Xử Lý Chênh Lệch Tỷ Giá Hối đoái Theo Thông Tư 179 đã Hướng đến ...
Có thể bạn quan tâm
Thông tư 201 tồn tại đã có sự không thống nhất với chuẩn mực kế toán VAS 10 về xử lý chênh lệch TGHĐ. Điều này gây lúng túng cho các bên, đối với doanh nghiệp khó khăn khi lập báo cáo tài chính cuối kỳ, đối với kiểm toán khó khăn khi thực hiện công việc kiểm toán. Còn đối với ngành thuế gặp khó khăn trong việc thanh tra thuế doanh nghiệp, bởi việc ghi nhận hay không ghi nhận vào doanh thu hay chi phí có thể làm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp đang lãi trở thành lỗ hoặc ngược lại. Theo Thông tư 201/2009 khi xử lý chênh lệch tỷ giá đánh giá vào cuối năm thì phân chia làm hai trường hợp ngắn hạn và dài hạn đối với các khoản mục tiền tệ, nợ phải thu, nợ phải trả… có gốc ngoại tệ. Nếu là trường hợp ngắn hạn thì sẽ không kết chuyển vào 515 và 635 sau khi bù trừ chênh lệch tăng giảm chênh lệch tỷ giá khi đánh giá vào cuối niên độ trên tài khoản 413. Sẽ treo số dư tài khoản này trên bảng cân đối kế toán và sang đầu năm sau ghi bút toán ngược, xóa số dư.Nếu là trường hợp đánh giá ngoại tệ dài hạn cho các khoản mục trên 1 năm, thì sẽ kết chuyển vào 635 và 515 sau khi bù trừ chênh lệch tăng giảm trên tài khoản 413.Thông tư 201/2009 tồn tại gây khó khăn và rườm rà cho người làm kế toán là vì rất khó để phân biệt được đâu là nợ ngắn hạn và đâu là nợ dài hạn cho từng nhà cung cấp, khách hàng nếu công ty có số lượng nhà cung cấp, khách hàng lớn và thường xuyên có quan hệ mua bán với các đối tác nước ngoài.Thông tư 179/2012 đã có một số điểm chung, thống nhất với VAS 10 và IAS ở một số điểm sau:1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của DN mới thành lập, chưa đi vào hoạt động. Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm trên 413) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.2. Chênh lệch tỷ giá thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả đầu tư xây dựng hình thành TSCĐ của DN đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giao dịch các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính.3. Các khoản chênh lệch đánh giá số dư ngoại tệ các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ, sau khi bù trừ chênh lệch tăng hoặc giảm trên tài khoản 413. Số dư cuối kỳ trên tài khoản 413 sẽ được kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính. Việc xử lý chênh lệch tỷ giá vào cuối năm tài chính đối với thời kỳ giải thể và thanh lý được đưa vào chi phí thanh lý hoặc thu nhập thanh lý doanh nghiệp.Và một điểm cần lưu ý, theo QĐ 15/2006 thì người làm kế toán có quyền chọn lựa hạch toán theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố hay tỷ giá giao dịch tại ngân hàng mở tài khoản giao dịch khiến dẫn đến nhiều tranh cãi và bất cập trong thực tiễn khi vận dụng tỷ giá qui đổi ra đồng Việt Nam, phục vụ cho hạch toán sổ sách. Thì nay, thông tư 179/2012 nêu rõ hơn, cụ thể hơn, là hạch toán theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Và trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản nhiều ngân hàng khác nhau, thì có thể thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân của các ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.Về các khoản lỗ CLTGHĐ do đánh giá lại cuối kỳ cũng đã gỡ bỏ đi sự bối rối, tranh cãi trong việc xác định chi phí được trừ hay không được trừ. Theo thông tư 179 thì việc xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chênh lệch tỷ giá thì thực hiện theo qui định các văn bản pháp luật về thuế TNDN, tức là chỉ có lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá do việc đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ mới được tính vào thu nhập chịu thuế hoặc khấu trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN (theo thông tư 123/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp). Hay có thể hiểu, khi đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán (trừ các khoản nợ phải trả) theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi DN mở TK thì không được tính vào thu nhập, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Còn thông tư 201/2009 thì các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá này sẽ đưa vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.Như vậy, sau khi thông tư 179 có hiệu lực thì một số điểm bất cập về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được hoàn thiện, gỡ bỏ sự tranh cãi giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và thông tư hướng dẫn trước đây. Đồng thời cũng cho thấy sự thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo tiền đề thu hẹp dần khoảng cách giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế./.Theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 71 (T9/2013)
Từ khóa » Chênh Lệch Tỷ Giá Hối đoái Chưa Thực Hiện
-
Kế Toán Chênh Lệch Tỷ Giá - Trung Tâm GEC
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Chênh Lệch Tỷ Giá Hối đoái, Cách Xác định Tỷ ...
-
Cách Hạch Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Hối đoái - Đại Lý Thuế Việt An
-
Hệ Thống Tài Khoản - 413. Chênh Lệch Tỷ Giá Hối đoái.
-
Các Quy định Về Hạch Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Theo Thông Tư 200 - Bravo
-
Khoản Lỗ Do Chênh Lệch Tỷ Giá Có Tính Vào Chi Phí được Trừ?
-
Chênh Lệch Tỷ Giá Chưa Thực Hiện
-
Chênh Lệch Tỷ Giá Khi Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp - Gonnapass
-
[DOC] Một Số Trao đổi Về Kế Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Theo Quy định Hiện Hành
-
Chuẩn Mực Số 10: Ảnh Hưởng Của Việc Thay đổi Tỷ Giá Hối đoái
-
Đánh Giá Chênh Lệch Tỷ Giá Cuối Năm Tài Chính Và Cách Hạch Toán
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 413 Chênh Lệch Tỷ Giá Hối đoái Theo Thông ...
-
Tỷ Giá Hối đoái Và Phương Pháp Hạch Toán
-
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 10 ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI TỶ GIÁ ...