về mặt lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xhh bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục hưng (khai sáng) thế kỷ XVIII. Các nhà tu tưởng Anh thường cổ vũ và bênh vực cho quyền con người nhằm biện minh cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện ở nước này. Ví dụ: Adam smith cho rằng cá cá nhân phải được tự do thoát khỏi những ràng buộc tự do bên ngoài để tự do cạnh tranh. Có như vậy cá cá nhân mới có thể tạo ra được xh tốt đẹp hơn. Các nhà triết học pháp cho rằng con người và xã hội chủ yếu bị tri phối bởi điều kiện, hoàn cảnh của xh của họ, rằng con người có các “quyền tự nhiên” nhất định mà các thiết chế xh đang vi phạm. Vì vậy, cần xóa bỏ, thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự xh mới phù hợp hơn với bản chất và nhu cầu của con người. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xhh. Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực được xem như là một thể thống nhất có trật tự, có quy luật và vì vậy có thể hiểu được, giải thích được bằng các khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu khoa học. Câu 3. Hành động xã hội là gì? So sánh giữa hành động vậy lý bản năng và hành động xã hội. Khái niệm: hành động xã hội là hành động mà chủ thể gán cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối, qua trình của nó. So sánh Hành động vật lý bản năng và HĐXH: Hành động xã hội - Hành động xh là một phản ứng gián tiếp thông qua biểu tượng. - Có sự định hướng tới người khác - HĐXH có tính mục đích, phù hợp với chuẩn mực. - HĐXH Là một bộ phận cấu thành trong HĐ sống của con người. - HĐXH bị quy định bởi nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị khác. Ví dụ: một người bắt chước hành động của người khác mà hành động đó là mốt, là mẫu mực, nếu không theo sẽ bị người khác chê cười thì hành động bắt chước đó là hành động xã hội; hay hành động ngồi trong lớp học cũng là hành động xã hội vì có sự định hướng tới người khác. Hành động vật lý, bản năng: - Hành động vật lý, bản năng sinh học là một phản ứng trực tiếp - Hầu như không có sự chi phối của ý thức - thực hiện một cách máy móc - Không có mục đích, động cơ thúc đẩy - Không chịu sự quy định của nhu cầu lợi ích. - không có sự định hướng tới người khác - không tính đến hành vi của người khác mà chỉ nhằm đến các sự vật…Ví dụ: đang chạy, vấp phải một vật cản bị ngã, đó là hành động vật lý; hoặc tay chạm phải điện – phản ứng tự nhiên là co tay lại, đó là một hành động bản năng sinh học. Câu 4: Tương tác xã hội: - Khái niệm tương tác xã hội: tương tác xã hội chỉ mối quan hệ tương hỗ lệ thuộc vào nhau của con người hay tương tác xã hội là sự tiếp xúc, giao tiếp xã hội giữa các chủ thể hành động; hay tương tác xã hội có thể được coi là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Ví dụ: tương tác trong trường học, cơ quan, gia đình. - Ý nghĩa của tương tác xã hội đối với qua trình xã hội hóa cá nhân: (Tự bịa) Câu 5: Quan hệ xã hội. - Khái niệm: Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành trên các tương tác xã hội ổn định và lặp lại. Các tương tác này mang những đặc trưng khác nhau vì vậy nó tạo thành các quan hệ xh khác nhau. - Quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình nào? Quan hệ xã hội được hình thành từ trong quá trình tương tác xã hội. Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường có mục đích, có hoạch định. Những tương tác này phải xu hướng lặp lại ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác. Nói cách khác các chủ thể hành động trong mô hình tương tác phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó. Tức là họ thực hiện gần như không có ý thức, như thói quen. Ví dụ: Hai cá nhân ngẫu nhiên gặp nhau ở bến tàu, nhà hàng v.v… dù họ có chào hỏi, trao đổi trò chuyện lần đó, nhưng lần sau gặp lại không nhận ra nhau, hoặc không tiếp tục chào hỏi… thì giữa họ chưa thể coi là mối quan hệ xã hội. Ngược lại nếu như ở những lần gặp sau các cán nhân này