Xử Lý Chuỗi Trong Java - Lập Trình Từ Đầu

1. Xác định độ dài chuỗi trong Java

Chuỗi trong Java là một đối tượng, chứa các phương thức có thể thực hiện các thao tác nhất định trên chuỗi. Ví dụ, độ dài của một chuỗi có thể được tìm thấy bằng phương thức length()

Cú pháp int length = tên_chuỗi.length();

Ví dụ:

class Main { public static void main(String[] args) { String txt = "ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ"; System.out.println("Độ dài chuỗi txt là: " + txt.length()); } }

Kết quả

Độ dài chuỗi txt là: 26 2. Nối chuỗi trong Java

Toán tử + có thể được sử dụng giữa các chuỗi để kết hợp chúng. Điều này được gọi là nối chuỗi trong Java.

Ví dụ:

class Main { public static void main(String args[]) { String firstName = "Thành"; String lastName = "Nguyễn"; System.out.println(firstName + " " + lastName); } }

Kết quả

Thành Nguyễn

Tuy nhiên ta cũng có một cách khác để nối 2 chuỗi. Đó là sử dụng dùng phương thức concat()

Cú pháp : String string3 = string1.concat(String string2);

Ở đây hàm có tác dụng nối chuỗi string2 vào string1 và trả về chuỗi string3 .

Ví dụ:

class Main { public static void main(String[] args) { String firstName = "Thành "; String lastName = "Nguyễn"; System.out.println(firstName.concat(lastName)); } }

Kết quả

Thành Nguyễn 3. Tìm một ký tự của chuỗi trong Java

Phương thức indexOf() trả về chỉ mục (vị trí) của lần xuất hiện đầu tiên của một văn bản được chỉ định trong một chuỗi (bao gồm cả khoảng trắng). Và đặc biệt Java đếm bắt đầu từ 0. Tức là 0 là vị trí đầu tiên trong một chuỗi, 1 là thứ hai, 2 là thứ ba … Ví dụ một chuỗi có chiều dài là 10 thì chỉ số của các ký tự trong chuỗi đó sẽ được đánh số từ 0 đến 9.

Cú pháp :

  • Tìm chỉ số của một ký tự : string.indexOf(int ch, int fromIndex)
  • Tìm chỉ số của một chuỗi con : string.indexOf(String str, int fromIndex)

Trong đó:

  • ch – ký tự có chỉ số bắt đầu được tìm thấy
  • str – chuỗi có chỉ số bắt đầu được tìm thấy
  • fromIndex (option) – nếu fromIndex được truyền, ký tự ch (hay str ) được tìm kiếm bắt đầu từ chỉ số này

Ví dụ:

class Main { public static void main(String[] args) { String txt = "Bạn đang học lập trình Java tại Laptrinhtudau.com"; System.out.println(txt.indexOf("Java")); } }

Kết quả

23 4. So sánh chuỗi trong Java

Phương thức compareTo() so sánh về mặt từ vựng (theo thứ tự từ điển) và dựa trên thứ tự của mỗi ký tự trong chuỗi.

Cú pháp : string.compareTo(String str)

Trong đó str là chuỗi được so sánh. Kết quả trả về sẽ là

  • Hàm trả về 0 nếu chuỗi bằng nhau
  • Hàm trả về một số nguyên âm nếu chuỗi đứng trước chuỗi được so sánh trong từ điển
  • Hàm trả về một số nguyên dương nếu chuỗi đứng sau chuỗi được so sánh

Ví dụ:

class Main { public static void main(String[] args) { String str1 = "Learn Java"; String str2 = "Learn Java"; String str3 = "Learn PHP"; int result; /*so sánh str1 với str2*/ result = str1.compareTo(str2); System.out.println("Kết quả so sánh của chuỗi str1 và str2 là: " + result); // ->> kết quả bằng 0 /*so sánh str1 với str3*/ result = str1.compareTo(str3); System.out.println("Kết quả so sánh của chuỗi str1 và str3 là: " + result); // ->> kết quả bằng 7 /*so sánh str3 với str1*/ result = str3.compareTo(str1); System.out.println("Kết quả so sánh của chuỗi str3 và str1 là: " + result); // ->> kết quả bằng -7 System.out.println("---------------------------------------"); System.out.println("Bài học này được học tại laptrinhtudau.com"); } }

Kết quả

Kết quả so sánh của chuỗi str1 và str2 là: 0 Kết quả so sánh của chuỗi str1 và str3 là: -6 Kết quả so sánh của chuỗi str3 và str1 là: 6 --------------------------------------- Bài học này được học tại laptrinhtudau.com 5. Lấy vị trí xuất hiện đầu tiên và cuối cùng của một chuỗi trong chuỗi khác.

Ta sẽ sử dụng indexOf() để lấy vị trí xuất hiện đầu tiên của một chuỗi trong chuỗi khác. Còn sử dụng lastIndexOf() để lấy vị trí xuất hiện cuối cùng của một chuỗi trong chuỗi khác.

