Xứ Huế Mộng Mơ Nổi Tiếng Về điều Gì?
Có thể bạn quan tâm
Có lẽ khi nói về Huế, mọi người sẽ nghĩ ngay tới một thành phố di sản, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá, với những cung điện, đền đài, lăng tẩm mang hơi thở cổ kính và truyền thống của một thời huy hoàng xưa kia.
Nội dung chính
- 1. Câu thơ, lời ca
- 2. Điểm tham quan
- 3. Ẩm thực
- 4. Con người
- 5. Văn hóa lễ hội
Chính vì mang đậm tính lịch sử như vậy, một vài bạn trẻ thường đánh giá Huế là thành phố buồn. Nhưng một khi hiểu rõ về Huế, bạn sẽ dễ mà đem lòng yêu thành phố mộng mơ này. Cùng Vntrip tìm hiểu những điều khiến Huế trở nên nổi tiếng ngay dưới đây nhé.
1. Câu thơ, lời ca
Có lẽ trong các thành phố của Việt Nam, chỉ xếp sau Hà Nội, thì Huế là địa danh đi vào thi ca nhạc họa nhiều hơn cả. Là kinh đô cuối cùng trong thời phong kiến, nhắc về Huế bao giờ cũng là một biển trời hoài niệm…Tuy ngày nay Huế không còn nhiều nét cổ xưa nữa nhưng những nỗi buồn, cái đẹp, cái hồn của Huế thì vẫn sống mãi với thời gian. Cái hồn của Huế luôn là đề tài khai thác bất tận của giới thi nhân.
“Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
(Hàn Mặc Tử)
Thôn Vỹ vẫn bình yên và trầm lắng như xưa. Hình: Lê Thúy Hoa
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua những lời thơ này từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường. “Đây thôn Vĩ Dạ” Hàn mặc Tử đã để lại cho đời nhiều ấn tượng đẹp về một thôn Vỹ nhẹ nhàng, trầm lắng. Hình ảnh sông Hương, núi Ngự cũng được xem như linh hồn, là biểu trưng của xứ Huế thường xuyên xuất hiện trong thi ca, khiến bất cứ ai đến Huế cũng muốn một lần được thưởng ngoạn cảnh sắc sông núi hữu tình nơi đây.
Hình ảnh sông Hương được xem như linh hồn, là biểu trưng của xứ Huế thường xuyên xuất hiện trong thi ca. Hình: Tran Tuan Viet
Đề tài con người và vùng đất Cố đô mang rất nhiều màu sắc, tính cách, góc nhìn đa dạng cũng là một trong những đề tài được các thi nhân yêu thích. Qua cảm nhận của người thi nhân, chốn kinh thành xưa được hình dung là một miền đất thơ mộng. Bạn dễ dàng bắt gặp trong lời thơ, câu ca hình ảnh tà áo dài của cô thiếu nữ đôi mươi với chiếc nón lá nghiêng vành, một tâm hồn tha thiết cùng trăng Vỹ Dạ, da diết cùng mưa Huế hay tiếng chuông Thiên Mụ ngân vang bên dòng sông Hương.
2. Điểm tham quan
Thiên nhiên ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế thật sự tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên. Nơi đây là xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế mà không thể tìm thấy ở bất cứ thành phố nào khác.
Đại Nội Huế. Hình: @iwantit_dat_way
Được định hình từ khi Huế là Kinh đô của Việt Nam thời phong kiến. Là một trung tâm chính trị – văn hóa – kinh tế… của cả nước suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc mỹ thuật kỳ vĩ nhất đất nước. Đến nay, sau gần 200 năm, quần thể di tích triều Nguyễn bao gồm các cung điện, đền đài, thành quách, lăng tẩm, các kiến trúc chùa chiền, nhà thờ…vẫn giữ nguyên nét uy nghi, cổ kính của triều đại phong kiến cuối cùng. Tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Lăng Minh Mạng. Hình: @nofoodphobia
Bên trong lăng Khải Định. Hình: @zorymory
Nhắc đến Huế, chắc chắn ai cũng biết đến Đại Nội Huế mang nét đẹp kiến trúc đỉnh cao thời đại phong kiến triều đình Nguyễn; các công trình kiến trúc lăng tẩm như lăng Khải Định – công trình có sự kết hợp và giao thoa giữa kiến trúc Đông – Tây, lăng Minh Mạng – một trong những lăng mộ có diện tích lớn nhất trong các lăng ở Huế, hay lăng Lăng Tự Đức với vẻ đẹp nhã nhặn của lối kiến trúc Nho giáo; cùng với đó là chùa Thiên Mụ, cung An Định,… Tất cả khiến Huế trở nên vô cùng đặc biệt.
