Xử Lý Cấp Cứu Khi Chó Bị Cảm Nóng, Cảm Nắng - VietDVM

Với thời tiết mùa hè như ở Việt Nam thì chó rất dễ bị mắc cảm nóng hoặc cảm nắng, đặc biệt là chó mới được nhập về từ nước ngoài nơi có điều kiện khí hậu ôn đới hoặc lạnh như Châu Âu. Một số giống chó có cấu tạo giải phẫu mà đường hô hấp ngắn hoặc xoang mũi ngắn như Pug, Bull Pháp, Bully, Chi hua hua… có nguy cơ mắc cao dù ở điều kiện nuôi bình thường vào mùa hè nóng.

Trong thực tế cũng như thông tin từ các bạn nuôi đến và trang trại chó giống thì việc gặp phải cảm nắng, cảm nóng là vấn đề cấp bách khi nhiệt độ môi trường cao hoặc oi nóng. Do đó việc cấp cứu ban đầu sao cho đúng cách rất quan trọng.

cam-1

Chó Bull pháp - giống chó rất dễ bị cảm nóng, cảm nắng

Bạn có muốn xem thêm ?
  • Làm gì khi chó ăn phải bả?
  • Cấp cứu hồi sức cho cún trong trường hợp nguy cấp.
  • 8 điều bạn có thể làm để bảo vệ cún yêu trong mùa hè

Bước đầu để phân biệt cảm nóng và cảm nắng chúng ta có thể hiểu như sau:

Cảm nắng: thường xảy ra vào mùa hè, những ngày nắng gắt. Khi chó vận động, chơi đùa hay thả dưới trời nắng to, ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp lên đỉnh đầu làm cho sọ và hành tủy nóng lên ảnh hưởng đến não và màng não gây trở ngại đến cơ năng của hệ thần kinh.

Hay gặp trong các trường hợp chó tham gia các sự kiện ngoài trời hay tập luyện khi nắng nóng…

Cảm nóng: thường xảy ra khi điều kiên khí hậu nóng khô làm cho quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và môi trường bên ngoài gặp khó khăn dẫn đến tích nhiệt trong cơ thể gây ảnh hưởng đến trung ương thần kinh làm rối loạn trung khu điều hòa thân nhiệt.

Hay gặp trong các trường hợp nhiệt độ quanh chó quá cao khi nuôi nhốt, vật chuyển hoặc thả ( có thể trên 34°C). Chênh lệch nhiệt độ quá lớn khi chuyển từ nơi này sang nơi khác, như từ phòng điều hòa ra ngoài trời nóng, từ trong ô tô điều hòa ra ngoài nắng nóng.

Ở điều kiện sức khỏe bình thường các chỉ tiêu sinh lý cơ bản của chó dao động trong khoảng:

Một số chỉ tiêu sinh lý bình thường của chó
Thân nhiệt 38 - 39,2ºC
Tần số hô hấp 18 - 34 lần/phút với chó trưởng thành
Nhịp hô hấp 14 - 22 lần/phút với chó trưởng thành
Mạch đập 70 - 120 lần/phút với chó trưởng thành

Tùy từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau mà chúng ta phải cấp cứu nhanh hoặc có thời gian đưa tới phòng khám thú y, Ở đây ta đề cập đến những trường hợp mà chú chó có những biểu hiện cấp mà cần nhanh chóng cấp cứu tại chỗ.

Biểu hiện ban đầu dễ nhận biết

- Chó có biểu hiện lè lưỡi cùng tiếng thở “khó to rõ”, nhịp hô hấp tăng nhanh. Nghe có âm thanh khò khè liên tục theo nhịp hô hấp.

- Loạng choạng, mất kiểm soát.

- Mạch nhanh.

- Mắt căng đỏ, không chớp, đồng tử mở rộng.

- Có thể các chân co cứng, duỗi thẳng.

- Chó nằm như liệt không đi lại.

Khi phát hiện những triệu chứng trên ta phải xử lý nhanh như sau:

Giảm thân nhiệt khẩn cấp bằng cách:

- Đưa nhanh vào chỗ mát ( bóng cây xanh, trong bóng dâm, hoặc phòng mát).

