Xử Lý Hóa đơn Viết Sai Theo Điều 20 Thông Tư 39/2014/TT-BTC

Viết sai hóa đơn giá trị gia tăng là lỗi thường gặp của các kế toán khi mới hành nghề do còn nhiều lúng túng hoặc do thông tin được cung cấp để viết hóa đơn chưa chính xác. Vậy xử lý hóa đơn GTGT viết sai như thế nào là băn khoăn của không ít người làm kế toán. Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý hóa đơn viết sai theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC để phù hợp với luật thuế mới nhất và các văn bản pháp quy hiện nay

Xử lý hóa đơn viết sai theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC

1. Xử lý hóa đơn viết sai nhưng chưa xé khỏi cuống

Trường hợp này khá đơn giản, kế toán viên chỉ cần gạch bỏ các liên và lưu lại hóa đơn GTGT đó tại cuống, sau đó lập hóa đơn GTGT mới là xong.

2. Xử lý hóa đơn viết sai và đã xé khỏi cuống

Trường hợp 1:  khi hóa đơn đã lập và đã xé khỏi cuống giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, dịch vụ hoặc người bán và người mua chưa kê khai thuế. Lúc này cả hai bên lập biên bản thu hồi các liên của hóa đơn đã lập sai. Sau khi thu hồi hóa đơn bên bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập hóa đơn mới

Trường hợp 2: hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế.

– Khi sai ngày tháng, tên công ty, mã số thuế, địa chỉ…., nhưng không ảnh hưởng tới số tiền thuế giá trị gia tăng.

Lúc này bên bán và bên mua lập hóa đơn biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai, và hóa đơn điều chỉnh.

Trên biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai ghi rõ nội dung sai, nội dung điều chỉnh, số hóa đơn, ký hiệu….

Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn điều chỉnh, Bên bán kê khai hóa đơn điều chỉnh đó vào bảng kê bán ra PL 01- 1/GTGT. Bên mua kê vào PL 01-2/GTGT của HTKK (Lưu ý chỉ tiêu Doanh thu và thuế GTGT để bằng 0)

– Nếu sai sót ảnh hưởng đến số thuế GTGT

Lúc này hai bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai, ghi rõ điều chỉnh tăng, giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất GTGT,… Lưu ý: Không được ghi số (-) ở hóa đơn điều chỉnh.

Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn điều chỉnh, Bên bán kê khai hóa đơn điều chỉnh đó vào bảng kê bán ra PL 01- 1/GTGT. Bên mua kê vào PL 01-2/GTGT của HTKK

Lưu ý:

  • Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm khi kê khai phần mềm HTKK báo đỏ nhưng không ảnh hưởng tới việc lưu và kết xuất.
  • Để tránh tình trạng này xảy ra các kế toán viên nên tu bổ thêm về kiến thức kế toán của mình qua các khóa học kế toán online. Ở đây, để tìm hiểu về các hóa đơn GTGT thì khóa học thực hành kế toán thuế sẽ là khóa học kế toán mà bạn nên tham khảo

Từ khóa » Theo điều 20 Thông Tư 39/2014/tt-btc