Cung An Định. Hình: @tranquangdai
3. Ẩm thực
Dù bạn là người “sành ăn” hay không thì đều sẽ mê mẩn với những món ăn Huế ngay từ lần đầu tiên. Có thể nói, người Huế đến với ẩm thực không theo cái nghĩa sinh học giản đơn, mà thưởng thức bằng cả khứu giác, thị giác và cả… thính giác. Món ăn Huế có hương vị rất rõ ràng và đậm đà, từ mặn, ngọt, béo, bùi đến chua, chát, đắng, cay, vị nào luôn rõ vị ấy.
Ẩm thực cung đình Huế. Hình: Sưu tầm
Nhiều món ăn Huế được trau chuốt về hình thức và nội dung bởi trước kia, đó là những món ăn được dâng lên vua chúa. Các món ăn dâng lên lớp thượng lưu lúc bấy giờ phải là những món ăn được chọn lọc, có cách chế biến tinh tế. Tuy vậy, ẩm thực Huế vẫn mang một nét gì đó vô cùng dân dã. Bạn có thể bắt gặp món cơm Hến ngon nhất ở Huế với sự kết hợp giữa cơm trắng để nguội, thịt hến, tóp mỡ chiên giòn và các loại phụ gia,…, hay những món ăn dân dã và bình dị như bún bò, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh khoái….các món chè như chè sen, chè thịt heo quay, chè hạt lựu… Dường như qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, tất cả các món ăn đã được thổi vào cái hồn và mang một hương vị đặc biệt khó quên.
Bún bò Huế – món ăn nổi tiếng nhất định phải thưởng thức khi đến Huế. Hình: Sưu tầm
Món cơm hến bình dị, dân dã. Hình: Vinh Gấu
Các loại bánh Huế – bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ướt,… Hình: Sưu tầm
Không chỉ vậy, sẽ thật là thiếu sót nếu nói nhiều về món ăn Huế mà không nhớ đến món ăn chay. Vì xưa nay ai cũng biết đến Huế đã từng có một thời gian dài Phật Giáo trở thành quốc giáo. Cả một lớp quý tộc ăn chay nên các món ăn chay ở Huế rất phong phú, lên đến 125 món. Các món ăn chay ở Huế cũng được làm cầu kỳ và ngon không kém món ăn mặn.
Ẩm thực chay ở Huế vô cùng đa dạng. Hình: Sưu tầm
4. Con người
Đặt chân lên đất Huế, bạn sẽ cảm thấy rất ấn tượng không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm… mà sẽ còn bị “cuốn hút” bởi con người Huế với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ếp, với giọng nói “dạ, thưa” đến say lòng.
Người Huế kín đáo nhưng vô cùng thân thiện. Hình: Lê Văn Anh Tài
Người Huế ít nói, sống luôn giữ kẽ và hết sức kín đáo trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày, họ thường giấu kín những khó khăn riêng của mình trước bạn bè, không để điều to tiếng, chuyện buồn đối với khách khứa láng giềng. Tuy sống kín đáo, e ấp, nhưng người Huế lại vô cùng thân thiện và mến khách. Người Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác, bạn sẽ cảm nhận được sự quan tâm, hỏi han giúp đỡ tận tình của người dân xứ Huế, tạo nên một vẻ đẹp cho vùng đất du lịch Huế.
Người Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác. Hình: Lê Văn Anh Tài
Nói riêng về con gái Huế, thật sự khó ở đâu có được những người con gái tuân thủ phép tắc như con gái Huế. Từ lâu đời, những phép tắc trong đời sống hàng ngày đã in đậm và trong suy nghĩ của con gái Huế, từ cách đi đứng, quy luật của gia đình, cách ăn uống…
Con gái Huế dịu dàng, thùy mị. Hình: Sưu tầm
Người con gái Huế từ lâu đã nổi tiếng dịu dàng với giọng nói “dạ, thưa” đến say lòng người nghe. Con gái Huế đi lại nhẹ nhàng và ăn nói nhỏ nhẹ, từ tốn không vồ vập, hấp tấp. Nay hòa cùng nhịp sống hiện đại, con gái Huế đã có ít nhiều thay đổi, nhưng dường như mỗi người con gái Huế đều mang trong mình một nét gì đó rất đỗi kín đáo và e ấp và rất truyền thống của người phụ nữ xưa, đó có thể là cốt cách cung đình, dòng máu hoàng tộc mà không thể lẫn vào đâu được.