lại tiếp tục giao tiếp và phối hợp hành động, thì giữa họ có thể coi là có mối quan hệ xã hội. Nói tóm lại quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, lặp lại v.v. các tương tác này còn có thể mang những đặc trưng khác nhau nữa, và qua đó tạo ra các loại quan hệ xã hội khác nhau. Theo quan điểm của Marx thì quan hệ kinh tế là quan trọng nhất vì nó quyết định các quan hệ còn lại. Câu 6: Phân tích đặc trưng của tổ chức xã hôi: lấy ví dụ để phân tích - Khái niệm: trong xhh khái niệm tổ chức xã hội được hiểu là một thành tố của cơ cấu xã hội, một hệ thống các quan hệ tập hợp liên kết các cá nhân để đạt được mục đích nhất định - Ví dụ về tổ chức xã hội: ví dụ nhà trường là một tổ chức xã hội. Có các đặc trưng sau: + Đó là nhóm xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó. Ở đây chúng ta có thể thấy rõ trường học được các cấp chính quyền lập ra để phục vụ cho lợi ích xã hội và những người làm việc trong nhà trường cũng ý thức được mục đích tồn tại của nó. + nhóm xã hội được xem là tổ chức xh phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo – phục tùng, có những cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn. Nói cách khác trong các nhóm này có người nhiều quyền lực và những người ít quyền lực hơn. Họ được phân bố trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên -dưới, cao - thấp. + cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là tập hợp các vị thế vai trò. Mỗi một thành viên của tôt chức xã hội có một vị thế xác định trong nhóm. Tức là họ đã là thành viên của nhóm thì bao giờ họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, dù họ là những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực của tổ chức. Để thực hiện tốt trách nhiệm và quyền hạn (tức là vị thế) của từng thành viên, tổ chức xã hội cũng đặt ra cho những cá nhân này một tập hợp những hành vi được phép và không được phép làm. + Các vai trò của các thành viên trong tổ chức xã hội được thực hiện theo sự mong đợi của tổ chức. Nhưng nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trò này thì có thể dẫn đến sự rối loạn hoạt động, chính vì lẽ đó trong mọi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. Những quy tắc này sẽ phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ổn định. + Một loại dấu hiệu nữa của tổ chức xã hội là phần lớn các mục đích và mqh của tổ chức được chính thức và công khai hóa . Tức là không chỉ không chỉ một số người lãnh đạo tổ chức mà các thành viên của nó, thậm chí đôi khi cả những người bên ngoài, đều có thể biết đến mục đích của phần nhiều các hoạt động của tổ chức. Các tương tác giữa các thành viên và các thành viên của tổ chức với bên ngoài phần nhiều dựa trên những vị thế và vai trò của họ đã được thừa nhận một cách chính thức. Như vậy mọi nhóm xã hội thứ cấp nếu có những dấu hiệu đã phân tích kể trên được coi là những tổ chức xã hội. Câu 7: bất bình đẳng xã hội bất bình đẳng trong xã hội là hiện tượng các cá nhân, các nhóm có quyền dc hưởng và kiểm soát, chi phối các cá nhân hoặc nhóm khác trong lĩnh vực chủ yếu của xã hội hay bbd là sự ko ngang bằng nhau về quyền lợi hay lợi ích đối với những cá nhân khác trong 1 nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội. +) Cơ sở tao nên bất bình đẳng 1. Cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của cải, tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh xã hội. Cơ hội là những thực tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của một nhóm xã hội, bất kể những thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không; và đó là nguyên nhân khách quan của bất bình đẳng xã hội; 2. Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình đẳng xã hội về địa vị xã hội là do những thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Cơ sở địa vị xã hội có thể khác nhau - có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận; ví dụ, của cải, sự trong sạch về tôn giáo, địa vị chính trị, v.v... Bất kể với nguyên nhân như thế nào, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó; 3. Ảnh hưởng chính trị: bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao. Thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống. Có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị. câu 8 : Thiết chế xh là: tập hợp các giá trị chuẩn mực, quy tắc, thói quen dc áp dụng trong xã hội và dc xã hội thừa nhận. thiết chế xã hội là 1 thành tố đặc thù đảm bảo tính kế thừa và ổn định tương đối của nhưng mqh trong khuôn khổ 1 tổ chức. + đăc trưng - gia đình: là hệ thống quy định ổn định và tiêu chuẩn hóa tính giao và sự truyền chủng của con người. hình thức phor biến của nó là chế độ 1 vợ 1 chồng, với con cái trong gia đình. nằm trong thiết chế này là các thiết chế phụ thuộc như hôn nhân, nươi dưỡng trẻ em… - giáo dục: là quá trình xhh phát triển 1 cách ko chính thức ngay trong gia đình và trong môi trường văn hóa chung, và 1 cách chính thức trong tổ chức giáo dục phức tạp của xã hội. nhưng thiết chế phụ thuộc như thi cử bằng cấp,…. - chính trị: biểu hiện tập trung các lợi ích về quan hệ chính trị tồn tại trong xã hội. tổng thể các thiết chế chính trị quyết định bản chất giai cấp xã hội của hệ thống ctri xã hội, quyết định mức dân chủ hóa đời sống xã hội. - kinh tế: nhờ đó mà xã hội dc cung cấp đủ về vật chất và dịch vụ. nó bao gồm sự sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm. có nhiều thiết chế phụ thuộc như ngân hàng, quảng cáo…. - tôn giáo: biểu hiện thông qua tín ngưỡng và hình thức thờ phụng mà con ngừi thực hiện với nhau. bgio nó cũng bao gồm hệ thống luân lí và đạo đức chỉ rõ phải trái trong những khuôn mẫu tác phong. thiết chế phụ thuộc là thể thức cầu nguyện, cách tổ chức thánh lễ.. Câu 9 di động xã hội là nhưng quy phạm của các cá nhân và xã hội, theo cơ cấu xã hội, sự dich chuyển theo cơ cấu xã hội. là sự dịch chuyển vị thế xã hội của 1 người hay 1 nhóm người. +) các yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội - sự di động gắn chặt với phân tầng xã hội - trong dk kinh tế xã hội nhất định. mức độ di động là khác nhau - trình độ học vấn, những cá nhân có học vấn cao thì di động cao - cư trú an ninh, y tế, giáo dục so sánh với NT và ĐT, ở đô thị có khả năng di động tốt hơn - sự di động của nữ thấp hơn nam gioi là do yếu tố về kinh tế, do dư luận xh và quan hệ xh với nam và nữ. Câu 10 ht phân tầng xh hợp thức: dk cơ may và dk phân công lao động, điều chủ yếu ở đây là tài năg, đức độ và nhóm người cho xh pt hợp thức vận hành theo cơ chế : “làm theo năng lực hưởng theo lao động” pt hợp thức dc coi là 1 trật tự lí tưởng và công băg, nó phù hợp với khả năng đi lên của cá nhân và nhóm pt xh ko hợp thức: là sự phân chia, sắp xếp các thành viên trong xã hội, thành các tầng xã hội khác nhau dựa vào những hành vi tham nhũng, lừa gạt trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, đồng thời xu nịnh để đạt dc vị trí cao trg xã hội, mặt khác đó là sự lười biếng ỷ lại để rơi vào tình trạng nghèo đói. Việt nam thuộc Tháp hình thoi (quả trám, con quay): cả 2 nhóm giàu và nghèo đều chiếm tỷ lệ nhỏ, nhóm trung lưu chiếm đa số nằm ở phần thân tháp. Tuy nhiên, khoảng cách của 2 nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa. Teya Salat»
Từ khóa » Ví Dụ Về Xã Hội Học
-
Các Ví Dụ Về Khái Niệm Xã Hội Học Là Gì?
-
ĐỀ CƯƠNG Về XÃ HỘI HỌC - TaiLieu.VN
-
Ví Dụ Về Chức Năng Của Xã Hội Học
-
Ví Dụ Về Vai Trò Xã Hội? - TopLoigiai
-
Đề Cương ôn Thi Môn Xã Hội Học Có đáp án - Tài Liệu Text - 123doc
-
Xã Hội Học Là Gì ?
-
Câu 1. Lấy Ví Dụ Về đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học Văn Hóa ...
-
Một Số Vấn đề Nghiên Cứu Của Xã Hội Học Về Dư Luận Xã Hội
-
Ví Dụ Về De Tài Nghiên Cứu Xã Hội Học - Hỏi Đáp
-
9 Ví Dụ Về Các Nhóm Xã Hội Chia Theo Loại - Thpanorama
-
Chức Năng Nhận Thức Của Xã Hội Học Là Một Ví Dụ. Đối Tượng Và Chủ ...
-
Ví Dụ Về đề Tài Nghiên Cứu Xã Hội Học Gia đình - Blog Của Thư
-
Một Số Ví Dụ Về Tưởng Tượng Xã Hội Học Là Gì?