Cú pháp :

  • IndexOf() : int result = string1.indexOf(String string2);
  • lastIndexOf : int result = string1.lastIndexOf(String string2);

Hàm trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi string2 trong string1 . Nếu chuỗi string2 không có trong chuỗi string1 thì kết quả trả về result = -1.

Ví dụ:

class Main { public static void main(String[] args) { int result; String string1 = "Học lập trình lại laptrinhtudau học lập trình từ số 0"; String string2 = "laptrinhtudau"; result = string1.indexOf(string2); System.out.println("Vị trí đầu tiên xuất hiện chuỗi " + string2 + " trong chuỗi " + string1 + " = " + result); } }

Kết quả

Vị trí đầu tiên xuất hiện chuỗi laptrinhtudau trong chuỗi Học lập trình lại laptrinhtudau học lập trình từ số 0 = 18 6. Thay thế một chuỗi trong Java

Phương thức replace() được sử dụng để thay thế một chuỗi các ký tự này bằng chuỗi các ký tự khác. Phương thức replace() thường được sử dụng trong các trường hợp cần thay thế hàng loạt các chuỗi ký tự giống nhau trong chuỗi.

Cú pháp

  • Thay thế một ký tự : string.replace(char oldChar, char newChar)
  • Thay thế một chuỗi con : string.replace(CharSequence oldText, CharSequence newText)

Trong đó :

  • oldChar – ký tự được thay thế trong chuỗi.
  • newChar – các ký tự phù hợp được thay thế bằng ký tự này.
  • oldText – chuỗi con được thay thế trong chuỗi.
  • newText – các chuỗi con phù hợp được thay thế bằng chuỗi này.

Phương thức replace() trả về một chuỗi mới sau khi đã thay thế.

Ví dụ:

class Main { public static void main(String[] args) { /* ví dụ thay thế một chuỗi con trong chuỗi */ String str1 = "Chào mừng các bạn đến với laptrinhtudau.com"; // sử dụng phương thức replace để thay thế tất cả chuỗi "Chào mừng" bằng Welcome System.out.println("Chuỗi sau khi thay thế: "+str1.replace("Chào mừng", "Welcome")); // sử dụng phương thức replace để thay thế tất cả chuỗi "với" bằng "trang" System.out.println("Chuỗi sau khi thay thế: "+str1.replace("với", "trang")); } }

Kết quả

Chuỗi sau khi thay thế: Welcome các bạn đến với laptrinhtudau.com Chuỗi sau khi thay thế: Chào mừng các bạn đến trang laptrinhtudau.com 7. Loại bỏ khoảng trắng của chuỗi trong Java

Phương thức trim() thường được sử dụng trong trường hợp chúng ta muốn loại bỏ khoảng trắng ở đầu và cuối chuỗi. Làm cho chuỗi gọn gàn và không bị thừa bất kì khoảng trắng nào.

Cú pháp : string.trim()

Ở đây, string là một đối tượng của lớp String. Hàm sẽ trả về khoảng trắng ở đầu hoặc cuối bị xóa. Nhưng nếu không có khoảng trắng ở đầu hoặc cuối, nó trả về chuỗi ban đầu.

Ví dụ:

class Main { public static void main(String[] args) { //khai báo hai chuỗi với các khoảng trắng ở đầu và ở cuối (tính cả "\n") String str1 = " Học Java tại laptrinhtudau.com "; String str2 = "Học Java tại đây\n\n "; //sử dụng phương thức trim() để bỏ khoảng trắng ở đầu và cuối và hiển thị ra màn hình System.out.println("Chuỗi str1: " + str1.trim()); System.out.println("Chuỗi str2: "+str2.trim()); } }

Kết quả

Chuỗi str1: Học Java tại laptrinhtudau.com Chuỗi str2: Học Java tại đây 8. Lấy một chuỗi con từ chuỗi cha trong Java

Phương thức substring() thường được sử dụng khi chúng ta cần lấy một chuỗi con nào đó trong một chuỗi ban đầu.

Cú pháp : string.substring(int startIndex, int endIndex)

Trong đó :

  • startIndex – chỉ số ban đầu.
  • endIndex (option) – chỉ số kết thúc.

Hàm sẽ trả về một chuỗi con bắt đầu bằng ký tự ở startIndex đến ký tự ở chỉ số endIndex1. Nếu endIndex không được truyền, chuỗi con bắt đầu ở startIndex đến cuối chuỗi. Nhưng lỗi sẽ xảy ra nếu

  • startIndex / endIndex âm hoặc lớn hơn độ dài của chuỗi.
  • startIndex lớn hơn endIndex .

Ví dụ:

class Main { public static void main(String[] args) { /* ví dụ sử dụng phương thức substring nhưng chỉ truyền vào chỉ số bắt đầu */ String str1 = "Laptrinhtudau.com"; //trích xuất chuỗi từ vị trí thứ 0 đến hết chuỗi System.out.println(str1.substring(0)); //trích xuất chuỗi từ vị trí thứ 3 đến hết chuỗi System.out.println(str1.substring(3)); } }

Kết quả

Laptrinhtudau.com trinhtudau.com

Từ khóa » Gán Chuỗi Trong Java