5. Văn hóa lễ hội
Lễ hội cũng là một trong những điểm nhấn khi nhắc về Huế. Đối với người dân xứ Huế, văn hóa lễ hội đã trở thành truyền thống. Tuy không phong phú như miền Bắc, nhưng lễ hội ở Huế cũng vô cùng đa dạng, giữ trọn vẻ đẹp trang nhã và yên bình. Ở đó, nét đẹp lễ hội xa xưa vẫn được giữ gìn nhưng vẫn đi theo đúng tinh thần của thời đại. Lễ hội Huế có hai loại: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về “lễ” hơn “hội”, hầu hết là những đại lễ của triều đình như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo.
Lễ tế đàn Nam Giao. Hình: Sưu tầm
Lễ hội dân gian thì gồm nhiều loại rất phong phú. Khi mùa xuân đến trở về các làng quê đất Cố đô, bạn sẽ được hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa để cùng hòa chung niềm vui ngày hội. Trong đó không thể không kể đến như các lễ hội đu tiên ở Điền Hòa, vật Thủ Lễ ở xã Quảng Phước (Quảng Điền), vật làng Sình ở Phú Mậu (Phú Vang)… Tất cả đều còn giữ nguyên nét đẹp tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh đã tồn tại hàng trăm năm qua. Mỗi lễ hội đều thể hiện nét đẹp văn hóa, với mơ ước mang những điều may mắn tới mọi người.
Lễ hội vật làng Sình ở Phú Mậu (Phú Vang). Hình: Sưu tầm
Ngoài ra, văn hóa lễ hội Huế vẫn đang được bảo tồn và phát triển với nhiều phương thức, trong đó phải kể tới đó là Festival Huế và Festival nghề truyền thống Huế. Đây là hai lễ hội mang đậm thương hiệu Huế, là cơ hội để bạn thưởng thức sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, trải nghiệm những sắc màu của nghệ thuật, văn hóa và là cơ hội đắm mình trong không gian của một đô thị cổ kính, nhưng vẫn mang nét đẹp văn minh của một di sản.
Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần. Hình: Hue, truly Vietnam
Đây là cơ hội để bạn thưởng thức sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại. Hình: Sưu tầm
“Trăm nghe không bằng một thấy”, nếu bạn đã trót yêu đất cố đô xinh đẹp này rồi thì còn chần chừ gì nữa mà không chuẩn bị một lịch trình đến đây, và trải nghiệm những điều thú vị kể trên thôi nào!
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế từ A-Z cho người mới
Từ khóa » Hình ảnh Về Xứ Huế
-
Những Hình ảnh đẹp Hút Hồn Của Xứ Huế Mộng Mơ | VOV.VN
-
Chùm ảnh đẹp Về Phong Cảnh Xứ Huế Mộng Mơ - YCN Media
-
Hình ảnh Tuyệt đẹp Về Xứ Huế đầu Thập Niên 1950 - Pinterest
-
100+ Hình ảnh đẹp Xứ Huế
-
Ảnh đẹp Huế-Khám Phá Huế - Mang Huế đến Với Mọi Người
-
Chùm ảnh đẹp Về Xứ Huế Mộng Mơ | IZdesigner
-
Chùm Ảnh Đẹp Về Xứ Huế Buồn Mặc Trầm Và Lãng Mạn
-
Những Hình ảnh đẹp Hút Hồn Của Xứ Huế Mộng Mơ
-
Những Hình ảnh đẹp Hút Hồn Của Xứ Huế Mộng Mơ - Doanh Nghiệp
-
Lạc Bước Trước Vẻ đẹp Bình Yên ở Thôn Vĩ Dạ Xứ Huế - Vinpearl
-
Sông Hương Huế - Khám Phá Vẻ đẹp Thơ Mộng Của Kinh Thành Huế
-
Hình ảnh Thiên Nhiên Và Con Người Xứ Huế Qua Bài Đây Thôn Vĩ Dạ
-
Một Số Hình ảnh Về Huế | Tiếng Sông Hương