- Làm mát bằng cách: dùng nước mát hoặc đá lạnh chườm nhanh vào phần trán và đầu đồng thời chườm mát toàn thân, đệm bàn chân, bụng … đặc biệt phần đầu liện tục chườm đá lạnh. Có thể bọc đá lạnh hoặc thấm ướt vào khăn vải để chườm.

Đồng thời làm cùng thao tác: dùng vật sắc nhọn như: kim châm cứu hoặc kim khâu, dao nhọn… châm (rạch) chảy máu tại các vị trí sau:

cam-2

Huyệt Sơn Căn vị trí cần trích máu

cam-3

Huyệt Nhĩ Tiêm vị trí cần trích máu

cam-4

Huyệt Vĩ Tiên vị trí cần trích máu

Lưu ý: châm chảy máu hoặc rạch đủ để nặn máu chảy theo giọt, nặn chảy máu nhiều lần, vị trí châm và rạch cần cố gắng được làm sạch trước khi thao tác.

Điều này được giải thích như sau:
  • Khi mắc phải bệnh cơ thể con vật bị rối loạn sản nhiệt và thải nhiệt dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường mất kiểm soát, sinh lý cơ thể bất bình thường: nhịp tim tăng cao, áp lực máu lên não rất lớn điều này dễ làm con vật đột quỵ hoặc có thể ảnh hường một vùng nào đó của thần kinh mà hậu quả không mong muốn là di chứng bại liệt sau này. Do vậy việc châm chảy máu là cần thiết để giảm áp lực, giảm nhiệt của máu trong huyết quản. Vị trí được ưu tiên lựa chọn chích chảy máu là: huyệt Sơn Căn được châm chảy máu là gần với não, huyệt Vĩ Tiên nằm cùng trục với cột sống.

Nhiều trường hợp quá cấp còn có thể cắt bỏ một đoạn cuối phần đuôi, hoặc tai để giúp cho hạ nhiệt trong máu nhanh hơn. Phương pháp này thường ít dùng.

Chúng ta vẫn tiếp tục thao tác làm mát cơ thể con vật tới khi các triệu chứng bất thường giảm đi rõ rệt hoặc hết hẳn. Trên thực tế nhiều trường hợp đã được cứu sống bằng phương pháp trên, thông thường là mất khoảng 1-3 giờ đồng hồ con vật mới tỉnh táo và trở lại yên tĩnh: nhịp thở nhẹ nhàng, nằm tự nhiên, không còn tiếng khò khè liên tục do hô hấp phát ra, nhiệt độ đo tại trực tràng còn 37,9 - 39,9°C.

Sau khi qua được cơn nguy hiểm chúng ta nên có những chú ý trong chăm sóc như sau:

Tạo mọi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng sao cho: thoáng mát, tránh nắng nóng. Với chú ý: khi con vật đã mắc cảm nóng cảm nắng thì có nguy cơ dễ mắc lại.

Cho ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, có thể như: cháo, sữa… giúp con vật nhanh chóng lấy được dinh dưỡng có năng lượng chống stress mắc phải.

Đặc biệt: đường Glucoza sẽ rất tốt trong trường hợp này, nên nhanh chóng hòa cũng nước cho con vật uống sau khi giảm triệu chứng.

Nếu nhà có nhiều con vật khác hoặc tiếng ồn nên chuyển con vât bị cảm nóng cảm nắng đến nơi yên tĩnh.

Có thể sử dụng thuốc bổ qua đường tiêm như: Các vitamin nhóm B, các chất điện giải . . .

Có thể truyền dịch bù nước và chất điện giải cho cơ thể con vật nhưng cần tham khảo ý kiến bác sỹ thú y trong từng trường hợp cụ thể.

Bạn có muốn xem thêm ?
  • Tắm cho thú cảnh đúng cách.
  • Làm đẹp cho thú cưng tại nhà.
  • Phòng chống cảm nóng mùa hè cho chó.

Machiko.NQT

Từ khóa » Chó Bị Say Nắng Phải Làm Sao